Dùng “Tổng thống Obama” để được đầu tư vào ứng dụng tỷ đô Snapchat
Nhờ cô con gái tuổi teen mách nước.
Nội dung nổi bật:
- Năm 2012, Jeremy Liew, một “tay săn startup” của LightSpeed để mắt tới Snapchat. Liew đã phải dùng mọi kênh như Google, Linked In, Whois… mới tìm ra chủ nhân của ứng dụng bí ẩn kia. Nhờ kiên trì thuyết phục và ảnh đại diện chụp chung với Tổng thống Obama trên Facebook, Snapchat đã đồng ý cho công ty anh đầu tư.
- Tương tự, Liew còn khám phá ra rất nhiều startup tiềm năng khác như Whisper, ShoeDazzle…
- Bí quyết của “tay săn startup” này là: lì lợm (vì các chủ startup không muốn huy động vốn) và tinh tường (nhìn ra những xu hướng không ai nhận ra).
Tháng 3 năm 2012, Jeremy Liew có cơ hội gặp gỡ Tổng thống Barack Obama. Bức hình chụp chung với Tổng thống được Liew đặt làm ảnh đại diện trên Facebook và không ngờ nó đã “hút” về cho anh bao cơ hội đầu tư.
Nhờ chịu khó “lần mò” và “Tổng thống Obama”
Thời điểm đó, ứng dụng đã được cài đặt hơn 100.000 lượt. Đồng sự của Liew từng bắt gặp nó trong điện thoại của cô con gái tuổi “teen”. Cô bé nói, học sinh trung học giờ chỉ dùng đúng ba ứng dụng: Angry Birds, Instagram và Snapchat. Hai cái đầu thì Liew khá quen thuộc nhưng Snapchat thì anh chưa bao giờ nghe tới.
Lời kể của cô bé đủ khiến Liew tò mò. Anh phải tìm ra người đứng sau ứng dụng bí ẩn kia.
Video đang HOT
Liew tìm kiếm bằng Google nhưng không có kết quả, chưa một bài báo nào viết về Snapchat. Anh liên lạc qua email chung chung tìm được trên website, Linked In nhưng đều không được. Cuối cùng, Liew phải dùng hệ thống tra cứu thông tin tên miền Whois để tìm thông tin địa chỉSnapchat.com. Thì ra nó được đăng ký bởi Toyopa, công ty mẹ trước đây của Snapchat.
Nhờ Google, Liew tìm ra thông tin của Toyopa và chủ nhân của nó, Evan Spiegel. Spiegel từng là sinh viên Stanford, cùng trường với Liew. Do đó, Liew liên lạc được với anh bằng Facebook nhờ mạng lưới cựu sinh viên trường Stanford.
Cuối cùng Spiegel cũng trả lời nhưng không có ý muốn tăng huy động vốn. Liew hiểu điều đó và mời Spiegel đến gặp mặt tại văn phòng Lightspeed tọa lạc trên đường Sand Hill, con phố nổi tiếng nhất trong giới doanh nhân.
Trong buổi gặp, Spiegel chia sẻ tầm nhìn mình đã đặt ra cho Snapchat. Facebook là nơi người ta có thể chia sẻ những cảm xúc như vui vẻ, tự tin, yêu đời… với cả thế giới. Nhưng còn những lúc buồn, chán, thất vọng thì sao? Spiegel cảm thấy cần có một nơi dành riêng cho việc thể hiện những tình cảm riêng tư kín đáo qua tin nhắn. Tình bạn thật sự sẽ được tạo dựng khi người ta được chia sẻ cả cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực. Nhưng cảm xúc tiêu cực lại không thể được đưa ra ở những nơi công cộng như Facebook.
Tuy chưa tải nhiều, nhưng người dùng đã sử dụng mạnh mẽ và gắn bó khá lâu với Snapchat.
Cuối cùng Spiegel cũng đồng ý cho Lightspeed đầu tư vào công ty của mình. Ban đầu Spiegel huy động được 485.000 USD tiền hạt giống từ tháng 5 năm 2012. Từ đó, Snapchat tăng vốn lên tới 120 triệu USD và được Facebook đề nghị mua lại với giá hàng tỷ đô. Được hỏi tại sao lại hồi đáp tin nhắn trên Facebook, còn những lần nhận được tin nhắn từ các thiết bị khác thì không, Spiegel đáp với Liew rằng: “Vì anh có hình Tổng thống Obama trên ảnh đại diện”.
