Dùng Uranium nghèo làm giáp, M1-Abrams vẫn bị RPG-7 Nga xé nát
Dù được trang bị giáp đa lớp và bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn nhưng tăng M1 Abrams vẫn bị súng chống tăng RPG7 của Nga phá hủy.
Giáp đa lớp nhưng không đủ mạnh
Để đảm bảo an toàn tối đa cho tổ lái xe, nhà sản xuất Mỹ trang bị cho tăng M1 Abrams giáp đa lớp (như kiểu giáp Chobham của xe tăng Challenger) nhưng được bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn.
Khi xe tăng bị bắn đạn xuyên thì trên một diện tích rất nhỏ viên đạn bắn vào sẽ tập trung đa phần năng lượng, thổi bay khối lượng kim loại trong lỗ thủng đạn bắn vào.
Vì thế, nếu sử dụng kim loại có tỉ khối thấp, thì đạn xuyên càng tốn ít năng lượng để xuyên giáp. Do đó, sử dụng giáp uranium nghèo với tỉ khối lớn sẽ giúp ngăn chặn có hiệu quả các loại đạn bắn vào xe tăng.
Đê chông lai cac tên lưa chông tăng co điêu khiên, xe đươc trang bi thiêt bi gây nhiêu AN/VLQ-8A. Khi tac chiên trong đô thi, xe đươc bô sung goi nâng câp TUSK (Tank Urban Survability Kit) vơi giap phan ưng nô ERA va giap lông đê bao vê xe khoi sung chông tăng.
Tăng M1 Abrams của Iraq bị phá hủy.
Tuy nhiên, thực tế trên chiến trường không như nhà sản xuất Mỹ tính. Giáp lồng được bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.
Hệ thống giáp này hoạt động như một dạng “bẫy đầu đạn” RPG-7 (loại vũ khí lực lượng phiến quân tại Iraq khiến tăng M1 Abrams thiệt hại nhiều nhất), khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua.
Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.
Trước thực tế đó, giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn “Tandem”, đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn “tandem” này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống.
Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó.
Hỏa lực siêu mạnh
M1 Abrams ban đầu được trang bị pháo nòng trơn M68 cỡ 105mm nhưng sau đó được hiện đại hóa lên pháo M256 120mm trên biến thể M1A1 và M1A2. Yếu tố làm nên sức mạnh của pháo chính 105/120mm là nó sử dụng đạn xuyên giáp sabot đặc biệt được cấu tạo với một thanh kim loại nhỏ với một đầu được vót nhọn mà một đầu được gắn cánh nhằm ổn định đường bay.
Súng RPG-7 tấn công mục tiêu.
Đầu xuyên đạn Sabot làm bằng vật liệu Uranium nghèo, nó có tính dê bôc chay để tăng sự phá hủy mục tiêu, va co kha năng tư lam nhon cho phep xuyên sâu hơn vao vo giap gây thiêt hai năng đên kip lai xe tăng đich.
Viên đạn sabot gắn với thanh xuyên chỉ bằng một lớp nhựa mỏng, do đó phần vỏ đạn sẽ rơi ra ngay sau khi viên đạn vừa thoát khỏi nòng pháo. Thanh xuyên sẽ bay đi với một tốc độ cao, hướng thẳng đến mục tiêu.
Động năng cực lớn này tập trung vào một điểm cực kỳ nhỏ, do đó sức xuyên phá của nó là rất khủng khiếp. Và khi đã chui được vào trong xe tăng địch, nó sẽ vỡ thành từng mảnh, phá tan tành mọi thứ bên trong xe.
Ngoài khẩu pháo uy lực cùng đạn đặc biệt, M1-Abrams còn trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép đạt độ chính xác cao với các mục tiêu tĩnh và động.
