Đừng vội mừng có mẹ chồng hiền, bố chồng cũng lắm chiêu không kém
Khi chọn chồng, các cô con dâu thường tập trung vào mẹ chồng mà lơ là ông bố. Thực tế có những ông bố chồng cũng thật lắm chiêu, khiến cô con dâu khốn khổ.
ảnh minh họa
1. Ngày mới quen chồng mình bây giờ, Hằng “điều nghiên” về nhà chồng kỹ lắm. Chỉ sợ sau này lâm cảnh sống chung với mẹ chồng nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới hạnh phúc riêng. Thế nhưng, khi chính thức thành con dâu, việc khiến Hằng bất ngờ nhất lại chính là bố chồng.
Nghe mẹ chồng bỏ nhỏ, từ trẻ tới giờ bố là người giữ tay hòm chìa khóa trong gia đình, đối với vợ con luôn áp dụng câu “đo lọ nước mắm”. Nên khi thấy chồng Hằng đưa tiền cho con dâu chi tiêu, bố chồng thường tỏ ra bực tức. Ban đầu còn nói gần xa, sau bố thẳng thừng bảo, đàn ông phải giữ tiền thì nhà cửa mới ổn định, chứ không thì hỏng hết!
May thay, thu nhập của Hằng so với chồng có phần vượt hẳn, nên cô không hề phụ thuộc kinh tế. Thấy con dâu xông xênh, hay mua cái này cái nọ mang về cho cả nhà ăn hay dùng, bố chồng lại bóng gió: đàn bà mà tự tung tự tác, ỷ làm ra tiền rồi coi chồng con không ra gì, thế nào cũng có lúc theo trai, ngoại tình!
Ảnh minh họa
2. Ba chồng của chị là người hết sức tiết kiệm, dè xẻn đến mức ky bo. Nước dùng trong nhà, ông luôn chu y khóa bớt, vặn nhỏ cho nó chảy chậm lại. Máy giặt thải nước ra, ông hứng, sang sang sớt sớt để dành, hết cả buổi vẫn chưa hài lòng. Dù nhà bếp chật hẹp, chị nhiều hôm đang đứng nấu cơm, ba chồng vẫn thản nhiên tới lui chỉnh lại cái bếp, cho đỡ tốn gas.
Video đang HOT
Khách tới nhà biếu chút hoa quả bánh trái, ông vội cất vào tủ riêng, có khi để quên đến mốc meo mới mang ra mà tiếc. Bữa cơm ba chồng chị để sẵn cái giẻ bên cạnh, thỉnh thoảng chồm người qua lau nếu con dâu hay bất kỳ ai làm rơi rớt chút đồ ăn, nước chấm. Con trai đầu lòng của chị vừa ngủ liu thiu trên võng, ông vội tắt bớt quạt, sợ tốn điện, nhiều lúc làm thằng bé nóng bức giật mình thức giấc.
Mỗi khi chị đi làm về, ba chồng luôn để ý xem con dâu có xài gì hoang phí. Có khi ông bất ngờ vào phòng riêng của vợ chồng chị để kiểm tra xem có ngủ quên tắt đèn hay không. Góp ý với chồng, anh làm thêm ổ khóa, ba chồng chị “đối phó” bằng cách sẵn sàng đong cầu dao điện cả nhà nếu thấy phòng vợ chồng chị vẫn còn sáng đèn. Nhà có mấy căn phòng cho thuê, ít đồng ra đồng vào đó chưa bao giờ ba chồng có ý phụ đỡ vợ con…
Ảnh minh họa
3. Thường chỉ có mẹ chồng mới hay xét nét, kể xấu con dâu, nhưng nhà Nga ngược lại. Ba chồng Nga hay cao hứng than với mấy ông bạn già đến chơi rằng, vô phúc đẻ ra đứa con trai sợ vợ, làm bao nhiêu đều nộp cho vợ hết. Ba mẹ chồng có thiếu đủ xoay xở ra sao cũng mặc. Là do vợ nó cao tay, “không phải dạng vừa đâu”, nên mới cầm quyền như thế.
