Dừng viện trợ thuốc cho bệnh nhân HIV: Nguy cơ đại dịch bùng phát trở lại?
Thuốc kháng virus HIV (ARV) được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2004 đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân chiến đấu với căn bệnh này. Từ 400 người, đến nay sau hơn 10 năm đã có khoảng hơn 100.000 người nhiễm HIV ở Việt Nam được điều trị bằng ARV, 95% kinh phí cho nguồn thuốc này nhờ vào viện trợ của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, thông tin các tổ chức quốc tế sẽ giảm dần và tiến tới dừng viện trợ cho bệnh nhân HIV trong năm 2017 tới đã khiến nhiều người lo lắng.
Bị cắt giảm hơn 400 tỷ đồng mỗi năm
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, điều trị ARV làm giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%, đồng thời còn làm giảm gánh nặng điều trị cho gia đình, ngành y tế. Hiện nước ta đã có hơn 312 phòng khám ngoại trú và 526 điểm cấp phát thuốc ARV tại xã, phường. Chương trình điều trị cũng đã được triển khai tại 23 trại giam và 33 trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội. Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay dịch HIV trên toàn quốc đã có dấu hiệu chững lại, giảm tới 50% số ca nhiễm mới.
Số ca tử vong vì AIDS cũng đã giảm từ 150.000 xuống còn 11.000 trường hợp/năm. Cộng đồng quốc tế đánh giá, nếu có đủ nguồn lực và đầu tư một cách hiệu quả vào công tác dự phòng, điều trị, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xóa bỏ HIV vào năm 2030.
Tuy nhiên, chúng ta đang và sẽ phải đối mặt với những khó khăn không hề nhỏ. Đầu tiên là sự thay đổi về cơ chế, chính sách đã khiến chương trình phòng chống HIV/AIDS không còn là mục tiêu Quốc gia, mà chỉ là một dự án trong chương trình Dân số – KHHGĐ, do vậy ngân sách chi cho chương trình cũng bị hạn chế. Đặc biệt là thời gian tới, hàng loạt tổ chức quốc tế sẽ giảm dần và tiến tới dừng viện trợ cho hoạt động phòng, chống HIV của Việt Nam.
Theo đúng lộ trình, từ tháng 3-2016, các nhà tài trợ sẽ không tiếp nhận bệnh nhân mắc HIV mới và đến hết năm 2017 các khoản viện trợ nêu trên sẽ chấm dứt hoàn toàn. Nhiều người lo lắng nếu không có những giải pháp tích cực để bù lại khoảng hụt này thì việc điều trị gián đoạn và bùng phát trở lại đại dịch HIV là kịch bản có thể xảy ra.
Video đang HOT
Không để xảy ra kịch bản xấu
Người nhiễm HIV/AIDS nếu không có thuốc ARV để uống sẽ tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và sẽ tử vong; nếu không được uống thường xuyên và liên tục sẽ gây nguy cơ HIV kháng thuốc dẫn đến chi phí điều trị tăng gấp 7-8 lần. Việc gia tăng số người nhiễm HIV và nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ làm tăng chi phí y tế, chi phí an sinh xã hội mà người nhiễm HIV hoặc Chính phủ phải chi trả. Vì vậy, việc duy trì điều trị HIV bằng thuốc ARV luôn cần phải được đảm bảo.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết: “Thực tế đã chứng minh, không có quốc gia nào mà HIV có thể tự mất đi mà không có đầu tư. Và chúng ta càng đầu tư sớm khi mà HIV còn khu trú ở một số nhóm đối tượng thì càng dễ và càng đỡ tốn kém. Nếu đầu tư muộn sẽ tốn kém và khó khăn hơn. Vì vậy trong điều kiện khó khăn chúng ta vẫn phải tiếp tục duy trì và trong những năm tới còn phải mở rộng hơn nữa”.
Chi phí thuốc ARV điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay là khoảng 10.000 đồng/ngày/bệnh nhân. Theo tính toán thì nếu nguồn viện trợ bị cắt giảm hoàn toàn, chúng ta sẽ phải cần đến khoảng 420 tỷ đồng mỗi năm cho kinh phí mua thuốc ARV. Việc bệnh nhân HIV tự chi trả cho thuốc là khó khả thi vì hầu hết người nhiễm HIV là những người không có khả năng tự chi trả cho việc điều trị liên tục và suốt đời. Vì vậy khó khăn lớn nhất là làm thế nào chúng ta có đủ nguồn tài chính mua thuốc ARV để tiếp tục cung cấp cho khoảng gần 100.000 người đang được điều trị hiện nay và để mở rộng cho 90% người nhiễm HIV được phát hiện, tức là khoảng 200.000 người được điều trị vào năm 2020 như chúng ta đã đặt ra mục tiêu và đã cam kết.
Theo ông Nguyễn Hoàng Long, trước mắt Chính phủ cần đầu tư nguồn Ngân sách Nhà nước để mua thuốc ARV bù đắp vào các thiếu hụt do sự cắt giảm tài trợ của các tổ chức quốc tế. Song song với đó, cần thực hiện các biện pháp để có thể chi trả điều trị ARV qua bảo hiểm y tế. Bản thân người nhiễm HIV cũng cần phải chia sẻ với Nhà nước, bằng cách mua BHYT. “Theo thống kê của chúng tôi thì chỉ có 30% số người nhiễm HIV điều trị ARV là có bảo hiểm. Trong thời gian tới chúng ta phải phát triển tỷ lệ có bảo hiểm cao hơn nữa, phấn đấu đến 2020 khoảng 70-80% số người nhiễm HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế để có nguồn tài chính chi trả”.