Đáng đầu tư vì sáng tạo và khác biệt
Rõ ràng, Snapchat và Whisper là một khoản đầu tư xứng đáng vì chúng đang cải tiến tại những mảng mà Facebook không thể theo kịp.
Facebook là một bản ghi chép khổng lồ cuộc sống thực của chúng ta. Về bản chất, Facebook cần người sử dụng cung cấp danh tính thật. “Nếu không muốn danh tính thật như trên Facebook mà muốn tài khoản nặc danh, đã có Whisper. Nếu chỉ cần một nơi tạm thời, bạn có Snapchat”, Liew nói.
Vào năm ngoái, Liew đã nhận thấy những trang có nội dung hình ảnh, chữ và meme đang là xu hướng khá nổi. Khi bắt gặp Whisper và Snapchat, anh cũng nhận ra những nội dung tương tự chứa trong đó. Thật ra các trang như LOLCats và PerezHilton đã mang nhưng nội dung thế kia nhiều năm nay rồi, chẳng qua Snapchat và Whisper biết đưa chúng vào thiết bị di động mà thôi.
Tất cả các dự án tiêu dùng trên đều có một điểm chung, Liew chia sẻ : “Chúng tôi tin tưởng vào tầm nhìn và bản thân mỗi nhóm dự án. Chúng tôi đã có thể tiếp cận và có được Snapchat và Whisper một cách nhanh chóng. Tất cả các startup đó đều nằm ngoài chu kỳ đầu tư”.
Theo VNE
Muốn có "Thung lũng Silicon" phải chấp nhận mạo hiểm
Bộ KH-CN vừa khởi động Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình "Thung lũng Silicon" nhằm tạo điều kiện để các nghiên cứu khoa học có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ngay từ khi còn là ý tưởng.
Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân
Bộ trưởng cho biết vì sao lại chọn mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kì để thương mại hóa sản phẩm KH-CN Việt Nam hiện nay?
Mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kì là nơi khởi nguồn của rất nhiều "đại gia lớn" trong lĩnh vực KH-CN hiện nay như Google, Microsoft, Apple... Mô hình này thành công bởi nó tạo ra được động lực cho các nhà khoa học thỏa sức sáng tạo, gắn liền với sự ra đời của doanh nghiệp KH-CN.
Các "đại gia lớn" thành công từ mô hình thung lũng Silicon cũng khởi đầu là doanh nghiệp KH-CN với nguồn vốn lớn nhất là tài sản trí tuệ. Để triển khai Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình "Thung lũng Silicon" tại Việt Nam, chúng tôi đã mời các chuyên gia từ Mỹ, đặc biệt là các chuyên gia người Việt làm việc lâu năm ở Mỹ làm cố vấn cho đề án này. Hi vọng với sự giúp đỡ của họ, chúng ta có thể thực hiện thành công đề án này.
Các doanh nghiệp, nhà khoa học muốn tham gia vào đề án này thì phải làm gì và có bị hạn chế về quy mô không?
Chúng tôi không hạn chế những nhà khoa học, doanh nghiệp đề xuất ý tưởng và tham gia vào dự án này. Nhưng tiêu chí quan trọng nhất là phải có là tinh thần khoa học, ý chí của người làm khoa học quyết tâm làm chủ công nghệ mới và dám hi sinh để đầu tư cho người hoạt động nghiên cứu. Bởi ngay tại Hoa Kì, việc đầu tư vào các dự án lúc ban đầu là khá rủi ro. Song khi có dự án thành công sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư và người nghiên cứu.
Về quy mô thực hiện, sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm. Thực tế, Luật Công nghệ cao cũng đã đề cập đến quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng vì một số ràng buộc trong chính sách, đặc biệt là Luật Ngân sách Nhà nước khiến chưa thể thành lập. Để tháo gỡ, trước mắt, chúng tôi huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm theo mô hình của thung lũng Silicon.
Ở Việt Nam vẫn thường nói tới câu chuyện chảy máu chất xám, vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này, thưa bộ trưởng?