Khách ở quê vào ngồi chưa nóng chỗ đã được ba chồng Hằng kể không sót việc gì trong nhà, thêm cái tài thêm mắm dặm muối, nghe thật lâm ly. Hàng xóm cứ lâu lâu lại thì thầm hỏi thăm, bộ vợ chồng Nga bất hòa định… ly hôn đấy à? Sao ba chồng Nga kêu trời dữ vậy!
Chẳng ít lần, Nga nhận được ánh mắt mỉa mai xem thường và thái độ lạnh nhạt của bà con bên chồng. Sau tìm hiểu mới biết, muôn sự cũng từ cái thói “nhiều chuyện” và “diễn sâu” của ba chồng. Dường như trong mắt ba chồng, Nga toàn thói hư tật xấu, là đứa con dâu bạc bẽo chẳng ra gì vậy. Nhưng thực tế, Nga là đứa con dâu biết cư xử, và ba chồng Nga cũng không tim ra ly do gi để bắt bẻ, chê trách. Càng chẳng bao giờ ba chồng tỏ thái độ không hài lòng trước mặt Nga. Chỉ có sau lưng, ba chồng hào hứng vẽ nên hình ảnh đứa con dâu vô cùng tệ hại. Chắc để cho vui miệng thôi mà!
Nhiều lần, Nga góp ý thẳng, nếu cô có gì chưa phải, ba cứ thăng thăn góp ý, dạy dỗ. Ba chồng Nga gật gù. Rồi thì, nếu có “khán thính giả” lắng nghe, là ba chồng Nga lại hăng hái kể tội con dâu không biết mệt…
4. Nhiều chị em hay động viên nhau rằng, hãy nghĩ đến chồng con mình để có động lực nin nhin chịu đựng hoặc chấp nhận. Bởi không ai được chọn cửa sinh ra, cha mẹ chồng cũng không phải ăn đời ở kiếp với mình. Quan trọng là được chồng hiểu và đồng cảm, an ủi, chia sẻ, hòa giải, bảo vệ.
Tiếc thay, vẫn có nhiều anh đàn ông “cậy gần nhà” để mỗi khi vợ chồng bất hòa lại tung hê cho lớn chuyện, la lối, đập phá, cốt để vợ phải sợ mà nhượng bộ. Mà vợ không sợ cũng không được, vì liền sau đó là sự hậu thuẫn của… bố chồng, ghê gớm đáng sợ lắm. Nào là lên tiếng bênh vực con trai, chì chiết con dâu, mắng con trai mình nhu nhược, không biết dạy con vợ, lẽ ra phải mạnh tay thế này, thế kia… thì mới được!
Các cô con dâu hay lơ là ông bố, mà quên mất rằng, vài ông bố chồng bây giờ còn ghê gớm hơn cả mẹ chồng, cũng “lắm chiêu” chứ chẳng đùa…
Theo Giadinh.net
Nhìn hai ly trà của bố chồng, cả tôi và chồng đều không cầm được nước mắt
Ngày tang lễ, chính tay bố chồng tôi lau mình, mặc quần áo lần cuối cho mẹ chồng tôi. Khi đưa mẹ vào quan, ông cứ thẫn thờ vuốt mặt bà như thể bà còn sống.
Mẹ chồng nằm liệt giường mấy tháng trời nhưng bố chồng vẫn chăm sóc rất chu đáo. (Ảnh minh họa)
Bố chồng tôi chăm sóc vợ rất kĩ. Chỉ cần thấy mẹ chồng tôi bị ho hoặc khó chịu là bố chồng tôi đã lo cuống quýt lên. Là đàn ông nhưng bố không ngại đi chợ mua những món mẹ thích rồi về hì hục nấu nướng. Hình như tôi chưa từng thấy mẹ chồng nấu ăn lần nào. Mỗi bữa ăn, ông luôn gắp những món ngon bỏ vào chén mẹ chồng. Có lần tôi thấy mẹ còn vương thức ăn trên khóe miệng, bố chồng tôi còn nhẹ nhàng dùng tay nhau đi.
Cứ sáng sớm tầm 4 giờ bố chồng lại gọi mẹ chồng tôi dậy đi tập dưỡng sinh. Chồng tôi hay kể rằng ngày trước dù cuộc sống khó khăn nhưng bố chồng tôi hàng năm vẫn may cho mẹ vài bộ đồ mới.
