Đứng trước lăng mộ 5.000 năm tuổi, chuyên gia khảo cổ không nỡ đào xới: Lý do đến từ điều không ngờ!
Đối với giới khảo cổ học, tìm được lăng mộ hàng nghìn năm tuổi giống như “kho báu lịch sử”. Vậy tại sao họ không nỡ khám phá ngôi mộ này?
Khác với những gì mọi người vẫn tưởng tượng, người canh giữ lăng mộ giống như những vệ binh trung thành, cố gắng hết sức để bảo vệ bí mật và sự yên bình của chủ nhân. Một số gia đình đã bảo vệ cùng một khu mộ trong nhiều thế hệ, và sẽ không bao giờ tiết lộ một chút tin tức nào về người nằm bên trong và những tin tức liên quan.
Khi chủ nhân ngôi mộ lựa chọn những người bảo vệ, họ thường coi trọng về mặt đạo đức và lòng trung thành, chỉ những người có ý chí kiên định mới có thể trở thành những người canh giữ lăng mộ xuất sắc.
Trong một ngọn núi sâu ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một ông già hàng ngày canh giữ một tấm bia không chữ cao hơn 1 mét. Một ngôi mộ cổ được chôn dưới tấm bia không chữ này, các thành viên trong gia đình họ luôn sống ở đây với tư cách là người canh giữ ngôi mộ và không bao giờ rời đi.
Tuy nhiên, khi được hỏi về chủ nhân của ngôi mộ, ông lão từ chối tiết lộ thông tin. Vị chủ nhân bí ẩn trong lăng mộ này là ai, tại sao phải giữ kín từ đời này sang đời khác? Điều gì đã khiến người canh giữ có thể giữ kín bí mật đến ngày hôm này?
Thân phận chủ nhân ngôi mộ
Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà khảo cổ học đến huyện Trác Lộc, tỉnh Hà Bắc để thực hiện các nghiên cứu liên quan. Lần theo manh mối mà họ nắm được, họ điều tra đến ngôi mộ bí ẩn không có tên tuổi này.
Đây là một ngôi làng cổ bí ẩn ẩn sâu trong núi, và dân làng thực sự sống một cuộc sống biệt lập như thế giới bên ngoài. Các chuyên gia được biết, gia đình đã canh giữ ngôi mộ qua nhiều thế hệ sống ở ngôi làng cổ này.
Theo sử sách và các manh mối điều tra, các chuyên gia cho rằng chủ nhân của ngôi mộ mà dòng họ đã canh giữ qua nhiều thế hệ chính là người đã tham gia trận chiến trong lịch sử.
(Hình ảnh nhân vật Xi Vưu trên phim).
Chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy người bảo vệ lăng mộ vào thời điểm đó. Tuy nhiên ông lão từ chối tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho các chuyên gia. Trong lúc tuyệt vọng, các chuyên gia đã phải nhiều lần đảm bảo rằng ngôi mộ sẽ không bị khai quật hay phá hủy. Cuối cùng ông lão cũng đã bị thuyết phục, cuối cùng đã đòng ý và nói với các chuyên gia rằng đây là lăng mộ của Xi Vưu.
Ông từng là thủ lĩnh của bộ tộc Jiuli thời xa xưa, ngày nay hậu duệ của ông chủ yếu bao gồm những người thuộc dân tộc Miêu và Khương. Theo truyền thuyết, Xi Vưu có đầu của một con bò đực và đôi cánh trên lưng.
Truyền thuyết đương nhiên có chứa một số yếu tố thần thoại. Nhưng từ những miêu tả, có thể rút ra kết luận rằng Xi Vưu là con người có thể chất mạnh mẽ và anh hùng.
Theo ghi chép, dưới thời trị vì của Xi Vưu, công nghiệp luyện kim và chăn nuôi ở địa phương phát triển rất tốt, đời sống nhân dân ấm no, thái bình. Vì vậy, Xi Vưu rất được mọi người đặc biệt yêu mến.
Lý do nhà khảo cổ rời đi
Theo người canh giữ, ngôi mộ mà gia đình ông đã trông nom qua nhiều thế hệ là một trong những ngôi mộ của Xi Vưu. Theo lệ của dòng họ, chỉ khi người canh mộ trước sắp chết, người canh giữ mộ sau mới biết được bí mật này.
Nói cách khác, người đời sau đã cẩn thận canh giữ lăng mộ của Xi Vưu trong hơn 5.000 năm. Các nhà khảo cổ cho rằng tổ tiên của họ rất có thể là một thủ hạ nào đó trung thành với Xi Vưu thời bấy giờ. Lo sợ rằng cơ thể của thủ lĩnh sẽ bị hủy hoại và sẽ không có nguyên vẹn sau khi chết, anh đã tự nguyện ở lại núi để canh giữ lăng mộ của thủ lĩnh.
Gia đình trung thành và can đảm này đã giữ lời hứa trong nhiều năm, giữ bí mật này và không chịu rời đi. Hiện tại, họ vẫn không muốn những xáo trộn của thế giới bên ngoài làm xáo trộn sự bình yên của lăng mộ.
Khâm phục trước lòng trung thành của gia đình nọ, nhóm khảo cổ đã từ bỏ ý định khai quật mặc dù đối với giới khảo cổ, tìm thấy lăng mộ hàng nghìn năm tuổi giống như ‘kho báu lịch sử’, giúp chuyên gia hiểu thêm về quá khứ.
Trên thực tế, điều đáng ngạc nhiên nhất trong vụ việc này là trong hàng nghìn năm, không phải tiền bạc, mà chính là niềm tin trung thành đã giữ họ ở đây.
Chuyên gia khai quật được 5,5kg vàng trong lăng mộ, nửa năm sau đem cân đã hụt đi 1kg: Uẩn khúc ở đâu?
