Dùng trước trả sau, bóp nghẹt quyền nhạc sĩ?
Trước nay, chỉ có các đài phát thanh, truyền hình mới thoải mái dùng trước, trả sau đối với các tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng trong dự thảo biểu giá về mức thu tác quyền của Cục Bản quyền đang soạn thảo có thể sẽ cho phép các đối tượng khác nhau thoải mái sử dụng theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu”.
Theo dự thảo, ngoài các đài tiếng nói, đài truyền hình, các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, vũ trường, hay nhạc chuông nhạc chờ chỉ cần trả tiền khi sử dụng mà không cần phải xin phép. Cũng theo dự thảo, không cần phải thống nhất hay thỏa thuận về tác quyền, sẽ có một mức giá cố định được đưa ra làm cơ sở thanh toán thù lao theo tỉ lệ phân chia là tác giả hưởng 35%, người biểu diễn hưởng 30% và nhà sản xuất hưởng 35%.
Một cán bộ của Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho hay, nếu điều này được thực thi, quyền lợi của nhạc sĩ sẽ bị ảnh hưởng, họ bị động và phải chờ đợi vào sự trung thực của người sử dụng. Nếu họ không tự nguyện kê khai và nộp tiền, hoặc nếu kê khai không chính xác, cũng rất khó để kiểm soát. Hoặc giả sử, bên sử dụng có thiện chí trả tiền, liệu họ có thể tìm địa chỉ liên lạc, gửi thù lao tới tay tác giả hay không, đó là điều đáng phải suy nghĩ.
Nhiều nhạc sĩ tên tuổi không muốn đánh đồng sản phẩm của mình với sáng tác của những người khác. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Bài học nhãn tiền cho việc “tiền trảm hậu tấu” này là việc Đài Truyền hình KTS VTC chây ì suốt 7 năm qua không chịu trả tiền, dù họ đã phát sóng từ lâu và phát đi phát lại nhiều lần. Dù kiên trì, nhưng VCPMC cũng đang phải bó tay. Mặt khác, nhiều nhạc sĩ cũng không muốn đánh đồng sản phẩm của mình với sáng tác của những người khác. Chẳng hạn một tên tuổi lớn không dễ gì chấp nhận thù lao của mình tương đương với một tác giả nhạc teen sáng tác ca khúc theo kiểu thị trường. Nếu áp dụng dự thảo này, coi như nhạc sĩ bị mất quyền “ra giá”. Ngoài ra, trên thế giới tỉ lệ nhạc sĩ được hưởng phải là 51% chứ không thể là 35% như dự thảo. Ngoài ra, cố định mức phí này tức là dự thảo chưa tính đến khả năng chi trả ở các vùng miền, các loại đối tượng khác nhau, chẳng hạn các địa phương vùng sâu vùng xa, những vùng còn khó khăn.
Video đang HOT
Cũng theo biểu giá này, các nhà thơ thua thiệt rất nhiều so với những người viết văn xuôi. Cụ thể, người ta chỉ phải trả 5.000 đồng/phút cho tác giả thơ và 10.000 đồng/ phút cho tác giả văn xuôi. Nhưng có lẽ, người lập biểu giá không tính tới độ dài ngắn, đầu tư chất xám cho hai thể loại đặc thù này. Rất nhiều bài thơ, có lẽ nếu cố ngân nga ra đến mấy cũng không thể quá 1 – 2 phút, trong khi đọc văn xuôi thì ít nhất phải mất vài phút cho tới nhiều tiếng đồng hồ.
Theo Báo Đất Việt
Việt Nam xa lạ với nghe nhạc trực tuyến trả tiền?
Trên thế giới, nếu nghe nhạc trực tuyến được dự báo là tương lai của nhạc số, chứ không phải là nhạc chuông nhạc chờ thì ở Việt Nam điều này dương như là ngược lại. Nhạc trực tuyến hiện vẫn là một thị trường đầy cam go, khi khái niệm nghe nhạc trả tiền vẫn là một điều xa lạ.
Điều này kéo theo nhiều sự vô lý khi mà những sáng tạo thuộc sở hữu cá nhân lại được sử dụng thoải mái miễn phí, trong khi người sở hữu phải tốn không ít tiền cho sự sáng tạo này.
Nghe nhạc trả tiền? Còn lâu!
