Đừng vội kết hôn nếu chưa thảo luận rõ ràng được 7 vấn đề này
Dành thời gian để nói chuyện với nhau, đưa ra quyết định chung sẽ là cách để làm cho những năm đầu hôn nhân của bạn trôi qua trong yên ả, thuận hòa.
Sinh con là một việc hệ trọng và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, cho nên nó cần có sự thống nhất của cả hai. (Ảnh minh họa)
Kết hôn là chuyện hệ trọng của mỗi người. Lúc yêu, bạn có thể lãng mạn nhưng khi kết hôn, mọi chuyện có thể không được như mong muốn. Vì thế, trước khi đồng ý về chung sống một nhà, hai người hãy dành thời gian để nói chuyện với nhau. Việc đưa ra những quyết định chung sẽ là cách để làm cho những năm đầu hôn nhân của bạn trôi qua trong yên ả, thuận hòa, tránh được những xung đột. Dưới đây là những điều cần thảo luận trước khi cưới để vợ chồng hiểu nhau hơn:
1. Tài chính
Tiền bạc là một trong những vấn đề quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mối quan vợ chồng tan vỡ. Do đó, trước khi đồng ý lấy nhau và về chung sống cùng một gia đình, hai người cần có sự thảo luận rõ ràng về khía cạnh này.
Tất tần tật các câu hỏi liên quan đến tài chính, chẳng hạn như bạn sẽ xử lý như thế nào với tiền chung của hai người, kế hoạch chi tiêu là gì, làm thế nào để tiết kiệm, hai người có quỹ chung hay riêng, người quản lí tiền… cần phải được thảo luận rõ ràng.
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chưa cưới mà lôi chuyện tiền nong ra nói sẽ khiến người kia nghĩ mình là người ham tiền, yêu vì tiền. Hai người hãy thẳng thắn chia sẻ cụ thể về vấn đề này tránh những bỡ ngỡ có thể phát sinh trong cuộc sống vợ chồng.
Tiền bạc là một trong những vấn đề quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mối quan vợ chồng tan vỡ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau khi kết hôn, các vấn đề không chỉ phát sinh giữa hai người mà nó còn kéo theo nhiều chuyện rắc rối từ cả hai phía gia đình nội ngoại. Bố mẹ chồng/vợ cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của hai người vì thế đừng quên thảo luận về nó trước khi kết hôn.
Các bạn cần phải thống nhất mình sẽ có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với cha mẹ mình và cha mẹ người bạn đời. Không những vậy, hai người cần phải trả lời rõ ràng những câu hỏi, chẳng hạn như những dịp lễ Tết như thế nào, hai người về nhà nội hay về nhà ngoại? Nếu sống xa gia đình, bạn sẽ về thăm bố mẹ mỗi tuần, một tháng một lần hay hai, ba lần mỗi năm?… Đó đều là những vấn đề có phần nhạy cảm vì thế cần phải có ý kiến nhất quán của cả hai để tránh những tranh cãi không đáng có sau này.
3. Con cái
Cũng giống như tiền bạc, con cái là vấn đề quan trọng không thể không đề cập đến trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Không ít cặp vợ chồng xảy ra bất đồng, thậm chí dẫn đến chia tay chỉ vì không cùng quan điểm trong việc con cái. Đó chính là lí do trước khi gật đầu lấy nhau, hai người hãy dành ra chút thời gian, ngồi lại bên nhau để phân tích rõ nhu cầu con cái của cả hai.
Sinh bao nhiêu đứa con, khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu, khi nào sinh là hợp lý, nuôi dạy con theo phương pháp nào, làm cha mẹ như thế nào… là những điều quan trọng hai người không nên né tránh. Chỉ khi có sự đồng thuận nhất trí từ hai phía thì lúc đó bạn mới nghĩ đến việc về chung sống một nhà bởi lẽ sinh con là một việc hệ trọng và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, cho nên nó cần có sự thống nhất của cả hai.
4. Sự nghiệp
Điều gì là quan trọng nhất đối với cả hai người? Gia đình hay sự nghiệp? Bạn dành bao nhiêu giờ cho công việc hàng tuần? Bạn sẽ bỏ lại sau lưng mọi khó khăn mệt mỏi để về với tổ ấm của mình không? Hãy đặt ra những câu hỏi như vậy cho đối phương cũng như bản thân khi quyết định kết hôn.
Bạn hãy nói rõ nguyện vọng và mục tiêu của bạn trong công việc để người ấy hiểu và thông cảm. Nếu hai người vẫn đang có ý định đặt công việc, sự nghiệp lên hàng đầu thì hãy tạm gác lại chuyện kết hôn.
