“Đừng vì đồng tiền mà bán rẻ Tổ Quốc”
“Tất cả các hành động đi xâm lấn, tuyên bố sai lệch về chủ quyền, hay chỉ một ngư dân chúng ta bị chèn ép trên biển đã khiến dân ta sôi sục chứ chưa nói đến việc họ đứng ngay trên đất nước mình ngang nhiên xuyên tạc về lịch sử đất nước mình mà ngồi im là điều không bao giờ chấp nhận được”, anh Nguyễn Hồng Nguyên – HDV du lịch chia sẻ trước hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam của một số “HDV chui” người Trung Quốc.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, anh Nguyên nói: “Cá nhân tôi hoàn toàn phản đối hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam của một số HDV người Trung Quốc khi giới thiệu sai lệch về lịch sử, địa lý Việt Nam cho khách du lịch khi đến thăm đất nước ta. Bất kỳ một dân tộc nào cũng đều có một dòng lịch sử chính thống của riêng mình, vì thế việc ngang nhiên xuyên tạc lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc rất đáng lên án. Pháp luật Việt Nam quy định HDV du lịch phải là người Việt Nam và phải có thẻ HDV do cơ quan quản lý du lịch nhà nước cấp. Vì thế rõ ràng là tất cả những hành vi, hành động của những người Trung Quốc giả danh HDV là trái với pháp luật Việt Nam”, anh Nguyên bức xúc chia sẻ.
PV: Với vai trò là một người HDV du lịch Việt Nam, anh nhìn nhận như thế nào khi một số HDV chui người Trung Quốc giới thiệu sai trái về lịch sử địa lý Việt Nam vừa xảy ra tại Đà Nẵng, Nha Trang…?
Có hai xu hướng xảy ra, rất có thể những người Trung Quốc này thiếu kiến thức văn hóa nên có những phát ngôn bừa bãi như thế, nhưng cũng có thể là những người này đã cố tình xuyên tạc lịch sử nước ta với mục đích mưu đồ nào đó. Đây là điều chúng ta cần lên án quyết liệt.
PV: Dư luận gần đây chỉ ra rằng, để sự việc này xảy ra là do có sư tiếp tay của một số HDV du lịch Việt Nam. Là người HDV, anh nhận xét như thế nào về hành vi này?
Là một người HDV chân chính anh phải đặt tình yêu tổ quốc lên hàng đầu. Tổ quốc là trên hết bởi đơn giản anh phải hiểu rằng du lịch nước ta được ví như là cơ quan ngoại giao thứ hai của đất nước. Người HDV là được xem như người đại sứ với vai trò truyền tải, giới thiệu cái hay cái đẹp của đất nước mình đến bạn bè quốc tế, chứ không phải anh là HDV muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm miễn là có giành lấy mấy đồng phụ cấp của mình. Dưới một góc độ là công dân Việt Nam thôi mà ngồi nghe, rồi nhìn thấy người Trung Quốc nói Trường Sa, Hoàng Sa của Trung Quốc ngay tại quê hương mình là điều không thể chấp nhận được chứ đừng nói mình đang làm trong ngành du lịch.
Làm gì cũng phải nghĩ đến Tổ Quốc, Tổ Quốc là trên hết, tất cả các hành vi đó nếu anh là người Việt Nam thôi, chứ không nói gì đến người làm du lịch nếu nhìn thấy, nghe thấy anh phải lên tiếng đấu tranh chứ không thể ngồi im, hoặc làm ngơ như thế được.
PV: Một số ý kiến cho rằng, do khách Trung Quốc đổ sang Việt Nam gần đây quá đông nên dẫn tới tình trạng thiếu HDV, vì thế mới xảy ra việc này?
Việt Nam chúng ta không thiếu HDV tiếng Trung, thậm chí chúng ta có rất nhiều HDV tiếng Trung giỏi, bản thân Công ty Du lịch Hà Nội hàng năm đón tới hàng chục ngàn khách Trung Quốc nhưng chúng tôi chưa bao giờ thiếu HDV tiếng Trung vì thế, nói thiếu HDV tiếng Trung là không có cơ sở,
PV: Không chỉ một số HDV có hành vi câu kết với doanh nghiệp Trung Quốc mà một số doanh nghiệp của ta cũng đang thỏa thuận trái phép với một số doanh nghiệp Trung Quốc, khiến thị trường du lịch Việt Nam bị lũng loạn, lịch sử Việt Nam bị xuyên tạc ngay tại đất nước mình. Anh nghĩ gì về hành vi đó?
Bất kể công dân Việt Nam nào làm gì, nghĩ gì cũng phải đặt Tổ Quốc lên hàng đầu, việc HDV thông đồng là điều đáng lên án, là doanh nghiệp thông đồng thì càng không thể chấp nhận được. Anh đại diện cho cả một tổ chức mà cam tâm móc ngoặc thông đồng làm điều trái pháp luật, trái lương tâm, làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia thì không chỉ lên án mà cần phải xử lý nghiêm. Đơn giản anh chỉ cần nghĩ đất nước có bình an, an ninh có an toàn anh mới có môi trường kinh doanh tốt. Đó còn chưa kể đến các tình cảm, và trách nhiệm của công dân Việt Nam với quê hương đất nước.
Video đang HOT
Lịch sử là cái để các quốc gia phân định rõ ràng quốc gia này độc lập, khác biệt với quốc gia khác. Vì thế hành vi tuyên truyền chống phá lịch sử là điều đáng lên án và cần xử lý mạnh mẽ.
Hữu Thắng (thực hiện)
Theo Dantri
Kho tư liệu cực quý về chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bên cạnh cảnh đẹp và đặc sản hấp dẫn, đảo Lý Sơn còn là một địa danh ghi dấu công cuộc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay. Hiện nay, những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quy gia ấy đã được quy tụ tại Bảo tàng hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đặt tại trung tâm của đảo.
Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 100 tư liệu, hiện vật về Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, những lực lượng thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Sau đây là một số hiện vật tiêu biểu được trưng bày tại đây,
Mô hình ghe câu ngày xưa các chiến binh kiên trung đã từng vượt sóng.
Bài vị thờ những người lính biển đã hi sinh khi thực thi nhiệm vụ.
Một số đồ dùng cá nhân của hải đội Hoàng Sa mang theo khi hoạt động trên biển.
Dầu rái và xơ đay, dùng để xử lý thuyền khi bị lậu nước.
Bộ sưu tập bản đồ cổ của Việt Nam có thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Các tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các tư liệu quốc tế khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Bộ sưu tập thư tịch cổ Việt Nam về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ sưu tập bản đồ Trung Quốc không có sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Mô hình cột mốc chủ quyền đặt tại quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc.
Lệnh điều động quân nhân thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa năm 1969 của chính quyền Sài Gòn.
Tư liệu về các binh sĩ chính quyền Sài Gòn tử trận trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sangày 19/1/1974.
Bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa trong sách địa lý cổ của phương Tây.
Theo_Kiến Thức
Yêu cầu Đài Loan chấm dứt phát hành tem có hình đảo Ba Bình Việc Đài Loan tiến hành nhiều hoạt động trái phép, trong đó có phát hành tem in hình đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, không thể thay đổi được sự thực là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Trả lời câu...