Đứng trên đỉnh tuyết kỳ vĩ nhất thế giới
Những dòng sông băng trên đỉnh Kilimanjaro, đỉnh núi cao nhất châu Phi nhấp nhô như những con sóng trên bầu trời đang dần biến mất.
Kilimanjaro nằm ở đông bắc Tanzania, gần biên giới Kenya với độ cao 5.895 m. Có vô vàn lý do khiến 40.000 người leo núi đến đỉnh Kilimanjaro ở Tanzania mỗi năm. Chinh phục ngọn núi đơn lẻ cao nhất thế giới, đứng trên đỉnh châu Phi với cả lục địa dưới chân mình là một kỳ tích rất nhiều người mơ ước. Du khách đến đây còn có dịp thưởng lãm những dòng sông băng trên đường xích đạo của trái đất. Những dòng sông băng này được dự đoán sẽ biến mất từ năm 2015-2020.
So với năm 1980, Kilimanjaro đã mất 33% lượng tuyết. So với năm 1912, đỉnh núi này đã mất tổng cộng 82% lượng tuyết. Tuy nhiên, các chuyên gia về sông băng cho rằng, loại băng giá có tuổi đời 11.700 năm này không thể biến mất trong vòng 5 năm, thậm chí cả 15 năm tới. Mặc dù vậy, các dòng sông băng vẫn đang bị co lại. Theo ước tính mới nhất, chúng sẽ biến mất trước năm 2040.
Kilimanjaro từng là biểu tượng hùng vĩ, khắc nghiệt và vô cùng lãng mạn trong truyện ngắn nổi tiếng Snows of Kilimanjaro (Tuyết phủ đỉnh Kilimanjaro) của đại văn hào Mỹ Ernest Hemingway: “Rộng lớn như cả thế giới, hùng vĩ, cao ngút và trắng tới không thể tin nổi dưới ánh mặt trời…”.
Những sông băng ở Kilimanjaro thu hẹp dần do biến đổi khí hậu xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ 19, mưa rơi ít dần trên đỉnh Kili. “Ánh mặt trời mạnh hơn, gió ít hơn khiến băng tan ở nhiệt độ không khí -10 độ C hoặc thấp hơn”, George Kaser, chuyên gia sông băng ở trường đại học Innsbruck, Áo cho biết.
Điều gì có thể giữ lại các dòng sông băng? Đáng tiếc con người không thể làm gì được. Chỉ những trận mưa tuyết thật lớn mới có thể lấp đầy sông băng trở lại, nhưng lần cuối cùng có mưa tuyết như vậy là ở nửa đầu thế kỷ 19.
Cảnh tượng lạnh lẽo ở Kilimanjaro giờ đây là lý do chính để chinh phục ngọn núi. Ở tuyến đường Macheme, một trong 7 tuyến đường lên đỉnh Kili nổi tiếng với nhiều tầng khí hậu, từ khu rừng nhiệt đới tươi tốt ở chân núi đến vùng đất hoang thưa thớt ở giữa và hoang mạc trên cao.
Video đang HOT
Khi lên tới đỉnh Kili, đừng quên chiêm ngưỡng những dòng sông băng nhấp nhô như những con sóng quanh “hòn đảo” giữa bầu trời. Bởi vì, cảnh tượng kỳ vĩ này sẽ không còn tồn tại bao lâu nữa.
Theo Zing
Những cảnh đẹp mê hồn nhưng ít du khách (phần 2)
Khu bảo tồn động vật ở Tanzania có diện tích gần gấp đôi Đan Mạch, Rangiroa với 240 hòn đảo nối liền nhau như chuỗi ngọc trai là những cảnh quan ít người biết tới.
Những con đường La Mã trải đầy đá, những đường mòn đầy hoa dại trải dài 540 km tạo thành vùng Lycian Way tuyệt đẹp ở miền duyên hải phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
400 cây thông uốn cong một cách kỳ lạ tạo thành khu rừng huyền bí ở tây Ba Lan. Đến nay vẫn không ai giải thích được bí ẩn này.
Thung lũng Cửu Trại Câu, công viên quốc gia ở Tứ Xuyên, Trung Quốc là một trong những thung lũng đẹp nhất thế giới với các loài động thực vật quý hiếm, những ngôi làng đặc trưng kiểu Tây Tạng, những thác nước nhiều tầng và nhiều hồ nước lấp lánh sắc màu, trong vắt tới đáy.
