‘Dựng tóc gáy’ nhìn rắn kịch độc nặng hơn 20kg, nanh 5cm kỳ dị
Rắn hổ lục Gaboon chủ yếu phân bố ở vùng hạ Sahara (Nam Phi). Đây là loài rắn hổ lục lớn nhất thế giới, có thể nặng hơn 20kg, răng nanh dài nhất trong họ rắn độc (hơn 5cm). Lượng nọc độc của nó phóng ra trong vết cắn cao nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác trên thế giới.
Theo các nhà khoa học, chiều dài tối đa của rắn hổ lục Gaboon có thể hơn 2 m, đầu hình tam giác, màu trắng hoặc đen, giữa 2 lỗ mũi có cặp sừng nhỏ, đôi mắt to và di động.
Rắn hổ lục Gaboon có nhiều tên gọi khác nhau như: Rắn hổ bướm xám, rắn phì rừng rậm, rắn thì thầm, rắn lớn đầm lầy, rắn hổ xám Gaboon.
Rắn hổ lục Gaboon sống trong môi trường nhiệt đới châu Phi, chúng có khả năng chịu nắng nóng rất tốt. Chúng sống ở nhiều nơi, từ những cánh rừng nhiệt đới có độ cao thấp, trong bụi rậm, đồn điền, làng quê châu Phi…
Rắn hổ lục Gaboon di chuyển chậm, chúng thường nằm bất động, phục kích con mồi. Khi con mồi tới gần, chúng sẽ chủ động tấn công. Thời gian săn mồi của chúng tập trung khoảng 6 tiếng đầu khi màn đêm buông xuống.
Khẩu phần thức ăn của rắn hổ lục Gaboon khá đa dạng. Chúng ăn các loài gặm nhấm như thỏ, chuột, các loài chim, khỉ, nhím, linh dương hoàng gia nhỏ…
Rắn hổ lục Gaboon sinh sản vào cuối mùa hè. Đây là loài rắn sinh con, thời gian mang thai khoảng 7 tháng, chu kỳ sinh sản khoảng 2 đến 3 năm. Một con rắn mẹ có thể đẻ hàng chục rắn con trong một lần sinh nở.
Rắn hổ lục Gaboon không chủ động tấn công người. Nó chỉ cắn khi con người vô tình giẫm phải hoặc tấn công chúng. Vết cắn của rắn hổ lục Gaboon có thể khiến sưng phồng, đau dữ dội, co giật, bất tỉnh, hoạt tử… trước khi dẫn đến tử vong, nếu không được cứu chữa kịp thời.
Nguyễn Thanh Điệp
Theo doanhnghiepvn.vn
Hiểu rõ nguyên nhân đau bụng dưới bên phải để trị đúng cách
Đau bụng dưới bên phải ở nam và nữ là triệu chứng xảy ra khá phổ biến. Khi hiểu các nguyên nhân gây ra triệu chứng này, bạn sẽ biết cách điều trị hiệu quả hơn.
Bạn có thể từng bị đau bụng dưới nhưng lại không biết cách phân vùng cụ thể. Cách phân vùng bụng đơn giản nhất là chia thành 4 vùng: phần tư trên phải, phần tư trên trái, phần tư dưới phải và phần tư dưới trái.
Vùng bụng cũng có thể được chia thành 9 vùng, mỗi vùng chứa các bộ phận quan trọng bao gồm:
Video đang HOT
Vùng hạ sườn phải: Ruột non, thận phải, túi mật, gan.
Vùng hạ sườn trái: Tuyến tụy, thận trái, đại tràng, lách.
Vùng thượng vị: Tuyến thượng thận, lách, tụy, tá tràng, gan, dạ dày.
Vùng hông phải: Kết tràng phải, gan, túi mật.
Vùng hông trái: Thận trái, kết tràng xuống.
Vùng rốn: Tá tràng, hồi tràng, hỗng tràng.
Vùng hạ vị: Cơ quan sinh sản nữ, đại tràng sigma, bàng quang tiết niệu.
Vùng hố chậu trái: Đại tràng sigma, kết tràng xuống.
Vùng hố chậu phải: Ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải.
Đau bụng dưới bên phải là đau ở vùng hố chậu phải, do đó nguyên nhân chủ yếu tập trung vào các vùng như ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra cơn đau này cùng sự khác biệt của cơn đau ở nam và nữ nhé!
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải bao gồm:
1. Viêm ruột thừa
Ruột thừa là một phần trong ống tiêu hóa nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa là một nguyên nhân phổ biến của đau đặc biệt ở vùng bụng dưới bên phải.
Tình trạng này thường đòi hỏi cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa cơ quan này bị vỡ và gây ra các biến chứng khác.
Nếu bạn gặp phải triệu chứng đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa, bạn không nên dùng thuốc trị táo bón hoặc thuốc nhuận tràng. Những loại thuốc này có thể khiến ruột thừa bị vỡ. Do đó, cách tốt nhất là bạn hãy chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Đầy hơi chướng bụng
Tình trạng này thường xảy ra do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và đến phần ruột già. Thực phẩm càng khó tiêu, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều khí hơn. Khi lượng khí tích tụ sẽ gây chướng, đau tức bụng dưới và đầy hơi.
Trường hợp đau bụng dưới bên phải do đầy hơi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc chứng không dung nạp đường sữa.
3. Thoát vị
Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Các túi phình này bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ. Thoát vị thường xảy ra xung quanh vùng bụng. Thoát vị thường gây đau bụng dưới bên phải, xung quanh túi phình, có thể đau hơn khi ho hoặc nâng một vật nặng.
4. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận là tình trạng xảy ra do vi khuẩn thường đến từ bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc hai quả thận.
