Dùng vũ khí địch từng tấn công để bảo vệ Trường Sa
Sau năm 1975, quân ta đã thu được rất nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay, tàu chiến hiện đại từ Quân đội Sài Gòn.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn.
Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa.
Theo số liệu, Quân đội Sài Gòn gồm có 1,35 triệu quân, được trang bị gần 400 xe tăng và trên 1.500 xe bọc thép, 1.500 khẩu pháo kéo và pháo tự hành…
Sau chiến thắng 30/4/1975, quân ta đã thu giữ được một số loại vũ khí (không rõ số liệu cụ thể) như:
Xe tăng hạng nhẹ M41; xe tăng chiến đấu hạng trung M48; xe bọc thép chở quân M113; xe bọc thép trinh sát V-150; xe bọc thép chỉ huy M577…
Trang bị pháo binh, quân ta thu giữ được lựu pháo 105mm, M114 155mm và pháo tự hành M107 175mm.
Video đang HOT
Xe bọc thép chở quân M113
Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính Sài Gòn khoảng 1 triệu khẩu M-16. Vì thế, số lượng mà ta thu giữ được chắc chắn không hề nhỏ.
Về máy bay, ở thời điểm cao nhất, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam có 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5A/E, 594 trực thăng vận tải UH-1…).
Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay, trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay.
Tiêm kích F-5E trong Không quân Nhân dân Việt Nam
Với số máy bay mới này, không quân ta sau 1975 đã thành lập được thêm một số trung đoàn không quân phục vụ việc bảo vệ Tổ quốc.
Tàu vận tải đổ bộ HQ-505 được sử dụng trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988
Về tàu chiến, dù số lượng thu được không nhiều nhưng có một vài loại tàu lớn ta vẫn thu lại và sử dụng, không ít trong số này phục vụ tích cực tới ngày nay.
Đặc biệt, chiếc tàu đổ bộ mang số hiệu HQ-505 phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam đã góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo xahoi
Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988
Buổi giao lưu "Hướng về Trường Sa thân yêu" sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng, với sự tham gia của các cựu binh và thân nhân liệt sĩ hi sinh trong trận chiến bảo vệ Trường Sa, tháng 3/1988.
Thành ủy Đà Nẵng vừa chỉ đạo các cơ quan phối hợp tổ chức giao lưu với cựu chiến binh Trường Sa và thân nhân liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988.
Ông Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh thành phố Đà Nẵng cho biết, buổi giao lưu sẽ được tổ chức vào sáng 14/3 (25 năm sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma). Ngoài 9 gia đình thân nhân liệt sĩ tại Đà Nẵng, buổi giao lưu còn có sự góp mặt của khoảng 50 cựu binh, thân nhân liệt sĩ Trường Sa hi sinh trong trận chiến, cùng các đoàn viên, thanh niên của thành phố Đà Nẵng.
Lễ thả hoa, tưởng niệm những liệt sĩ hi sinh trong trận chiến Trường Sa ngày 14/3/1988 tại khu vực đảo Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Đông
Chủ đề của buổi giao lưu với tên gọi "Hướng về Trường Sa thân yêu". Ngoài việc ôn lại quá khứ hào hùng, sự hi sinh anh dũng, cao cả của những chiến sĩ Trường Sa đã ngã xuống quyết bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, Ban tổ chức sẽ tặng quà cho gia đình các thân nhân liệt sĩ.
Theo Lịch sử vùng 3 Hải quân, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Việt Nam, nổ súng vào bộ đội ta, gây nhiều tổn thất...
Theo VNE
Tưởng niệm chiến sĩ hy sinh bảo vệ Trường Sa Giữa biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, hàng trăm chiến sĩ đứng lặng tưởng nhớ đến những người lính đã mãi nằm lại Trường Sa trong trận chiến ngày 14/3/1988 trên đảo Gạc Ma. Mỗi chuyến tàu đi qua đảo Gạc Ma, những người lính không quên chuẩn bị sẵn một vòng hoa để tưởng nhớ những chiến sĩ đã mãi hòa...