Một giải pháp khác cũng được đưa ra, đó là khuyến khích các công ty cung ứng thuốc ARV tập trung sản xuất các mặt hàng thuốc chủ yếu cho người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam tuy có khả năng sản xuất thuốc ARV trong nước, nhưng mới chỉ sản xuất được thuốc phác đồ điều trị bậc 1 trong khi đó, số bệnh nhân cần thuốc phác đồ điều trị bậc 2 lại đang gia tăng.
Theo_An ninh thủ đô
Hà Nội: Biệt thự Pháp cổ vừa sập lại rình rập nguy cơ... sập tiếp!
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, thêm các bức tường có nhiều vết nứt và có nguy cơ sập đổ phần còn lại toà nhà 107 Trần Hưng Đạo. Đơn vị này đề nghị Hà Nội khẩn trương di chuyển các hộ dân còn ở tại số nhà này trong thời gian sớm nhất.
Vấn đề nói trên được Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đề cập trong văn bản gửi UBND TP.Hà Nội và các đơn vị chức năng, báo cáo về việc xử lý sau sự cố công trình 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và kiến nghị xem xét về hiện trạng, xử lý bảo đảm an toàn cho tòa nhà.
Trong văn bản này, ông Đới Sỹ Hưng - Phó Tổng Giám đốc ĐSVN cho biết, ngày 26/9, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm, công an phường Cửa Nam trong quá trình bàn giao hiện trương cho Tổng Công ty ĐSVN đã ghi nhân các bức tường có nhiều vết nứt, cố nguy cơ sập đổ dẫn đến mất an toàn khu vực.
"Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân những hộ còn lại trong khu vực 107 Trần Hưng Đạo cũng như người dân qua lại xung quanh khu vực giáp ranh, Tổng Công ty ĐSVN đề nghị UBND TP.Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội khẩn trương di chuyển các hộ còn lại tại số nhà 107 Trần Hưng Đạo trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, khẩn trương có phương án tổ chức kiểm định phần còn lại của tòa nhà Biệt thự và các ngôi nhà liền kề, để qua đó có giải pháp thu dọn, chống đỡ, tháo dỡ công trình, hạng mục công trình có nguy cơ sập đổ tiếp hoặc có nguy cơ sập đổ do ảnh hưởng của thời tiết tác động đến các ngôi nhà xung quanh" - ông Hưng nhấn mạnh trong văn bản.
Biệt thự Pháp cổ bị sập ngày 22/9/2015, nay lại có nguy cơ sập tiếp
Về thực hiện nghĩa vụ tài chính, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (trước đây là Tổng cục đường sắt) ký hợp đồng số 36/HDN ngày 6/7/1956 với UBHC thành phố Hà Nội (nay là UBND thành phố Hà Nội), đóng tiền thuê nhà theo hợp đồng. Từ năm 2000, căn cứ thông báo thu tiền sử dụng đất của Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục nộp tiền thuê sử dụng đất cho đến nay (năm 2015 là hơn 2,3 tỷ).
Tổng Công ty ĐSVN cũng kiến nghị thông báo chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đối với 62 hộ dân ký hợp đồng thuê nhà với Ban quản lý và phát triển nhà Đường sắt (nay thuộc quyền quản lý, sở hữu của Tổng công ty ĐSVN) theo quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng. Ngoài ra, Tổng Công ty ĐSVN sẽ chính thức đề xuất xuất phương án tiếp theo về quản lý, sử dụng của khu 107 Trần Hưng Đạo sau khi có kết quả kiểm định công trình, ý kiến kết luận của cấp thẩm quyền.
"Lí do là công trình nhà chính đã bị sụp đổ một phần, có nguy cơ tiếp tục sập đổ bất kỳ lúc nào tác động đến các dãy nhà ở xung quanh. Tại thời điểm hiện nay, công trình nhà cho thuê đã quá cũ, có nguy cơ mất an toàn đối với các hộ thuê nhà ở..." - lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN cho hay.
Cùng với đó, Tổng Công ty ĐSVN cũng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở xây dựng Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, Công an quận Hoàn Kiếm tiếp tục bố trí đủ 62 hộ tạm cư để di dời toàn bộ các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm (hiện đã được 47/62 hộ, còn thiếu 15 hộ, bao gồm cả 4 hộ chưa di dời). Hỗ trợ Tổng Công ty đường sắt Việt Nam trong quá trình triển khai, thực hiện di dời, chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở theo yêu cầu Bộ Tài chí007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính Phủ.
Về miễn không thu tiền thuê sử đụng đất, Tổng Công ty ĐSVN cho rằng hiện nay do tòa nhà đã bị sập, không còn khả năng sử dụng nên đơn vị này phải tự bố trí sắp xếp hoặc thuê một địa điểm mới chco Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1(đơn vị trước đó đang làm việc tại khu nhà 107 Trần Hưng Đạo), vì vậy Tổng Công ty ĐSVN đề nghị UBND TP.Hà Nội có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan và Cục thuế Hà Nội không thu tiền thuê sử dụng khu đất 107 Trần Hưng Đạo cho đến khi công trình được đầu tư lại vào sử dụng.
Tòa nhà biệt thự Pháp cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội - nằm trong quần thể khu vực ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), được người Pháp xây dựng từ năm 1900, có diện tích mặt bằng là 1.164m2, với 3 khối. Vào những năm 1990, tòa biệt thự này đã được cải tạo tu sửa.
Trưa ngày 22/9/2015, một phần của tòa biệt thự Pháp cổ có diện tích khoảng 300m2 bất ngờ đổ sập sang hai bên lối đi của tòa nhà. Sự cố khiến 2 người thiệt mạng và 8 người bị thương.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Xóa bỏ kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS Một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ Sáng 9/10, tại TP HCM, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa...