Đứng trước tình cảnh mẹ chồng mẹ đẻ cãi nhau, cuối cùng tôi đã phải xin mẹ đẻ rời đi
Mẹ tôi nghe vô lý nên đã ngăn lại. Thế rồi chỉ vì chuyện đó mà mẹ tôi và mẹ chồng cứ vậy cãi nhau.
Ảnh minh họa
Mặc dù sinh con xong, tôi được cả mẹ đẻ và mẹ chồng chăm sóc. Thế nhưng mẹ đẻ và mẹ chồng liên tục mâu thuẫn khiến tôi rất khó xử. Mẹ chồng tôi thì cổ hủ, lạc hậu. Còn mẹ đẻ của tôi lại không khôn khéo nên dễ mất lòng thông gia.
Nhà có con đầu cháu sớm nên ai cũng săn sóc mẹ con tôi. Tôi sinh con xong, bố mẹ đã đến nhà chồng xin cho tôi về ngoại ở cữ. Nhưng bố mẹ chồng tôi không đồng ý. Ông bà bảo con gái lấy chồng phải ở nhà chồng. Thế là mẹ tôi phải gói ghém quần áo đến nhà thông gia chăm con gái. Có lẽ vì chuyện này mà mẹ tôi có ác cảm với nhà thông gia.
Mẹ đẻ của tôi là người sạch sẽ. Vậy nên hôm đầu tiên, khi nhìn bà nội vạch ti cho cháu bú, mẹ tôi đã cảm thấy không hài lòng. Mẹ chồng tôi vốn như vậy, tôi ít sữa nên phải cho con uống thêm sữa ngoài. Mỗi lúc sữa chưa kịp pha xong thì mẹ chồng tôi lại cho ti vào miệng cháu để cháu nín khóc. Chính tôi cũng nhiều lần nhắc bà.
Hôm nào sạch sẽ thì thôi, có hôm bà đang nhễ nhại mồ hôi cũng cho cháu ti như thế. Nhưng tôi nói cũng chẳng ăn thua. Mẹ chồng tôi cổ hủ, luôn cho mình là đúng nên không nghe con dâu lẫn con đẻ.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Mẹ đẻ tôi có kinh nghiệm chăm cháu nhỏ nên chăm cháu rất khéo. Ngay từ đầu mẹ tôi đã nói phụ nữ sau sinh không cần nằm than. Thế nhưng mẹ chồng tôi lại một mực bắt tôi phải nằm than trong thời tiết oi bức này. Tôi làm dâu nên cũng không muốn mất lòng mẹ chồng đành phải nghe theo lời bà.
Có lẽ nằm than nóng quá nên con tôi phát ban khắp người. Nhìn người cháu nổi đầy mẩn đỏ, mẹ tôi xót xa định đưa cháu đi viện. Vậy mà mẹ chồng tôi không cho. Bà lấy về nhà mấy loại lá rồi giã ra, đắp lên khắp người cháu. Tôi và chồng nói không được. Mẹ đẻ tôi can thiệp cũng không xong. Cuối cùng, mẹ tôi lo quá nên tự mình đưa cháu đi viện.
Đến viện, bác sĩ nói con tôi bị viêm da nặng. May mắn là đưa đi viện kịp thời. Nếu cứ để ở nhà đắp lá, con tôi dễ bị nhiễm trùng da. Mẹ chồng tôi biết sai nên không nói gì. Nhưng cũng từ lúc đó mà mâu thuẫn giữa mẹ chồng và mẹ tôi ngày càng tăng lên.
Con tôi đi viện về, tưởng yên ổn được vài ngày không ngờ chuyện khác lại xảy ra. Chuyện là hôm nay, mẹ tôi thấy mẹ chồng liếm mặt cho cháu. Bà còn bảo liếm mặt cháu để cháu nhanh rụng lông tơ. Mẹ tôi nghe vô lý nên đã ngăn lại. Thế rồi chỉ vì chuyện đó mà mẹ tôi và mẹ chồng cứ vậy cãi nhau.
Tối nay tôi nói mẹ đẻ ngày mai về quê. Nếu cứ sống ở nhà chồng tôi, cả tôi và mẹ đều khó xử. Mẹ chồng tôi thì bảo thủ nên chẳng nghe lời ai. Còn tôi làm dâu, không dám góp ý thẳng. Thương con thương cháu, mẹ tôi ái ngại: “Con làm mẹ, phải có chính kiến. Chuyện khác con có thể nhịn chứ chuyện nuôi dạy con, con không thể nhượng bộ”.
