Đừng tưởng tay chân con có ngấn mà mừng, có thể bé đang mắc phải hội chứng nguy hiểm mà bố mẹ không biết
Hội chứng dải sợi ối không được biết đến nhiều, nhiều trường hợp thai nhi bị dải sợi này quấn vào và bó chặt tạo thành các ngấn tròn ở tay chân khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng con mình bụ bẫm.
Dải sợi ối quấn chặt vào tay chân thai nhi khiến cha mẹ nhầm tưởng con có ngấn do bụ bẫm
Hội chứng dải sợi ối (Amniotic Band Syndrome – ABS) hay còn được biết đến với các tên gọi khác như hội chứng dải màng ối, vòng thắt bẩm sinh trong đó xuất hiện sợi dây vắt ngang buồng ối. Đây là hội chứng hiếm gặp ở thai nhi với tỷ lệ mắc là từ 1/1200 – 1/1500 trẻ nhưng lại có nguy cơ gây dị tật cao trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu không phát hiện và được phẫu thuật sớm trẻ có thể bị teo chân tay do thiếu máu nuôi dưỡng, thậm chí là hoại tử tay chân.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này để có hướng xử lý, điều trị kịp thời cho con. Một số phụ huynh thậm chí còn nhầm tưởng con mình khi sinh ra có nhiều ngấn sâu ở tay, chân là do bé bụ bẫm.
Những dây màng ối này có thể quấn vào bất kỳ bộ phận nào của thai nhi và khi thai nhi càng phát triển thì chúng sẽ càng siết chặt hơn, khiến máu không thể lưu thông và có thể dẫn đến hoại tử.
Màng ối có 2 lớp là màng trong và màng ngoài, vì một lý do nào đó mà lớp màng trong ối bị vỡ ra tạo nên các dây màng ối lơ lửng trong buồng ối. Bệnh xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, khi những dây màng ối giống như những sợi chỉ trôi phất phơ bên trong túi ối, quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không thể lưu thông máu. Thậm chí, nếu dải sợi ối siết chặt hoàn toàn có thể dẫn tới dị tật thai nhi như cụt chi, dị tật tay chân như dính ngón, khèo chân, khi trẻ sinh ra có thể phải phẫu thuật cắt bỏ phần tay chân đã bị hoại tử. Nếu dây chằng màng ối bám vào khu vực đầu, mặt hoặc cổ có thể dần tới các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch. Nguy hiểm hơn, nếu sợi dây này bám vào dây rốn hoặc thân mình, gây cản trở hoặc cắt nguồn cung cấp máu thì có thể gây thai lưu.
Hội chứng này được phát hiện qua siêu âm hoặc sau khi sinh. Một số trường hợp tay chân bé có ngấn thắt nhưng nhiều cha mẹ lại lầm tưởng là do con bụ bẫm.
Dựa trên từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng này với thai nhi, nó có thể nhẹ nhưng cũng có thể sẽ khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hội chứng dải sợi ối chỉ ảnh hưởng tới thai nhi chứ không phải người mẹ. Bệnh này không có tính di truyền, xảy ra một cách ngẫu nhiên. Các nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế cũng chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này và vẫn đang tiếp tục thực hiện nghiên cứu sâu hơn để tìm ra. Có thể kể đến một số nguyên như:
- Mẹ từng làm sinh thiết nhau thai.
- Đã từng phẫu thuật tử cung.
- Đang mang thai nhưng lại tiếp xúc với thuốc kích thích phá thai Miroprostol.
- Hút thuốc, sử dụng ma túy trong thời gian mang thai.
Video đang HOT
Cách phát hiện và hướng điều trị hội chứng dải sợi ối
Cách đây không lâu, câu chuyện một bé gái sơ sinh người Trung Quốc bị dải sợi ối cắt gần đứt chân trong bụng mẹ đã khiến không ít người quan tâm. Em phải trải qua một ca phẫu thuật nguy hiểm khi mới 30 tuần thai. Sau khi sinh các bác sĩ phát hiện chân trái của em có một dải sợi ối quấn tròn tạo thành một vết sẹo rất sâu, thông qua khe nứt ở da, bác sĩ có thể tận mắt nhìn thấy các cơ bên trong. Nếu không làm phẫu thuật sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông máu xuống chân trái dẫn đến tổn thương thần kinh và có nguy cơ cao phải cắt bỏ chân. Thật may mắn, ca phẫu thuật tiến hành thuận lợi, bé đã dần phục hồi, và 28 ngày sau ca phẫu thuật, bé gái được xuất viện về nhà.
