Đừng vội vàng lấy ráy tai
Ráy tai là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai
Ráy tai đến từ đâu?
Ráy tai là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai và những sợi lông nơi lỗ tai là cái bẫy để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong của tai. Vì vậy, ráy tai là cách để giữ tai sạch sẽ và ngăn ngừa hạt nước từ bên ngoài xâm nhập vào tai. Bên cạnh đó chúng có thể ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng.
Những gì xảy ra với ráy tai?
Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra chất nước, trộn lẫn với một chút tóc và da chết tạo thành ráy tai. Phần ráy tai thừa thường di chuyển chậm chạp ra khỏi kênh tai, với sự hỗ trợ của động tác nhai và các cử động hàm khác, mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai trong khi tắm.
Làm thế nào để làm sạch đôi tai?
Khi dùng tăm bông chọc vào trong tai, ráy tai có thể tích lại và chẹn một phần lỗ tai (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên để tai được yên, trừ khi thấy ráy đã chất đầy trong tai. Bởi vì nếu quá trình di chuyển tự nhiên của ráy tai bị rối loạn, hoặc khi bạn dùng tăm bông chọc vào trong tai, ráy tai có thể tích lại và chẹn một phần lỗ tai.
Bạn có thể rửa chúng với nước ấm, dầu ô liu hoặc nước ô xi già (các dung dịch lỏng hỗ trợ để làm lỏng ráy tai và dễ trôi ra ngoài hơn) và sau đó lau sạch bên ngoài tai với khăn tắm hoặc khăn mềm mại.
Các chuyên gia và các bác sỹ tai mũi họng Học viện Otolaryngology Mỹ khuyên bạn không nên sử dụng bông bịt đầu, tăm bông cotton hoặc bất cứ vật dụng gì để làm sạch bên trong tai của bạn vì nó có thể gây nguy hiểm cho tai, thậm chí điếc tai.
Điều gì xảy ra nếu tôi có rất nhiều ráy tai hàng ngày?
Đôi khi một số người sản xuất quá nhiều ráy tai, có sự tích tụ ráy tai quá nhiều. Hoặc thậm chí tệ hơn, một số người sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác lấy ráy tai đã vô tình khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong lỗ tai.
Khi ráy tai bị tắc nghẽn, bạn cần sớm đến bác sĩ tai mũi họng để khám (ảnh minh họa)
Trong những trường hợp này, ráy tai cứng lại và che kín hết cả lỗ tại gọi là ráy tai bị tắc nghẽn. Khi ấy bạn cần phải được điều trị sớm. Bạn có thể đến bác sỹ gia đình hoặc một bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám. Bác sỹ có thể đưa ra một số biện pháp điều trị tắc nghẽn ráy tai hoặc ráy tai quá nhiều rất đơn giản.
Ráy tai có thể rơi ra ngoài tự nhiên mà không cần phải dùng những biện pháp lấy ráy?
Thường thì khi bạn di chuyển hàm hoặc khi bạn nói chuyện hay nhai một cái gì đó là cách tự nhiên khiến ráy tai phải rơi ra ngoài.
Song, bạn không thể ra lệnh cho tai của bạn ngừng sản xuất ráy tai nữa. Tai thường tự làm sạch, nhưng một số người có thể cần phải đến bác sĩ để được kiểm tra ráy tai hoặc tìm cách lấy ráy tai bị tắc nghẽn hoặc có quá nhiều ráy tai trong ống tai.
Theo Eva
Những loại rau quả diệt khuẩn rất tốt
Các loại rau và thực phẩm dưới đây ngoài khả năng diệt khuẩn, giúp tránh các bệnh về đường ruột, còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.
Những thực phẩm có khả năng diệt khuẩn cao nhất phải kể đến họ hành, tỏi (như tỏi, hành, hẹ, hành tây, tỏi tây...) bởi chúng rất giàu spinosad có thể tiêu diệt và ức chế nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh. Trong đó, có công hiệu cao nhất là tỏi.
Tỏi là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Thành phần chính của tỏi là allicin, kháng khuẩn hiệu quả và có thể giết chết các mầm bệnh.
Tuy nhiên, để tỏi phát huy hết tác dụng, nên ăn tỏi sống. Mỗi ngày ăn một ít tỏi nghiền nhuyễn sẽ tốt cho đường ruột, và vai trò này giảm bớt khi tỏi được nấu chín hay ngâm dấm.
Thành phần chính của tỏi là allicin, kháng khuẩn hiệu quả và có thể giết chết các mầm bệnh. (nguôn anh: internet)
Ngoài hành tây và tỏi, nhiều loại rau cũng chứa một số thành phần nhất định có vai trò chống vi khuẩn, chống viêm.
Chẳng hạn như rau sam, rau dền,... ăn vào mùa hè giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, tạo cảm giác ngon miệng, chống nóng trong và phòng một số loại bệnh.
Một số loại rau khác có thể ép thành một thức uống, có tác dụng kháng khuẩn, tốt cho cả người già và trẻ em như nước ép bắp cải, nước ép dưa leo,... Chất selen có trong các loại rau này giúp tăng cường khả năng diệt khuẩn, phòng chảy máu chân răng, bảo vệ răng hiệu quả. Hay nước ép cà chua, cà rốt.... cũng có tác dụng diệt khuẩn cao.
Nươc ep băp cai cung khang khuân rât tôt (nguôn anh: internet)
Các loại rau và thực phẩm diệt khuẩn sẽ phát huy tác dụng ở mức cao nhất khi ăn sống hoặc chế biến vừa chín tới.
(Theo Dân Viêt)
Dùng gừng tươi trị cảm lạnh như thế nào? Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh. Liều lượng dùng khi bị cảm Có nhiều cách...