Sống với bố mẹ hơn 30 năm nhưng anh chỉ thấy bố mẹ cãi nhau đúng một lần duy nhất. Đó là khi mẹ chồng tôi mang thai em gái. Khi đó mẹ đang bị bệnh nặng nên bố chồng tôi không muốn mẹ giữ lại em. Vì cố chấp nên khi sinh con, mẹ chồng tôi suýt không giữ được mạng sống.
Sống chung hơn 30 năm nhưng chồng tôi chỉ thấy bố mẹ cãi nhau đúng một lần. (Ảnh minh họa)
Bố chồng tôi cũng không sĩ diện như bao nhiêu người đàn ông khác. Chỉ cần thấy mẹ buồn là bố chồng tôi đã lo làm hòa dù nhiều khi lỗi xuất phát từ bà. Chính ông vẫn hay dạy chồng tôi rằng trong cuộc sống vợ chồng, người đàn ông cần phải biết nhẫn nhịn thương yêu, bảo vệ người phụ nữ của đời mình. Thấy chồng tôi đi nhậu say bố chồng lại đứng ra khuyên can.
1 năm trước mẹ chồng tôi chữa bệnh nặng không thể rời khỏi giường được nữa. Suốt mấy tháng mẹ nằm liệt giường, bố chồng tôi luôn túc trực ở bên cạnh chăm lo. Hàng ngày bố nấu nước nóng lau mình cho mẹ rồi nấu những món ngon và đem xay nhuyễn ra đút cho mẹ ăn. Mỗi lần mẹ truyền nước bố lại ở bên cạnh bóp tay cho bà dễ chịu. Nhưng rồi thuốc thang khắp nơi vẫn không khỏi, mẹ qua đời.
Ngày tang lễ, chính tay bố chồng tôi lau mình, mặc quần áo lần cuối cho mẹ chồng tôi. Khi đưa mẹ vào quan, ông cứ thẫn thờ vuốt mặt bà như thể bà còn sống. Nhìn ông cẩn thận gấp từng bộ quần áo bỏ vào quan tài, ai cũng cảm động. Bố chồng tôi không khóc nhưng trên mặt tràn đầy bi thương.
Từ đó đến nay bố chồng tôi hầu như dành thời gian ở ngoài vườn. Lúc đầu khi nghe ông nói muốn rào kín khu vườn ai cũng đều bất ngờ. Sau khi làm xong, một mình ông dọn dẹp cỏ và bắt đầu trồng rất nhiều hoa mà mẹ chồng tôi thích.
Sáng sớm ông đã có mặt ở đó cho tới tận chiều tối mới về nhà, bất kể mưa nắng hay bản thân bị bệnh. Chồng tôi thấy thế liền mua một bộ bàn ghế gỗ và một bộ tách trà để ở ngoài vườn. Chiều chiều ông lại ra ngồi rồi rót hai ly trà trên bàn. Nhìn hai ly trà, cả tôi và chồng đều không cầm được nước mắt bởi chúng tôi hiểu ly còn lại chính là để mời mẹ chồng tôi.
Mỗi dịp hoa nở, ông lại dẫn cháu ra ngoài vườn rồi chỉ loại hoa này hoa nọ và kể về kỷ niệm của ông với bà cho cháu nghe. Sau đó lại tự tay cắt một bó đem cắm lên bàn thờ cho mẹ chồng tôi. Mỗi ngày ông đều thay hoa mới cho mẹ bằng sự cẩn thận, tỉ mỉ nhất. Nhìn bố chồng, tôi lại khâm phục tình yêu ông dành cho mẹ chồng tôi. Cuộc đời này, chỉ cần tìm được một người chồng hết lòng yêu thương mình đã là thành công lớn nhất rồi!
Theo Afamily
Không dám về quê nội vì nỗi sợ hãi mang tên 'bố chồng' Bạn bè em, phim ảnh đâu đâu cũng nói đến mối quan hệ nảy nữa giữa mẹ chồng - nàng dâu, nhưng trường hợp của em có lẽ cũng là hy hữu. Nỗi ám ảnh của em không phải mẹ chồng mà là bố chồng. Em lấy chồng được 2 năm và có một bé trai khá đáng yêu. May là ngày đó...