Theo đó, xe được trang bị máy tính đạn đạo tính đường đạn pháo dựa trên các thông số:góc bắn (xác định bằn cảm biến đầu nòng), khoảng cách (xác định bằng hệ thống laser), tốc độ và hướng gió (cảm biến gió trên nóc xe),
thông số từ con quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu (xác định bằng máy đếm số vòng), nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn. Tổng hợp tất cả yếu tố, máy tính đạn đạo cho khả năng bắn chính xác 95% ở khoảng cách bình thường.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Vũ khí Nga khiến tăng Mỹ thiệt hại nặng tại Iraq
Trong giai đoạn 20132014, Mỹ đã chuyển 146 xe tăng M1Abrams cho Iraq. Đến nay, phần lớn trong số này đã bị phá hủy bởi các tay súng phiến quân.
Được biết, số xe tăng M1 Abrams nói trên (tương đương 4 trung đoàn) được Mỹ chuyển cho Sư đoàn 9 của Quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu đến nay, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc xe tăng M1 Abrams được mệnh danh là hiện đại bấc nhất thế giới lại dễ dàng bị bắn hạ hàng loạt ở Iraq là do khả năng làm chủ vũ khí mới của các binh sỹ nước này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng khả năng phòng vệ yếu kém của xe tăng M1 Abrams, khi liên tiếp bị đốn hạ bằng tên lửa chống tăng và súng phóng lựu do Nga sản xuất.
Điển hình trong số đó là súng chống tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng từ những năm 1961. RPG-7 là loại súng phóng lựu chống tăng cá nhân được phát triển và đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1961. Ngay khi được đưa vào sử dụng RPG-7 đã chứng tỏ là một loại vũ khí diệt tăng vô cùng hiệu quả. Nó đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột khác nhau từ những năm 1961 cho đến tận hôm nay.
Mặc dù đã được đưa vào chinh chiến từ những năm 1960 nhưng lực lượng quân đội NATO và các khối quân sự khác vẫn tỏ ra bất ngờ và cho thấy sự chuẩn bị kém của họ khi đối mặt với RPG-7 tại Iraq vào năm 2004. Vào thời điểm đó, RPG-7 được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc giáp hạng nặng, trong khi đó các vật liệu nổ tự chế IED nhắm vào các loại xe chiến thuật bọc giáp nhẹ hoặc không được bọc giáp.
Phía NATO vẫn chủ quan cho rằng những súng phóng lựu chống tăng như RPG-7 khó lòng đương đầu được với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được bọc giáp siêu hạng kèm thêm cả giáp phản ứng nổ nhưng họ đã nhầm to. Các biến thể cải tiến của RPG-7 thừa sức tiêu diệt cả những chiếc xe tăng được bảo vệ vững chắc nhất.
Nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ các biến thể cải tiến của RPG-7, lực lượng NATO cuống cuồng tìm giải pháp tăng khả năng bảo vệ cho các loại xe thiết giáp của họ. Kể từ khi loại đạn xuyên giáp liều nổ cao PG-7VL với khả năng xuyên giáp đến 500mm với lực nổ tập trung của có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ với 1 phát bắn, một giải pháp chi phí thấp để tiêu diệt mục tiêu có giá trị cao.
Giải pháp để đối phó với RPG-7 là sử dụng các khung bảo vệ xung quanh các xe bọc thép. Các khung này làm bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua.
Nó hoạt động như một dạng "bẫy đầu đạn" RPG-7, khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua. Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc.
Trước thực tế đó, giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7.
Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn "Tandem", đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn "tandem" này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống. Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó. Với thành tích ấn tượng của RPG-7 lực lượng phiến quân đang có trong tay, không khó hiểu vì sao tăng M1 Abrams tại Iraq lại chịu thiệt hại nhiều đến thế.
1/12
Theo_Báo Đất Việt
Nhận diện các đối thủ sừng sỏ của siêu tăng T-14 Armata M1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2A7...là những đối thủ chính của siêu xe tăng T14 Armata trên chiến trường châu Âu cũng như một số khu vực khác. Đứng đầu bảng trong các loại xe tăng đối chọi với siêu xe tăng T-14 Armata của Nga chính là M1 Abrams - cỗ xe tăng đến từ nước Mỹ - kình địch với Nga...