Tháng 8/2011, NCT Corporation, chủ sở hữu website NhacCuaTui.Com cùng Universal Music Group và Sony Music ký thỏa thuận sử dụng bản quyền các ca khúc quốc tế thuộc sở hữu của hai đơn vị này. Đây là động thái tiến tới việc xây dựng dự án âm nhạc chất lượng cao để bán cho người nghe, với giá khá tượng trưng của NCT. "Điều quan trọng nhất là chúng tôi muốn mang đến thói quen nghe nhạc hợp pháp, có bản quyền", ông Nhan Thế Luân - TGĐ NCT cho biết.
Zing Mp3 - một website cung cấp nhạc trực tuyến khá lớn hiện nay vẫn chưa thể bán ca khúc.
Tuy nhiên, hiện tại, đây vẫn còn là khái niệm xa lạ. Người nghe có thể thoải mái nghe, tải các ca khúc mình thích về thiết bị cá nhân mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào, không chỉ tại các website không hợp pháp mà còn là website hợp pháp. "Nhạc trực tuyến hiện chỉ giúp chúng tôi trong việc lấy quảng cáo cho website, còn bán ca khúc thì vẫn chưa thể", đại diện Zing Mp3 - một website cung cấp nhạc trực tuyến khá lớn hiện nay cho biết. Điều này đã khiến không ít ca sĩ bức xúc khi mà nhạc trực tuyến tác động không nhỏ đến doanh thu băng đĩa, sáng tạo của mình trở thành "của chùa" của công chúng.
"Ở các nước, doanh thu nhạc số, băng đĩa khiến ca sĩ có thu nhập lớn, giúp ca sĩ phục vụ cho tái đầu tư giọng hát. Còn ở Việt Nam, doanh thu của ca sĩ chỉ dựa vào biểu diễn. Để có tiền, anh phải biểu diễn liên tục. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất giọng, và thậm chí phần nào lý giải cho việc hát nhép nữa", ca sĩ Nam Cường bày tỏ.
Khó có một thị trường đúng nghĩa
Thay đổi thói quen lẫn nhận thức của người nghe là một vấn đề khá nan giải, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, rất khó để có thể kiên quyết đưa nhạc trực tuyến trở thành một thị trường đúng nghĩa, khi vô số website âm nhạc không phép vẫn đang tồn tại. Điều đó gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh nghiêm túc, và hậu quả của điều đó là không doanh nghiệp nào "chịu" nghiêm túc vì không thể "bán" khi người khác lại biếu không. Ngoài ra, hiện hầu hết các website đều dành cho người nghe quyền đăng tải ca khúc mà không kiểm soát. Bất kỳ người nghe nào, chỉ cần đăng ký thành viên là có thể chia sẻ ca khúc mình thích lên website.
Ở nước ngoài, khi nghe nhạc trực tuyến, tất cả người nghe đều phải trả tiền.
Ảnh: HC
"Các website dùng nhạc của chúng tôi, dù không bán được theo từng ca khúc nhưng họ cũng thu được tiền quảng cáo từ đó. Trên nguyên tắc, họ phải trả tiền cho chúng tôi. Thế nhưng, nếu chúng tôi thắc mắc, họ bảo là do người nghe tự đăng tải chứ họ không chủ trương dùng ca khúc đó", ca sĩ Nam Cường cho biết thêm.
Không ít ca sĩ từng kiên quyết đấu tranh với vấn nạn này, tuy nhiên cũng có không ít người bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ phương tiện kỹ thuật để giám sát, cũng không có thời gian để theo đuổi nếu phải nhờ đến pháp luật. Chỉ rất ít trường hợp thành công như ca sĩ Thái Thùy Linh với album Bộ đội. Cô ngoài việc tự thân còn phải nhờ đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Một vài website đã phải gỡ bỏ các ca khúc này xuống, tuy nhiên, hiện người nghe vẫn dễ dàng tải trên các website không phép.
Một cách nào đó, khi cuộc chiến với nhạc lậu vẫn chưa ngã ngũ thì có lẽ đừng "mơ" đến một thị trường nhạc trực tuyến đúng nghĩa!
Theo Báo Đất Việt
Thời của Ngôi sao không còn ồ ạt, chật vật "Nam tiến" ? Nhiều sao trẻ phía Bắc đang dần chiếm được tình cảm của khán giả mà không cần phải lệ thuộc vào vấn đề Nam tiến. Miền Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn được xem là thị trường giải trí lớn nhất nước. Mỗi ngày đều có hàng chục tụ điểm, sân khấu sáng đèn, cùng vô vàn...