Bé gái Tiểu Hiểu may mắn nhờ sinh non và phẫu thuật kịp thời trước khi dải sợi ối kịp cắt đứt chân của bé.
Như vậy có thể thấy hội chứng dải sợi ối hay vòng thắt bẩm sinh có thể được phát hiện trước sinh thông qua siêu âm hoặc sau khi bé chào đời.
- Chẩn đoán trước sinh: Khi siêu âm từ tuần thai thứ 12 trở đi, các bác sĩ có thể phát hiện ra hiện tượng sợi ối quấn vào người bé. Tuy nhiên các dải ối có kích thước nhỏ và rất khó thấy ngay cả khi siêu âm nên thường dẫn đến chẩn đoán sai.
- Chẩn đoán sau sinh: Sau khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kì bất thường, dị tật nào trên cơ thể của bé hay không. Nếu nghi ngờ hay phát hiện có bất thường, bé sẽ được chụp X-quang để đánh giá mức độ dải ối quấn sâu gây ảnh hưởng đến các mô dưới da, chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá mức độ ảnh hưởng hoặc làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh do dải ối gây ra. Ngoài ra bé sẽ được kiểm tra sâu hơn với các xét nghiệm, siêu âm, nghiên cứu lưu lượng máu Doppler hoặc siêu âm tim.
Nhìn kĩ thì đây không phải là ngấn chân do bé bụ bẫm mà là dải sợi ối đã quấn chặt chân bé và đã được bác sĩ phẫu thuật.
Mẹ bầu nào rơi vào trường hợp này cần phải đi khám thai và theo dõi thường xuyên, tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có những kế hoạch điều trị sớm cho con sau này. Có một số lựa chọn cho việc điều trị như sau:
- Thực hiện mở tử cung của mẹ để cắt các sợi ối quấn vào cơ thể thai nhi, sau đó đặt bé trở lại bụng mẹ để phát triển cho tới khi chào đời.
- Phẫu thuật chỉnh hình với các dị tật ở tay chân có màng, hở hàm ếch.
- Điều trị khoèo chân bằng phương pháp Ponseti thông qua vài lần nắn bó bột và mang giày nẹp mà không cần các phẫu thuật lớn nếu bé được điều trị sớm trong 2 năm đầu sau sinh và có tuân thủ mang giày nẹp đầy đủ.
Nguồn: Parent, Family, Seattle Children’s Hospital
theo Helino
Cách xử lý xước măng rô không gây hại mà bất kì ai cũng phải biết nếu không sẽ rất hối tiếc
Những mảnh xước măng rô tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm và dễ gây tổn thương nếu không biết cách xử lý đúng. Vậy xử lý xước măng rô thế nào mới là đúng?
Xước măng rô khiến không chỉ khiến trẻ con khó chịu vì đau mà người lớn cũng vậy. Xước măng rô thực sự đáng sợ vì chúng có thể gây tổn thương nặng.
Benjamin J. Jacobs, bác sỹ phẫu thuật tay tại Rebound Orthopedics và Neurosurgery ở Portland, Oregon (Mỹ) cho biết: "Hầu hết mọi người không chú ý đến một vết xước măng rô cho đến khi nó phát triển hoàn toàn và cảm thấy xù xì xung quanh móng tay hoặc đau do bị viêm. Xước măng rô xảy ra với tất cả mọi người và đặc biệt phát triển nhiều trong những tháng mùa đông".
Hầu hết mọi người không chú ý đến một vết xước măng rô cho đến khi nó phát triển hoàn toàn và cảm thấy xù xì xung quanh móng tay hoặc đau do bị viêm.
Xước măng rô là gì?
Theo Dawn Davis, bác sỹ da liễu tại Mayo Clinic, trước hết, xước măng rô không phải là một phần của móng tay - chúng thực ra là các tế bào da dạng nhỏ, mọc ra gần móng tay. Xước măng rô xuất hiện khi da tách khỏi bề mặt nhưng chân vẫn bám lại.
Những người có da khô dường như bị xước măng rô thường xuyên hơn - Tiến sỹ Jacobs nói. Đó là vì da khô dễ bị tổn thương do các yếu tố như thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với nước lạnh, có thể khiến da bị kích thích và nứt, tách ra khỏi bề mặt.
"Xước măng rô thường ở gần vị trí cuối móng tay. Những khu vực này có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu" - tiến sỹ Davis cho biết.