Hoa nở suốt 4 mùa ở công viên Hitachi Seaside, Ibaraki, Nhật Bản, đặc biệt là những bụi cây đỏ rực như lửa và loài hoa thủy tiên.
Người Kalash sống ở thung lũng Rumbur, Pakistan trong tình trạng nguyên sơ, không điện, không báo chí, không điện thoại. Đến vụ thu hoành, dân làng tổ chức ăn mừng tưng bừng, uống rượu với những điệu nhảy quanh những đống lửa lớn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Vào mùa xuân, vùng Namaqualand, một khu vực khô cằn của Namibia và Nam Phi trải dài 965 km lại phủ đầy hoa cúc vàng và cúc trắng, tạo thành một bức tranh khổng lồ vô cùng lãng mạn.
Một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới vừa được mở cửa trở lại sau 15 năm nhờ được tu bổ với số tiền lên tới 5,8 triệu USD. Caminito del Rey dài khoảng 8 km, bám vào vách núi El Chorro ở miền nam Tây Ban Nha. Con đường bị đóng cửa năm 2000 sau khi hàng loạt người chết vì cố gắng chinh phục thử thách này.
Núi Thiên Tử, Vũ Lăng Nguyên, Trung Quốc có hàng trăm khe nước và hàng nghìn đỉnh núi hòa quyện vào nhau đẹp như tranh vẽ. Đây là bối cảnh của phim Tây Du Ký và Avatar.
Vùng đầm phá Balos, Hy Lạp được thiên nhiên ưu đãi với những bãi cát trắng và làn nước trong xanh cùng hệ động thực vật quý hiếm. Thái tử Charles và công nương Diana từng đến đây bằng du thuyền nhiều năm trước.
Thị trấn Huacachina là một ốc đảo trong sa mạc ở Peru. Thị trấn tuyệt đẹp với cây cối xanh tươi, hồ nước mát mẻ, mang đến cho du khách những cảm nhận lý thú giữa lòng sa mạc.
Nằm ở vùng đồng quê Colombia, nhà thờ Las Lajas được xây dựng từ năm 1916 đến 1944 bên trong hẻm núi của con sông Guaitara để tưởng nhớ Đức mẹ Maria. Las Lajas cao 100 m tính từ đáy hẻm núi, với một cây cầu cao 50 m bắc ngang nối hai bờ, trông như một tòa lâu đài cổ châu Âu.
Được coi là "cánh cửa địa ngục", miệng núi lửa ở Derweze, Turkmenistan được hình thành khi các nhà địa chất Xô Viết khoan tìm kiếm khi gas năm 1971. Họ cho rằng đám cháy chỉ kéo dài vài ngày, nhưng nó vẫn không ngừng sau nhiều thập kỷ.
Nhìn từ trên cao, Rangiroa trông giống như chuỗi ngọc trai nằm vắt trên nam Thái Bình Dương. Khu vực này gồm 240 hòn đảo nhỏ thành một dải tuyệt đẹp.
Nằm ở vùng biển Cape Perpetua, Oregon, giếng thần Thor là cảnh quan ngoạn mục trên biển Thái Bình Dương. Mỗi khi thủy triều lên, giếng càng trở nên hùng vĩ như đang thể hiện sức mạnh phi thường.
Saint Pierre et Miquelon, một hòn đảo ngoài khơi Canada là di tích cuối cùng của thực dân Pháp tại vùng Bắc Mỹ. Tất cả cư dân trong vùng đều nói tiếng Pháp, với nền văn hóa pha trộn giữa Pháp và Canada.
Có từ thế kỷ 17, mỏ muối Salina Turda ở Transylvania, Romania trở thành điểm hấp dẫn khách du lịch từ những năm 1990.
Vùng New Brunswick, Canada có một ngọn đồi mang tên đồi Nam Châm (Magnetic Hill). Người dân địa phương nói rằng, nếu dừng xe ở chân đồi, xe sẽ tự động chạy lên đồi.
Khu bảo tồn động vật Selous Game Reserve ở Tanzania có một quần thể khổng lồ các loài voi, sư tử, cá sấu, trâu, hà mã..., với diện tích gần gấp đôi Đan Mạch. Chỉ 2% diện tích khu vực này được mở cho khách du lịch.
Theo Zing
Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng. Đã qua không biết bao nhiêu thế hệ, những người Maasai bản địa ở Tanzania (Trung Đông Phi châu) vẫn gọi ngọn núi lửa còn hoạt động này là Ol Doinyo Lengai, trong thổ ngữ...