Dùng trang sức mỹ kí có thể bị nhiễm độc
Đầu năm 2012, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cũng đã kiểm tra và phát hiện 7.500/7.608 sợi dây chuyền lắc tay, nhẫn xi mạ của Trung Quốc được bày bán ở các cửa hàng, chợ có chứa chất độc chì, cađimi.
Đầu tháng 10, Bộ Y tế Canada đã lấy mẫu và kiểm định chất lượng của một số loại đồ trang sức mỹ kí của Trung Quốc và Ấn Độ. Theo kết quả kiểm tra, nhiều mặt hàng có chứa các thành phần kim loại như chì và cađimi vượt quá giới hạn cho phép. Chì và cađimi là những chất rất độc hại không chỉ đối với trẻ em mà còn với cả người lớn. Trẻ em có thể nhiễm độc khi nhai, ngậm, nuốt hay tiếp xúc thường xuyên với những đồ vật có hàm lượng chì cao.
Ở mức độ cao, nhiễm độc chì có thể dẫn tới tình trạng cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, lên cơn kinh phong, để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây giảm trí nhớ, thiếu máu, suy nhược và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với người lớn, nhiễm độc chì có thể dẫn tới suy nhược, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, sảy thai và kém sản xuất tinh trùng…
Trước đây một thời gian, Mỹ cũng đã nhiều lần lấy kết quả giám định và đã thu hồi một loạt lô hàng trang sức có xuất xứ từ Trung Quốc do hàm lượng cađimi khá cao. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các sản phẩm vượt quá 0,6% chì đều bị thu hồi.
Ở Việt Nam, lâu nay cũng tràn lan đồ trang sức mỹ ký nhập từ Trung Quốc.
Đầu năm 2012, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cũng đã kiểm tra và phát hiện 7.500/7.608 sợi dây chuyền lắc tay, nhẫn xi mạ của Trung Quốc được bày bán ở các cửa hàng, chợ có chứa chất độc chì, cađimi. Trước đó, Trung Quốc cũng đã kiểm tra và phát hiện hai chất này có trong các loại trang sức mỹ kí và khuyến cáo những chất đó có tác hại lớn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Video đang HOT
Có thể thấy tình trạng đồ trang sức mỹ kí xuất xứ từ Trung Quốc hiện chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam. Từ các mẹt, thúng, bàn ở các chợ cóc cho tới các cửa hàng bán đồ phụ kiện, trang sức giá rẻ, mặt hàng này vẫn chiếm ưu thế vì giá cả phải chăng lại phù hợp với túi tiền của đa số người dân.
Phóng viên khảo sát tại nhiều chợ ở Hà Nội và TP HCM, thấy mặt hàng này được bày bán thành những sạp, dãy với đa dạng mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Một đôi bông tai mỹ kí được mạ vàng, bạc có giá từ 10 nghìn đồng cho tới 50 nghìn đồng đã là loại “xịn”. Một chiếc lắc tay từ 25 đến 50, 60 nghìn đồng được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều họa tiết đẹp. Vòng tay, vòng cổ, nhẫn bày bán miên man với giá cũng cực bèo. Rất ít mặt hàng có giá trị trên 100 nghìn đồng, có chăng cũng chỉ là do bị chặt chém mà bị đẩy giá thành lên cao.
Rời các khu chợ, nhóm PV có cuộc khảo sát ở một vài tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đội Cấn… có những cửa hàng chỉ chuyên bán đồ trang sức mỹ kí như Xiao Ha Ha, cửa hàng Một giá 10 nghìn – 12 nghìn đồng. Trong các cửa hàng này, đồ trang sức khá phong phú về chất liệu từ nhựa, da, mỹ kí, vải, giấy, trên bao bì vẫn còn in rõ “Made in China”. Mức độ “thiếu an toàn” của những đồ vật này đến đâu thì cần phải kiểm nghiệm, nhưng chỉ sờ và ngửi những sản phẩm này, chúng tôi đã thấy quá “ớn”. Mong rằng, các bạn trẻ không nên vì ham rẻ, lóa mắt vì sự lấp lánh mà chuốc đồ độc hại vào thân.
Theo plxh
Tràn lan thực phẩm nhiễm độc ở chợ
Không chỉ sản phẩm từ Trung Quốc mà nhiều hàng hóa nội địa như thịt bò khô, cá, măng tươi, măng khô... nhiễm độc.
Thực phẩm nội địa cũng nhiễm độc tố cao
Tại cuộc họp ngày 19/10, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết:
Kết quả kiểm tra 45 mẫu cá tại các chợ ở một số địa bàn trọng điểm phát hiện 14/45 mẫu chứa hàm lượng histamine vượt ngưỡng cho phép.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Như Tiệp cho hay:
'Histamine ở nồng độ thấp vẫn gây ngứa ngáy, dị ứng cao hơn thì gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong.
Điều nguy hại là chất này rất bền nhiệt, nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn giữ nguyên tồn dư nên rất độc cho người tiêu dùng. Chất này có chủ yếu ở cá thu, cá ngừ.
54/50 mẫu cá qua kiểm tra cũng phát hiện chất urê dùng ướp cá, giúp cá tươi lâu'.
Cục Thú y cho biết, kiểm tra 40 mẫu thịt bò khô tại TP HCM và Hà Nội cho thấy, 20 mẫu nhiễm Ecoli (trong ngưỡng giới hạn), 3 mẫu nhiễm chất tạo màu sudan và một mẫu nhiễm salmonella.
Ngoài ra, một mẫu măng khô chứa lưu huỳnh và sunfite vượt ngưỡng cho phép (500 ppm). Độc tố tự nhiên cyanite trong măng tươi cũng được phát hiện với hàm lượng cao.
Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng măng tươi, hoặc phải chế biến kỹ ở nhiệt độ cao để tránh chất cyanite sản sinh tự nhiên trong loại măng này.
Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh:
'Rau quả chứa nhiều hóa chất độc hại không hoàn toàn xuất phát từ biên giới mà có yếu tố nội địa. Vì vậy, công tác thanh kiểm tra các lô hàng trong nước cần được tăng cường.
Các Cục, Vụ nhanh chóng chọn ra những nhóm thực phẩm có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao để tập trung giám sát và công bố cho người tiêu dùng biết'.
Theo Tinngan
Dùng hóa chất lạ để làm giá đỗ Đoàn kiểm tra của Chi cục BVTV Quảng Ngãi đã phát hiện 3/15 cơ sở có sử dụng hóa chất để sản xuất giá đỗ. Có loại hóa chất "bao bì chữ Trung Quốc" làm giá đỗ đẹp hơn, lại ít rễ, cây giá mập và trắng dễ bán hơn. Sáng 11/10, đoàn kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV)...