Đừng tự làm thầy thuốc kẻo sinh bệnh!
Thầy thuốc định bệnh sai tất nhiên khổ cho bệnh nhân. Tệ hơn nữa là trường hợp bệnh nhân tự chẩn đoán.
Đừng tự làm thầy thuốc kẻo sinh bệnh.
Tự mình “lo xa”
Không thiếu người bệnh tự ý đến phòng khám đa khoa nào đó và tự động xin chụp CT, M-ray, xét nghiệm máu… vì tự nghĩ là mình bị bệnh gì đó. Thông thường ở nước ngoài, việc này chắc chắn sẽ bị từ chối, nếu bệnh nhân không có chỉ định từ bác sĩ. Nhưng tại Việt Nam, điều này vẫn diễn ra. Thậm chí đấng mày rây hẳn hoi nhưng muốn thử nội tiết tố phụ nữ cũng không sao, miễn tiền trao cháo múc.
Tự chọn món ăn theo kiểu búp phê cũng là cách ăn, ngon miệng là khác, nếu như thực khách sành chuyện ăn uống để sắp xếp cho đúng trình tự từ món khai vị đến tráng miệng. Nhưng nếu khách hàng quýnh quáng nhét cho đầy một đĩa theo kiểu chả giò nước mắm nằm cạnh miếng phô mai thì không chỉ khách khó ăn ngon mà đầu bếp cũng ngao ngán!
Không thiếu bệnh nhân tự mình quyết định gõ cửa cùng lúc nhiều chuyên khoa, như hồi hộp thì đến bác sĩ tim mạch, đau lưng thì chấn thương chỉnh hình, dị ứng thì đi khám bệnh ngoài da…
Bệnh nhân chỉ cảm thấy vừa lòng khi cầm trên tay xấp toa thuốc dày cộm mặc cho toa này trái ngược toa kia, hoặc gặp tình trạng nhiều khi uống cùng một nhóm thuốc, nhưng uống nhiều lần vì xin nhiều toa.
Yêu cầu từ cảm giác chủ quan của bệnh nhân
Ở quầy búp phê có thể tìm món khác không mấy khó nếu nhà hàng chưa đóng cửa nhưng với chuyện bệnh hoạn lại không đơn giản như thế. Không bệnh nào dậm chân tại chỗ chờ thầy thuốc chẩn đoán cho đúng.
Tỷ lệ chuyển bệnh đúng tuyến, hay tỷ lệ đề nghị hội chẩn của các phòng khám đa khoa hiện đang chiếm bao nhiêu %? Liệu có bao nhiêu bệnh nhân đang được điều trị ngoại trú là do chẩn đoán ban đầu của thầy thuốc, hay chỉ do yêu cầu từ cảm giác chủ quan của người bệnh?
Video đang HOT
Không nói thêm cũng hiểu tại sao nhiều người bệnh đến bệnh viện quá trễ, tại sao nhiều bệnh viện bắt buộc phải tiếp tục quá tải vì bệnh nặng.
Theo BS. Lương Lễ Hoàng
Gia đình Online
Những tư thế ngồi học dễ gây vẹo cột sống
Theo chuyên gia y tế Nguyễn Huy Khương, BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) tư thế ngồi học của trẻ vô cùng quan trọng vì chỉ cần tư thế ngồi sai một thời gian sẽ khiến trẻ bị vẹo cột sống.
Ảnh minh họa: Internet
Phát hiện sớm vẹo cột sống ở trẻ
Theo chuyên gia y tế Nguyễn Huy Khương, phát hiện sớm các dấu hiệu của vẹo cột sống giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Cách đơn giản nhất để các bậc cha mẹ phát hiện trẻ bị tật vẹo cột sống là:
Quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, có thể kèm theo vùng hông - thắt lưng nhô phía bên kia.
Cho trẻ cúi xuống từ từ, sẽ quan sát thấy ụ gồ ở vùng lưng và đối diện với ụ gồ là vùng lõm.
Bình thường, cột sống vừa có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, là điểm tựa cho đầu, mình và tứ chi, vừa phải bảo vệ an toàn bó dây thần kinh từ não đi xuống và tỏa ra từ các khe đốt sống để chỉ huy mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Sức nặng của cơ thể khi ở tư thế đứng thẳng tác động uốn cột sống cong theo chiều trước sau thành hình chữ S khi nhìn nghiêng (nếu nhìn chính diện thấy cột sống vẫn thẳng). Nhờ cột sống uốn cong như vậy nó trở nên mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu được trọng tải nặng, cường độ vận động mạnh.
Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ cần ngồi học sai tư thế thì rất dễ khiến cho cột sống bị vẹo. Những tư thế ngồi học sai trẻ hay mắc là:
Ngồi viết cúi quá hoặc nằm bò ra bàn học, ngực tì vào bàn. Tư thế này sẽ ảnh hưởng đến mắt, tim, phổi, cột sống; Nằm ra giường, sàn nhà để viết. Tư thế này dễ tạo cho trẻ sự lười biếng và không tập trung.
Ngồi vẹo sống lưng (thường xảy ra đối với những trẻ ngồi học trên ghế xoay). Ngồi học chống một tay để tựa đầu còn tay còn lại để viết bài.
Gí mắt sát vào sách vở để đọc dễ hơn. Ngồi viết vắt chân chữ ngũ, gác chân lên ghế.
Vở để quá xa so với tầm mắt trẻ. Nơi viết thiếu ánh sáng. Bàn quá cao hay quá thấp với tầm của trẻ, hoặc ghế cao hơn bàn.
Nếu trẻ ngồi học sai tư thế một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt. Những điều này gây tổn hại rất lớn đến sức khỏe, bởi vì tim, phổi khó hoạt động, thở không sâu làm giảm tính cơ động của lồng ngực, giảm dung tích sống của phổi, trẻ sẽ dần dần yếu ớt, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
Tư thế ngồi học đúng
Cũng theo chuyên gia y tế Nguyễn Huy Khương, trước tiên phải chuẩn bị một bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ, nên sử dụng loại ghế tựa và cố định (loại ghế không xoay), hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống khoảng 10- 15 độ.
Với đèn học, bạn nên cho trẻ dùng loại đèn sợi tóc hoặc đèn compact, tránh dùng loại đèn huỳnh quang do đèn huỳnh quang có độ chớp nháy cao dễ gây mỏi mắt cho trẻ.
Tư thế ngồi học đúng là:
- Hai chân chạm đất.
- Hai mông đặt thoải mái trên ghế.
-Hai cánh tay đặt lên bàn.
Khi ngồi viết cần lưu ý:
- Lưng thẳng, đầu hơi cúi.
- Không tì ngực vào cạnh bàn.
- Hai mắt cách vở 25-30cm.
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch.
- Hai chân để song song, thoải mái.
Khi phát hiện chứng vẹo cột sống ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa cột sống hay chấn thương chỉnh hình thăm khám. Đến khám càng sớm, cơ hội cứu chữa càng cao, chi phí điều trị cũng ít tốn kém.
Theo Giadinh.net
Muốn tránh bệnh gút thì né canh chua bạc hà Bệnh gút là hậu quả của chuyện axít uric tăng trong máu rồi kết tủa trong khớp. Có nhiều lý do khiến axít uric bội tăng, chẳng hạn vì: Ảnh minh họa - Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương. - Tiêu thụ quá nhiều chất đạm từ lòng heo, thịt mỡ, da gà, cá nục, cá mòi, lạp...