Đau bụng dưới bên phải là triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm trùng thận, bạn còn có thể đau ở lưng, hai bên hông hoặc háng. Tình trạng nhiễm trùng thận nếu không được điều trị có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện.
5. Sỏi thận
Sỏi thận là sự tích tụ thành một khối cứng của các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận. Bạn có thể không có triệu chứng đau cho đến khi sỏi thận bắt đầu di chuyển xung quanh hoặc đi vào ống nối thận và bàng quang.
Khi bị sỏi thận, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở lưng, bên hông, bên dưới xương sườn, khắp bụng dưới và vùng háng. Cường độ và vị trí của cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu.
6. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn mãn tính phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. IBS có thể gây đau ở vùng bụng dưới cùng với các triệu chứng khác bao gồm:
Táo bónTiêu chảyCo thắt da dàyĐầy hơi, chướng bụng
7. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là một nhóm các rối loạn tiêu hóa gây ra những thay đổi trong mô ruột và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm ruột là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Cả hai tình trạng mãn tính đều gây viêm trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến triệu chứng đau tức bụng dưới bên phải.
Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu đau vùng bụng dưới bất thường.
Vùng bụng ở nam giới và nữ giới không giống nhau về mặt giải phẫu, do đó nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải cũng khác biệt.
Phân loại đau bụng dưới bên phải theo giới tính
Đau bụng dưới bên phải ở nam và nữ sẽ có những điểm khác biệt sau đây.
Đau bụng dưới bên phải ở nam giới
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nam giới bao gồm:
Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Do cấu tạo vùng bẹn ở nam có dây thừng tinh chạy qua nên thành bụng yếu khiến cho tình trạng này xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu bụng dưới hơn khi ho, nâng vật nặng, tập thể dục...
Xoắn tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây tinh trùng, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến đau đột ngột, dữ dội, sưng ở bìu và đau bụng dưới. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh. Xoắn tinh hoàn thường phải phẫu thuật khẩn cấp.
Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới
Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới thường nghiêm trọng hơn và cần chăm sóc y tế. Cơn đau bụng không chỉ xảy ra ở phía dưới bên phải mà còn có thể phát triển ở bên trái.
Đau bụng kinh: Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng này thường xuất hiện ở một hoặc cả hai bên của bụng dưới, đó là nơi tử cung đang co thắt để làm bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra.
Lạc nội mạc tử cung: Đau bụng kinh thường là triệu chứng phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt, nhưng đôi khi triệu chứng đau nhói bụng dưới này cũng có thể được gây ra bởi vấn đề tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng gây đau đớn mãn tính đối với nhiều phụ nữ và có khả năng dẫn đến vô sinh. Nếu bạn nghi ngờ lạc nội mạc tử cung là lý do khiến bạn đau bụng dưới bên phải, bạn hãy đi khám bác sĩ, điều trị càng sớm sẽ càng ít biến chứng.
U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng được tìm thấy bên trên hoặc bên trong buồng trứng. Hầu hết các u nang không gây đau đớn hoặc khó chịu và có thể tự biến mất. Tuy nhiên trong một số trường hợp u nang buồng trứng lớn, đặc biệt là nếu u bị vỡ, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng do vỡ u nang buồng trứng bao gồm đau âm ỉ hoặc đau nhói bụng dưới, đầy hơi, chướng bụng.
Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra khi trứng được thụ tinh nằm bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong một trong các ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể gây đau bụng dưới bên phải và các triệu chứng khác.
Bệnh viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục có thể gây đau nói bụng dưới. Các triệu chứng thường nhẹ và không xảy ra thường xuyên.
Xoắn buồng trứng: Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi buồng trứng hay ống dẫn trứng bị xoắn, cắt đứt nguồn cung cấp máu của cơ quan. Tình trạng có thể gây ra cơn đau bụng dưới nghiêm trọng. Thông thường cách xử lý là phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng.
Cách điều trị đau bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bên phải thường xảy ra do các vấn đề với hệ thống tiêu hóa, hệ tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản. Bác sĩ có thể chỉ định một loạt các phương pháp chẩn đoán tình trạng này bao gồm:
Siêu âmQuét CTQuét MRIKiểm tra thể chấtNội soi (Sử dụng một ống có ánh sáng và camera đưa xuống cổ họng và vào dạ dày, tạo ra hình ảnh vùng bụng dưới)Xét nghiệm máu (Phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng nhờ việc theo dõi các chỉ số, chẳng hạn như tăng số lượng bạch cầu)
Phác đồ điều trị đau bụng dưới bên phải sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Người bệnh thông thường sẽ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị các nguyên nhân không nghiêm trọng ở vùng bụng dưới bên phải như đầy hơi, chướng bụng... Nếu đau dữ dội, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau đường tiêm tĩnh mạch.
Trường hợp nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị theo chỉ định bác sĩ. Người bệnh cần phải phẫu thuật sớm trong những trường hợp đau dữ dội do viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung hay u nang buồng trứng..
Khi phát hiện triệu chứng đau bụng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bạn cần tránh tự ý mua thuốc dùng sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây ra biến chứng nguy hiểm.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới bên phải cũng như sự khác biệt của cơn đau ở nam và nữ. Đây là tình trạng với mức độ nặng nhẹ khó lường, do đó bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Hoàng Trí | HELLO BACSI
Theo hellobacsi.com
Đau dữ dội, bụng cứng đờ, thủng nội tạng vì dùng thuốc giảm đau theo kiểu này Người đàn ông bị hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị. Trước đó, ông hay đau các khớp nên dùng thuốc giảm đau liên tục. Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T, 58 tuổi, đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang, bị bụng chướng, co cứng thành bụng. Ông T cho hay, ông có...