Xước măng rô cũng gây viêm nhiễm, vết viêm nhiễm sưng tấy có thể tác động vào các dây thần kinh và kích thích chúng, dẫn đến đau đớn nhiều hơn. Nếu vết xước măng rô bị viêm, không chỉ là vết xù xì đơn thuần mà nó sẽ đỏ lên và sưng to.
Xước măng rô cũng gây viêm nhiễm, vết viêm nhiễm sưng tấy có thể tác động vào các dây thần kinh và kích thích chúng.
Cách xử lý xước măng rô
Không dùng răng cắn loại bỏ các vết xước măng rô, hành động này không những sẽ làm cho các mô bị viêm mà còn làm cho những ngón tay dễ bị nhiễm trùng.
Tiến sỹ Jacobs chỉ ra: "Khi dứt những vết xước măng rô ra có nghĩa là bạn sẽ xé một số lớp da mỏng trên bề mặt da mà có nhiệm vụ bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Dứt mảnh xước măng rô có thể gây nhiễm trùng sang cả khu vực da xung quanh.
Vì vậy, điều tối kỵ khi xử lý xước măng rô là không được dùng răng cắn những mảnh xước măng rô. Khu vực miệng, nước bọt cũng có thể chứa đầy vi khuẩn, tiếp đến là khu vực bàn tay cũng có vi khuẩn, vì vậy, nếu dùng răng cắn mảnh xước măng rô thì vô tình bạn tự đặt mình vào nguy cơ nhiễm trùng cao hơn".
Thay vào đó, nếu phát hiện thấy vết xước măng rô, hãy làm theo các bước sau để chăm sóc chúng:
"Đầu tiên, tắm nước ấm để làm mềm da. Làm vệ sinh móng tay, móng chân và dùng kéo hoặc kìm bấm được khử trùng bằng cồn để cắt bỏ các mảnh xước măng rô" - Jacobs khuyến nghị.
"Bôi kem dưỡng da có hàm lượng cồn và nước thấp để giữ ẩm cho da. Giữ ẩm khu vực này rất quan trọng vì nó bảo vệ làn da khỏi bị khô, làm giảm khả năng xước măng rô xuất hiện.
Nếu vết xước măng rô đã gây đau và đỏ thì nó có thể đã bị viêm. Một vết xước măng rô bị viêm không nhất thiết là một vết xước măng rô bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cần theo dõi và điều trị.
Trong trường hợp này, điều trị vết xước măng rô bằng cách băng lại, uống thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết xước theo danh sách thuốc bác sỹ kê đơn. Thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển" - Bác sỹ Jacobs nói.
Nhưng nếu vết xước đã bị viêm và nhiễm trùng? Trong trường hợp này vết xước sẽ gây đau đớn trầm trọng hơn và sưng tấy có thể lan rộng trên một khu vực lớn hơn. Một khả năng khác nghiêm trọng nữa là vết xước măng rô chảy nước và mưng mủ.
Nếu lo ngại có thể gây nhiễm trùng, hãy đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc kháng sinh phù hợp.
Nếu lo ngại có thể gây nhiễm trùng, hãy đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc kháng sinh phù hợp.
Cách ngăn chặn xước măng rô
Theo Tiến sỹ Jacobs - Có một vài điều có thể làm để bảo vệ tay khỏi bị xước măng rô. Việc đầu tiên, giữ ẩm cho làn da để ngăn chặn da khỏi bị khô, vì da khô dễ bị xước măng rô hơn.
"Sử dụng kem dưỡng da tay thường xuyên sẽ giúp da mềm mại hơn và tránh khô da. Đặc biệt trong những tháng mùa đông vì thời gian này da cần thoa kem dưỡng da thường xuyên, sau khi tắm và sau khi rửa tay.
Và khi ở ngoài trời lạnh hay lúc rửa bát bằng xà phòng và nước nóng cần đeo găng tay tránh cho da bị khô. Những người làm việc trong thời tiết lạnh và những người tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc tiếp xúc nhiều với nước dễ bị xước măng rô nên càng cần phải cẩn thận hơn" - Jacobs khuyến nghị
Theo Helino
Bé gái 6 tháng bụng phình như trái bóng vì mang bào thai từ trong bụng mẹ Gia đình lo lắng khi con gái 6 tháng tuổi có bụng ngày càng to lạ thường. Đi khám họ sốc hơn khi bác sĩ nói em đang mang bào thai, hiện tượng "bào thai trong bào thai" rất hiếm gặp. R (một nhân vật đã được giấu tên) - đến từ Hoa Kỳ, có một cuộc sống hạnh phúc sau khi kết...