Đừng tự biến mình thành nạn nhân của tội phạm
Thực tiễn trong rất nhiều vụ án xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ lỗi của nạn nhân. Đó là sự mất cảnh giác, sơ hở, thiếu hiểu biết, sự tham lam, dễ dãi, khả năng tự bảo vệ bản thân còn hạn chế.
Trong một hội thảo khoa học về tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đưa ra con số khảo sát là động cơ gây án do mâu thuẫn tức thời chiếm 48,8% và không nguyên cớ chiếm 3,2%. Riêng đối với loại cướp tài sản, phần nhiều các vụ án xuất phát từ sự phô trương tài sản; ngồi tâm sự đêm khuya nơi vắng vẻ; xe ôm chở khách đến khu vực hẻo lánh, vắng người qua lại…
Đầu tháng 10/2020, Cơ quan Công an bắt giữ nhóm cướp tài sản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật do Lương Văn Đẹt (SN 2003, ngụ Sóc Trăng) cầm đầu cùng 5 đồng bọn. Đối tượng mà bọn cướp nhắm đến là các đôi tình nhân sinh viên, công nhân ngồi tâm sự ở các đoạn đường vắng trong khu vực Làng đại học Quốc gia, giáp ranh giữa TP Dĩ An (Bình Dương), quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) và TP Biên Hòa (Đồng Nai).
Khoảng 22h ngày 22/9, 6 đối tượng trong băng cướp đi xe gắn máy rảo tìm con mồi thì phát hiện anh H.M (SN 1999) cùng chị N.H (SN 2001) đang ngồi tâm sự nơi vắng vẻ trên đường Hải Thượng Lãn Ông thuộc phường Đông Hòa, TP Dĩ An. Chúng khống chế đôi nam nữ, cướp 2 điện thoại, 1 triệu đồng, 1 đôi bông tai và thay nhau hiếp dâm chị H.
Hiện trường vụ giết xe ôm công nghệ, cướp tài sản ở huyện Bình Chánh.
Điều đáng nói là cũng ở khu vực Làng đại học trước đây từng xảy ra khá nhiều vụ án tương tự. Cơ quan Công an các địa phương vùng giáp ranh liên tục phối hợp với các trường đại học để tuyên truyền, cảnh báo sinh viên không nên tâm sự nơi vắng vẻ nhưng vẫn có nhiều người tự mình chuốc họa vào thân mà anh M, chị H là một ví dụ.
Cũng bị cướp ở khu vực vắng vẻ thuộc nhóm có nguy cơ cao là người chạy xe ôm. Qua các vụ giết xe ôm, cướp tài sản cho thấy, nạn nhân mà bọn cướp nhắm đến là những người lái xe ôm lớn tuổi, thời điểm gây án từ sau 0 giờ và thường đi hai đối tượng. Địa điểm đến vùng ngoại ô, các cung đường vắng, khu vực xa lạ mà người chạy xe ôm chưa đến bao giờ. Để thuyết phục được người chở thuê, chúng thường chấp nhận đi với mức giá khá cao.
Do vậy mà cơ quan Công an khuyến cáo, để tự bảo vệ mình, các tài xế xe ôm cảnh giác với những khách lạ, sẵn sàng chấp nhận giá cao, thuê chở đến những nơi ở ngoại thành hoặc biết rõ nơi đó hẻo lánh, vắng người qua lại. Khi nghi ngờ có thể gọi đồng nghiệp đến chứng kiến việc thỏa thuận. Xin lỗi khách vì lý do an toàn đề nghị khách cho đồng nghiệp chụp lại hình ảnh, giấy tờ tùy thân và trả tiền trước.
Video đang HOT
Trong trường hợp không có người xung quanh thì điện thoại cho người nhà nói rõ lộ trình đi, đồng thời gửi hình ảnh người đi cùng giấy tờ tùy thân của khách cho người thân qua điện thoại. Chỉ cần vài thao tác đơn giản như vậy, nếu đúng là kẻ có ý đồ xấu thì lập tức sẽ viện lý do để nhanh chóng rời đi.