Vị chuyên gia khảo cổ đã bị tình nghi ăn cắp vàng trong lăng mộ nhưng may mắn thay, một thí nghiệm khoa học đã minh oan cho ông!
Ngày 5/10/1970, các công nhân trên một công trường ở ngoại ô phía nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bất ngờ tìm thấy một chiếc bình gốm lớn nắm dưới 1 mét đất. Đào sâu hơn, họ nhận ra bên dưới còn có tới 15, 16 chiếc bình khác, bên trong bình chứa toàn những món đồ vàng sáng lóa.
Người phụ trách công trường lập tức báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng, huy động đoàn khảo cổ Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây gấp rút đến hiện trường. Sau khi khai quật sơ bộ, các chuyên gia tìm thấy tổng cộng hơn 1.000 đồ tạo tác bằng vàng và bạc bao gồm bát, chậu, đồ trang trí...
Những món đồ tùy táng được phát hiện trong lăng mộ. Ảnh: Sohu
Nhiều món tạo tác độc đáo lần đầu tiên được phát hiện trong các khu mộ cổ, nổi bật là 4 miếng vàng lá cực quý. Khi được phát hiện những miếng vàng này đang bị ngâm trong nước.
Các chuyên gia đã cẩn thận lấy chúng ra, lau sạch rồi đem lên cân. Trọng lượng của 4 miếng vàng chính xác là 5,5kg.
Với công nghệ của hơn 1000 năm trước, những người thợ kim hoàn đã rất khéo léo mới có thể chế tác nên những lá vàng mỏng như vậy. Đồ tùy táng vàng trong lăng mộ này cũng được đánh giá là nổi bật về số lượng và cực kỳ phong phú về chủng loại.
1kg vàng biến mất
Tháng 1/1971, tức là chỉ nửa năm sau lần khai quật lăng mộ ở Thiểm Tây, đoàn khảo cổ mang những di tích văn hóa đã tìm thấy ra cân đo lại để làm báo cáo.
Khi đặt 4 miếng vàng lá lên cân, chuyên gia Hàn Vĩ - một thành viên đội khảo cổ đã không thể tin vào mắt mình: Tổng trọng lượng của chúng chỉ còn 4,5kg, nghĩa là 1kg vàng đã biến mất. Hàn Vĩ lập tức báo cáo sự việc cho ban lãnh đạo bảo tàng nhưng không ai có thể lý giải nổi.
Bốn tháng sau, khi các nhân viên bảo tàng khai báo để đưa 4 miếng vàng vào kho, họ lại tiếp tục nhận ra chúng đã bị hụt đi 5 lạng, hiện chỉ còn 4kg. Vậy là từ khi được khai quật, 1,5kg vàng đã "không cánh mà bay".
Bốn miếng vàng lá liên tục bị hao hụt trọng lượng một cách khó hiểu. Ảnh: Sohu
Ban lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây lập tức mời công an vào cuộc điều tra sự việc. Ban đầu họ nghi ngờ có người đã sử dụng công nghệ cao để trộm cắp vàng, nghi phạm số một lúc này chính là chuyên gia Hàn Vĩ. Hàn Vĩ là người tiếp xúc nhiều nhất với những miếng vàng, cũng là người đầu tiên báo cáo sự việc trọng lượng vào bị thâm hụt.
Lúc này những người đồng nghiệp của Hàn Vĩ chợt nhớ ra một chi tiết quan trọng có thể giúp ông minh oan, đó là khi vàng được phát hiện nó được ngâm trong nước: Liệu có phải nửa năm sau nước đã bay hơi đi nên vàng nhẹ hơn?
Hóa ra có những nguyên nhân đặc biệt đằng sau giả thuyết vàng hút nước. Ảnh: Sohu
Giả thuyết này ban đầu bị đánh giá là quá vô lý. Vàng vốn là kim loại rất ổn định, Axit Sunfuric (HSO) hoặc Axit Nitric (HNO) còn không gây ảnh hưởng đến nó, làm sao vàng có thể hấp thụ nước?
Để giải đáp thắc mắc này, đội điều tra đã mời hai giáo sư của khoa Hóa học và khoa Vật lý trường Đại học Tây Bắc (Thiểm Tây) đến tiến hành một thí nghiệm tại chỗ: Các chuyên gia đã nhúng 4 miếng vàng lá vào nước, một 1 tuần sau mới vớt ra, gột sạch nước rồi cân lại.
Kết quả khiến mọi người một lần nữa sững sờ: Cân nặng của 4 miếng vàng lá là 5,5kg! Lúc này họ mới nhận ra những miếng vàng này thật sự đã hút nước, qua thời gian nước bay hơi đi mới hao hụt trọng lượng.
Sự thật là những miếng vàng lá do thợ thủ công thời xưa rèn đúc, bên trong có rất nhiều lỗ tí hon chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Khi bị ngâm trong nước hơn 1000 năm, những lỗ nhỏ này đã hấp thụ nước khiến vàng nặng hơn trọng lượng thật. Thí nghiệm đặc biệt này đã giúp minh oan cho chuyên gia khảo cổ Hàn Vĩ và khiến hậu thế được một phen mở mang tầm mắt.
Phát hiện chiếc bình gốm 2.300 năm tuổi ẩn giấu lời nguyền tác động lên ít nhất 55 người Phát hiện này được coi là bằng chứng mới nhất về cách những người Hy Lạp cổ đại cố gắng sử dụng "ma thuật" cách đây 2.300 năm. Một chiếc bình bằng gốm có niên đại khoảng 2.300 năm, bên trong chứa đầy xương của một con gà không đầu kèm theo một chiếc đinh sắt lớn đóng xuyên qua bình vừa được...