Hiện nay, thực trạng chảy máu chất xám chúng ta đang phải khắc phục. Nếu chúng ta không tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi nhất cho giới khoa học cùng với việc đãi ngộ vật chất thì chắc chắn các nhà khoa học rất khó yên tâm để làm khoa học. Vì vậy, sẽ có rất ít sản phẩm khoa học đáp ứng phát triển kinh tế.
Chúng tôi hi vọng, Luật Khoa học công nghệ (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tháng 6/2013 với cơ chế chính sách mới thì giới KH-CN Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi, có môi trường nghiên cứu, ứng dụng tốt nhất để hạn chế phần nào vấn đề chảy máu chất xám.
Bộ trưởng đánh giá thế nào về hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hoạt động ở Việt Nam?
Các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài bước đầu đã thành công với một số doanh nghiệp, dự án tại Việt Nam. Tuy nhiên, những quỹ đó vẫn hoạt động ở mức độ hẹp, chủ yếu tập trung vào các dự án nhanh thu hồi vốn và lợi nhuận với thời hạn ngắn, nhiều nhất là ở lĩnh vực CNTT và viễn thông, thương mại điện tử. Vì vậy chúng tôi chủ trương xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm với độ phủ rộng hơn, đa dạng hơn để hỗ trợ những doanh nghiệp, nhà khoa học Việt Nam bất kì ở lĩnh vực nào, miễn là có những sản phẩm, công trình khoa học, nghiên cứu có chất lượng, đủ điều kiện để thương mại hóa...
Chúng tôi cũng cam kết, phần kinh phí đóng góp để tạo nên quỹ sẽ được sử dụng một cách hiệu quả. Chính những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp quỹ sẽ là người giám sát, quyết định có đầu tư vào một ý tưởng nào đó hay không và đầu tư cho ai, làm gì... Họ sẽ đồng hành chia sẻ rủi ro với các nhà khoa học trong quá trình này.
Thực tế mỗi năm, Việt Nam có hàng ngàn kết quả nghiên cứu, sáng chế. Tuy nhiên, hiện việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Việc thực hiện đề án cũng như xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm chính là để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đang tích cực triển khai mọi việc và hi vọng năm 2014 Quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam đi vào hoạt động và sẽ tài trợ cho một số dự án ban đầu.
Dư luận đã từng đề cập đến tình trạng đề án, công trình khoa học Việt Nam "cất ngăn kéo" rất nhiều. Ý kiến của bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Nói về đề tài cất ngăn kéo thì không chỉ về cơ chế chính sách của chúng ta mà bản thân trong khoa học cũng đã có những loại đề tài làm ra để xếp ngăn kéo, đó là nghiên cứu cơ bản. Nó phải đi trước thời đại, vì thế phải để trong ngăn kéo cho đến khi trình độ phát triển xã hội đạt được một mức độ nào đó thì mới có thể ứng dụng được nó. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu ứng dụng mà xếp ngăn kéo là không chấp nhận được. Trước đây, tỉ lệ này còn khá lớn vì giữa nghiên cứu và sản xuất của chúng ta chưa có những cầu nối để nghiên cứu xong có thể ứng dụng được.
Với sự ra đời và hoạt động của các quỹ KH-CN như: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KH-CN quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm... sẽ giải quyết được 2 vấn đề cơ bản. Một là, nó tạo cơ chế rất thuận lợi cho giới khoa học khi có ý tưởng nghiên cứu được phê duyệt là được cấp tiền để thực hiện ngay. Hai là, các quỹ này tài trợ theo cơ chế đặt hàng nên những đề tài nào có địa chỉ ứng dụng, có khả năng thương mại hóa thì được nhà nước đặt hàng, quỹ tài trợ và sau khi nghiên cứu xong thì sẽ có người tiếp nhận kết quả ấy và đưa vào sản xuất kinh doanh.
Theo Genk
Snapchat từ chối Google và Facebook vì "gia đình có điều kiện"? Snapchat từng gây tiếng vang trong làng công nghệ khi liên tiếp từ chối hai đại gia Google và Facebook. Bên cạnh nguyên nhân là đã có Tencent sẵn sàng "đỡ đầu", tiết lộ mới đây của CNET về gia thế người sáng lập Snapchat cho mọi người hiểu thêm về quyết định này. Nhà sáng lập và CEO Snapchat Evan Spiegel. Nhiều...