Trong trường hợp bị cướp khống chế, đe dọa, nạn nhân cần hết sức bình tĩnh, không giằng co với cướp có hung khí trong tay để cố giữ tài sản. Vì trong tình thế đó chỉ gây hại cho bản thân. Mục tiêu chính của bọn cướp là tài sản nên khi chiếm đoạt được tài sản trong tay thì chúng sẽ nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Thơi, nạn nhân của băng cướp xe ôm làHà Văn Lưu (quê Vĩnh Long) và Nguyễn Sơn Nguyên ( quê Tiền Giang) là một điển hình. Sau khi giết chết 2 xe ôm để cướp tài sản, nhóm cướp tiếp tục thực hiện vụ thứ 3 nhắm vào ông Thơi. Chúng thuê ông Thơi chở sang quận Bình Tân rồi kêu ông Thơi dừng lại ở một con hẻm vắng người để đi tiểu. Nguyên dùng dao đâm vào người ông Thơi và dọa nếu tri hô chúng sẽ cắt cổ.
Dù hoảng loạn nhưng ông Thơi nhanh trí đưa luôn bóp tiền, điện thoại cho bọn cướp và xin được tha mạng. Có tài sản, chúng lập tức rời khỏi hiện trường, nhờ vậy mà ông Thơi được người dân đưa đi cấp cứu và thoát chết. Cũng nhờ ông Thơi còn sống nên sau đó kẻ cướp nhanh chóng bị cơ quan Công an bắt giữ. Theo lời khai của kẻ cướp, vì 2 người lái xe ôm trước cố giữ tài sản và tri hô nên chúng đành phải ra tay…
Trong các vụ án giết người từ nguyên nhân xã hội, sự thách thức của nạn nhân như một giọt nước làm tràn ly. Sau khi ly dị vợ, Trương Văn Huệ (SN 1979; quê quán Bà Rịa – Vũng Tàu) sống chung như vợ chồng với chị Đ.T.B (SN 1992; tạm trú huyên Hà Bè, TP Hồ Chí Minh) cũng vừa ly dị chồng. Tuy nhiên, chỉ ăn ở với nhau được 2 tháng thì hai người này lại… chia tay. Vì xem nhau là bạn nên hàng ngày Huệ vẫn đưa đón chị B đi làm ở huyện Nhà Bè.
Một lần đưa chị B về phòng trọ lúc 22h, Huệ ngồi trên chiếc nệm, còn chị B vào nhà vệ sinh. Thấy điện thoại đi động của chị B để gần đó, Huệ mở xem tin nhắn thì thấy có nhiều tin nhắn qua lại rất tình cảm giữa chị B với người khác. Huệ hỏi người đó là ai thì B nói người yêu cũ, tên là C rồi dùng nhiều lời lẽ chọc tức Huệ.
Thấy trong phòng có sợi dây dù, Huệ cầm lên dọa: “Bà có tin tui siết cổ bà chết không?”. Chị B: “Tôi thách ông đó!”. Nói rồi chị B tiếp tục chọc tức Huệ bằng việc kể lại vừa đi khách sạn với C cách đó ít hôm. Nghe xong, Huệ tức giận dùng dây dù siết cổ B cho đến chết….