Nghĩ mà thương mẹ tôi. Đến nhà thông gia chăm con, chăm cháu nhưng lúc nào cũng không được chăm theo ý của mình. Ngày mai mẹ tôi vẫn ở lại vì lo cho mẹ con tôi. Không biết rồi nhà tôi sẽ còn xảy ra chuyện gì nữa. Có phải mẹ tôi nói đúng, tôi đã quá nhu nhược phải không các bạn?
Theo Afamily
Mẹ chồng và mẹ đẻ khác nhau ra sao?
Trước mặt mẹ đẻ, bạn có thể lười biếng kiểu gì cũng được. Trước mặt mẹ chồng, bạn hãy cố tỏ ra siêng năng, ít nhất là khi mẹ chồng đang quanh quẩn bên cạnh, bởi một chút lười biếng của bạn cũng đủ khiến cho mẹ chồng gai mắt.
1. Nếu bạn cãi nhau với mẹ đẻ, một thời gian mẹ bạn sẽ quên ngay.
Nếu bạn cãi nhau với mẹ chồng, hãy cẩn thận, rất có thể đó là hồi ức mẹ chồng sẽ ghi nhớ mãi và tin rằng bạn là một cô con dâu hỗn láo.
2. Khi ở nhà bố mẹ đẻ, mẹ nấu cho bạn 3 bữa cơm, mẹ rửa chén cho bạn, rất có thể mẹ bạn cho rằng đó là điều đương nhiên.
Khi ở nhà chồng, mẹ chồng nấu cho bạn 3 bữa cơm, mẹ chồng rửa chén cho bạn, không còn nghi ngờ gì nữa, bạn sẽ dính ngay tội danh bất hiếu.
Ảnh minh họa
3. Nếu mẹ đẻ bận rộn nhưng bạn không hề giúp đỡ, có thể mẹ bạn cho rằng điều này chẳng sao cả.
Nếu mẹ chồng bận rộn nhưng bạn không hề giúp đỡ, mẹ chồng sẽ nghĩ bạn là cô con dâu không biết điều.
4. Nếu bạn đi du lịch nhưng không dẫn mẹ đẻ theo, có lẽ mẹ bạn cho rằng đó là điều bình thường.
Nếu bạn đi du lịch nhưng không dẫn mẹ chồng theo, mẹ chồng sẽ nghĩ bạn là cô con dâu ích kỷ, không biết nghĩ cho mẹ chồng.
5. Trước mặt mẹ đẻ, bạn có thể nói xấu chồng một cách thoải mái.
Trước mặt mẹ chồng, bạn đừng bao giờ nói xấu con trai của bà, cho dù điều bạn nói là hoàn toàn đúng, nhưng rất có khả năng mẹ chồng sẽ đá bạn ra khỏi nhà đấy.
6. Trước mặt mẹ đẻ, bạn có thể lười biếng kiểu gì cũng được.
Trước mặt mẹ chồng, bạn hãy cố tỏ ra siêng năng, ít nhất là khi mẹ chồng đang quanh quẩn bên cạnh, bởi một chút lười biếng của bạn cũng đủ khiến cho mẹ chồng gai mắt.
7. Ở nhà bố mẹ đẻ, nếu có đồ ăn ngon chắc hẳn bố mẹ đẻ sẽ luôn nhường cho bạn và bạn có thể ăn ngon lành.
Ở nhà chồng, cho dù bố mẹ chồng nhường bạn đồ ăn ngon thì bạn đừng hồn nhiên mà ăn ngay nhé. Bởi quy tắc là đồ ăn ngon trước tiên phải đến tay bố chồng, mẹ chồng, chồng của bạn, con của bạn, và bạn mới là vị trí cuối cùng.
8. Ở nhà bố mẹ đẻ, bạn sẽ được cưng chiều bởi bố mẹ đẻ cực khổ nuôi bạn khôn lớn, cho nên họ không muốn bạn động tay động chân vào việc vất vả.
Ở nhà chồng, bạn sẽ từ con cưng rớt xuống vị trí chăm chồng, chăm con, nếu chăm hai bảo bối ấy không tốt, bạn sẽ biến thành mục tiêu để mẹ chồng công kích.
Theo Tú Uyên / Trí Thức Trẻ
Làm dâu khổ sở vì mẹ chồng chưa đủ còn thêm chị chồng gớm ghê Bố mẹ chồng cô thì ban đầu rất yêu quý cô. Tuy nhiên chị chồng lại hay đơn đặt nói xấu cô nên dần dần tình cảm bố mẹ chồng cũng rạn nứt dần. Nhung chưa bao giờ hiểu vì sao chị chồng lại không thích mình như thế. Từ ngày về làm dâu cô đều cố gắng đỗi xử tốt với chị...