5. Tôn giáo và đạo đức
Rất có thể hai người yêu nhau sẽ có cùng tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo, cũng như các giá trị đạo đức nhưng có những người thì không. Sự bất đồng về vấn đề tưởng như không quan trọng này lại có thể khiến hôn nhân của bạn đi đến kết quả không mong muốn. Vì thế, ngay từ khi có ý định lấy nhau, hai người hãy thẳng thắn chia sẻ vấn đề này.
Trước khi kết hôn, bạn hãy cùng người bạn đời tương lai cua mình thảo luận những mối quan hệ của bạn bên ngoài cuộc sống hôn nhân, bao gồm thời gian, công sức dành cho các mối quan hệ bạn bè, người quen, xã hội…
Hai người đừng nên cấm đoán nhau trong vấn đề này bởi kết hôn không có nghĩa là hai người chấm dứt mọi mối quan hệ xã giao bên ngoài của mình. Cả hai người vẫn có quyền giao lưu, tiếp xúc với mọi người, tạo dựng cho mình những mối quan hệ quan trọng miễn là hai người biết điểm dừng và thể kiểm soát tốt mọi việc là được.
Hai người đừng nên cấm đoán nhau trong vấn đề này bởi kết hôn không có nghĩa là hai người chấm dứt mọi mối quan hệ xã giao bên ngoài của mình. Ảnh minh họa)
7. Không gian tự do cá nhân sau khi kết hôn
Lúc nào cũng vậy dù kết hôn hay chưa thì đôi khi ai cũng cần một khoảng trống riêng để được một mình và làm những việc mình thích. Lúc độc thân bạn có thể tự do, nhưng khi kết hôn có thể thay đổi nhiều thứ. Vì vậy, nói cho bạn đời hiểu lúc nào bạn cần được ở một mình, đâu là không gian riêng tư của bạn… Truyền đạt những nhu cầu rõ ràng trước kết hôn để anh ấy hiểu và tôn trọng bạn.
Theo Eva
Tôi rước họa vì vội vã cưới để 'đền ơn'
Tôi biết anh là người có lòng tốt, sống sòng phẳng nên không muốn mình phải mang ơn ai mà không báo đáp lại cho họ. Song sai lầm của anh là đã báo đáp quá vội vã,và cái sự "báo đáp" ấy đã khiến anh phải gánh chịu nỗi cay đắng do chính mình mang lại.
Tôi biết anh là người có lòng tốt, sống sòng phẳng nên không muốn mình phải mang ơn ai mà không báo đáp lại cho họ. Song sai lầm của anh là đã báo đáp quá vội vã,và cái sự "báo đáp" ấy đã khiến anh phải gánh chịu nỗi cay đắng do chính mình mang lại.
Trong cuộc sống, không ít những đám cưới, những tình yêu được nảy sinh từ sự trả ơn, nhưng dẫu có xuất phát điểm như thế nào thì ngoài lòng biết ơn, luôn cần đến việc tìm hiểu thận trọng, cụ thể về con người, về tính cách, về xuất thân gia đình và quan hệ xã hội trước khi quyết định chung sống cùng nhau, thành vợ thành chồng.
Đọc câu chuyện Cay đắng phát hiện mình đã nuôi vợ hờ cùng con "tu hú", theo tôi, điều cần làm bây giờ anh nên thông báo với bố mẹ hai bên gia đình để mọi người được rõ về sự việc tày đình này để khi anh đưa ra quyết định dù có nặng nề đến đâu đi nữa, thì cũng không ai trách móc hay dằn vặt, ngăn cản gì anh cả.
Chỉ mong anh hết sức bình tĩnh khi giải quyết câu chuyện này, đừng nóng vội làm ầm ĩ lên thì ảnh hưởng tới thanh danh của cả gia đình, bản thân anh còn làm lãnh đạo công ty, chẳng hay ho gì khi "vạch áo cho người xem lưng", anh ạ.
Mong rằng anh sẽ lấy đây làm "bài học xương máu" để có kinh nghiệm trong cuộc sống, sau này nếu có đi bước nữa cũng sẽ không phạm phải sai lầm đau đớn này. Chúc anh sớm bình yên.
Theo Lao Động
Ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa? Đôi khi cuộc sống bộn bề khiến chúng ta quên mất rằng vẫn luôn có người dành tình yêu thương và mong ngóng chúng ta trở về. Chúng ta, mỗi người đều được nuôi dưỡng dưới tình thương của mẹ cha, rồi cũng lớn lên, cũng có những nỗi lo riêng của bản thân. Rồi ta mải miết chạy đua với đồng tiền,...