Lê Thanh Hùng (SN 1979, quê quán Đồng Tháp), phụ hồ ở thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) quen biết với chị T.H (SN 1988, Kiên Giang), nhân viên của quán cà phê gần nơi Hùng làm. Trong một lần đi chơi, hai người đến nhà nghỉ Chi Phúc ở quận Bình Tân thuê phòng ở lầu 3 để ngủ. Tại đây, lúc đi tắm, chị H phát hiện mất sợi dây chuyền và nghi ngờ Hùng lấy của mình dẫn đến hai bên cự cãi. Chị H nhặt lấy khúc cây gỗ dưới gầm giường đánh vào lưng Hùng thì Hùng giật cây đánh nhiều cái vào phía sau gáy chị H đến bất tỉnh nằm gục xuống nền gạch. Thấy chị H còn thở, Hùng bê chị H lên giường rồi dùng dầu gió xoa bóp vết thương. Ít phút sau, chị H tỉnh lại. Thay vì chọn giải pháp im lặng để ra khỏi phòng đến chỗ có người và hô hoán thì chị H lại chửi mắng và dùng cây đánh Hùng. Chính điều này đã kích động và Hùng đã đánh chết nạn nhân…
Đại tá Hoàng Khanh, nguyên Đội trưởng Đội Trọng án (Phòng CSHS, Công an TP Hồ Chí Minh) cho rằng, đối với loại tội phạm giết người xuất phát từ nguyên nhân xã hội, bộc phát nhất thời tuy rất dễ khám phá (do đối tượng ít có thủ đoạn đối phó, ăn năn hối cãi, tự ra đầu thú) nhưng khó phòng ngừa. Bởi trước khi gây án đối tượng không có dự mưu, gây án từ sự thiếu kiềm chế bản thân lúc nóng giận nên để hạn chế loại án này chủ yếu tuyên truyền, kêu gọi người dân cần phải bình tĩnh, trong lúc phát sinh mẫu thuẫn. Sự nóng giận, khiêu khích, thách thức chỉ mang lại những hậu quả đau lòng, đến khi hối hận thì đã muộn.
Sinh viên thích thú cắt tóc giá chỉ 2.000 đồng trong xe lưu động
Chỉ với 2.000 đồng cho một lượt cắt tóc, lạ mắt với mô hình hớt tóc trong thùng xe tải cải tiến, nhiều sinh viên sẵn sàng xếp hàng dài chờ đến lượt tại các điểm dừng của xe lưu động gần các trường đại học ở TP.HCM.
Trong xe đầy đủ các dụng cụ cần thiết để cắt tóc cho 2 khách một lượt - Ảnh: HOÀNG AN
Xuất phát từ ý tưởng ở nước ngoài, những "anh thợ áo cam" trẻ trung đã "hô biến" xe tải chở hàng thành xe cắt tóc lưu động, trang bị đủ dụng cụ cắt, gội, làm tóc kiểu cho nam và nữ với hai ghế ngồi.
Những chiếc xe lạ mắt này dừng tại các trường đại học, cắt tóc với giá 2.000 đồng một lượt cho nam và 20.000 đồng cho nữ.
Biết qua mạng xã hội, Minh Cường cũng tìm tới đây. Cường cho biết cắt tóc giá rẻ nhưng đường cắt rất chuyên nghiệp, mong sao thời gian tới đội sẽ quay lại làng đại học và duy trì giá rẻ này.
Di chuyển nhiều, đội cắt tóc gặp nhiều bất tiện như vấn đề thời tiết nắng, mưa... Xe cũng chỉ có 2 ghế nên nhiều sinh viên phải đợi đến lượt.
Sinh viên đợi cắt tóc tại Nhà văn hóa Sinh viên (Q.Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: HOÀNG AN
Thích thú với đầu tóc mới, Huỳnh Văn Ninh (sinh viên năm nhất Trường ĐH Bách khoa) bày tỏ: "Bình thường em tốn khoảng 25.000 - 30.000 cắt tóc. Tuy thời gian đợi khá lâu vì rất đông bạn đến đây nhưng em vẫn thích thử cảm giác cắt trên xe và mong tiết kiệm được một khoản nhỏ" - Ảnh: HOÀNG AN
Xe chỉ có 2 ghế nên nhiều sinh viên phải đợi đến lượt - Ảnh: HOÀNG AN
Đội hoạt động từ 10h-20h mỗi ngày - Ảnh: HOÀNG AN
Xe cắt tóc lưu động dừng tại các điểm gần trường đại học từ 2 đến 3 ngày - Ảnh: HOÀNG AN
Làng đại học 'vui như Tết' nhờ sinh viên trở lại sau kỳ nghỉ dịch Sau thời gian cách ly xã hội, làng đại học ở quận Thủ Đức (TP.HCM) nhộn nhịp trở lại khi sinh viên các trường thuộc khối ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức học lại từ 18/5.