Dừng tìm kiếm 8 ngư dân mất tích trên biển
Liên quan đến vụ chìm tàu NA 90249 TS làm 8 ngư dân mất tích vào ngày 27/11, hiện lực lượng tìm kiếm cứu nạn của BĐBP tỉnh Nghệ An đã dừng công tác tìm kiếm.
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 6/12, Đại tá Trần Văn Sơn, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, cho biết, hiện lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của BĐBP tỉnh Nghệ An đã dừng công tác tìm kiếm 8 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu NA 90249 TS.
Gia đình ngư dân Hồ Vĩnh Thế ngóng chờ tin tức từ đội tìm kiếm, cứu nạn tại cảng Lạch Quèn
“Việc tìm kiếm các ngư dân rất khó khăn vì thời tiết xấu, có thể sau khi ngư dân rơi ra khỏi tàu bị sóng cuốn trôi mất tích. Khả năng sống sót của các ngư dân là rất thấp trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. Sau 3 ngày không phát hiện thêm được ngư dân nào, chúng tôi đã phải dừng công tác tìm kiếm và phát thông báo đến các tàu ngư dân và tàu hàng để biết sẵn sàng cứu nạn”, Đại tá Sơn nói.
Trước đó, rạng sáng ngày 28/11, tàu cá NA 90249 TS của thuyền trưởng Nguyễn Văn Trí (32 tuổi, xóm Tân An, xã An Hòa, Quỳnh Lưu) đang đánh bắt cá thì bị gió to, sóng lớn đánh chìm, trên tàu có 10 người.
Theo Đại tá Sơn, sau khi xảy ra vụ chìm tàu NA 90249 TS, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã huy động 2 tàu cứu hộ của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An (gồm tàu BP 061101 và BP 061301, mỗi tàu 10 chiến sĩ), 1 tàu Kiểm ngư kết hợp với 2 tàu của ngư dân xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu tham gia tìm kiếm các ngư dân mất tích.
Hải đội 2 cũng đã triển khai tới đồn biên phòng dọc tuyến biển Nghệ An phát liên tục thông tin tìm kiếm, cứu nạn 8 ngư dân mất tích trên các sóng và triển khai đội hình tìm kiếm xuôi về phía Nam từ 5-10 hải lý theo hướng dạt gió Đông.
Hai đứa con của ngư dân Hồ Vĩnh Thế khóc cạn nước mắt
Chiều ngày 29/11, tàu cá QB 9228 BS của ngư dân Quảng Bình đã phát hiện và cứu được 2 ngư dân Hồ Vĩnh Lai (1979, thôn Hồng Phong, xã An Hòa, Quỳnh Lưu) và Vũ Viết Hà (1982, xóm Thành Công, xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu) khi đang bị trôi dạt trên biển, cách vị trí chìm tàu khoảng 20 hải lý về phía Nam.
Ông Nguyễn Xuân Quyết, Chủ tịch UBND xã An Hòa, cho biết, đến ngày 6/12 mới chỉ có 2 ngư dân trên tàu NA 90249 TS được cứu sống, 8 ngư dân còn lại vẫn còn mất tích. Hiện tại, gia đình chủ tàu đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành trục vớt, lai dắt tàu gặp nạn vào bờ.
Trước đó, ngày 4/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An đã đến thăm hỏi và hỗ trợ cho các gia đình ngư dân bị mất tích (2 triệu đồng/gia đình) trong vụ chìm tàu ở các xã Quỳnh Nghĩa, An Hòa và Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu); mong các gia đình cố gắng vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống.
Doãn Hòa – Nguyễn Duy
Theo Dantri
Video đang HOT
Đau đớn nhìn người thân chìm xuống lòng đại dương
Hơn 30 giờ vật lộn với sóng gió biển cả. 10 ngư dân bám vào một tấm bần phao rộng chưng 2,5m2, rồi chia nhau từng phút mặc 2 cái ao phao để cố gắng sống sót, nhưng cuối cùng chỉ có 2 người trở về. Nước mắt nghẹn đắng trong phút giây trùng phùng.
Thuyền Viên Hồ Vĩnh Lai trở về đoàn tụ cùng gia đình như một phép nhiệm mà của biển cả.
Chia nhau từng phút mặc áo phao để sống
30 giờ ngâm mình trong làn nước biển lạnh căm, chiến đấu với hàng ngàn con sóng dữ, 2 ngư dân Hồ Vĩnh Lai va Vũ Viết Hà may mắn được cứu sống như một phép nhiệm mâu. Họ đa về tới đất liền, vê vơi gia đinh bình an. Nhưng còn đo 8 ngư dân vẫn còn nằm đâu đó ngoài biển khơi. Phút đoàn tụ cùng gia đình lại nghẹn ngào trong nước mắt tang thương.
Nhớ lại thời khắc kinh hoàng khi con tàu đinh mệnh NA 90249 TS bị sóng đánh chìm, ngư dân Hồ Vĩnh Lai (SN 1978, ở xã An Hòa, huyên Quỳnh Lưu, Nghệ An) âng âc nước mắt: "Hôm đó vào khoảng 5 giờ sáng ngày 28/11, tàu bị gãy chiếc sào trước rồi sóng đánh đến khi con tàu chìm dần. Luc nay, mọi người cố gắng múc nước ra rồi khẩn cấp gọi cưu hô qua bộ đàm. Gân 1 tiếng sau thì tàu chìm hẳn".
Anh Lai trong vong tay thân thương cua ba con xom lang. Trở về nhưng trong lòng anh quá đau buồn khi tận mắt chứng kiến người em ruột chìm dần vào lòng biển.
Cũng theo lời kể của anh Lai, mặc dù lời kêu cứu được khẩn cấp phát qua bộ đàm nhưng các thuyền bạn ở quá xa không thể đến cứu kịp. 10 người chỉ kịp đưa chiếc bần phao rộng khoảng 2,5m2, dày chừng 1m xuống biển. Sau khi tàu bị chìm hẳn, 10 người bám vào chiếc phao đó, động viên nhau cố gắng sống sót.
Lúc này 10 ngư dân chỉ kịp mang theo 2 cái áo phao nên mọi người chia nhau từng phút để mặc áo phao, cô bam lây nhưng gi con co thê. Cư thê, người nào có dấu hiệu đuối sưc nhất thì sẽ được mặc áo phao để hồi phục sức khỏe. Lúc đó sóng biển rất lớn, nước lạnh như băng nên sức khỏe của các ngư dân yếu đi rất nhanh.
"Khi thuyên chim rôi, thi chi duy nhât đươc 2 ao phao, chung tôi thay nhau măc nhưng nươc lanh qua, song to qua không con ai đưng vưng đươc nưa...", noi đoan anh Lai cui măt xuông va cô giâu đi nhưng giot nươc măt.
Con thuyền viên Vũ Viết Hà nghẹn ngào nói: "Khi đó mọi người động viên nhau cố gắng bám trụ để chờ thuyền ban đến cứu. Cứ thế 2 chiếc áo phao chung tôi chuyền nhau mặc vơi hi vọng rằng sẽ sớm có tàu đến cứu. Thê nhưng khi moi ngươi đã kiệt sức ma vân chưa thây tau nao đi ngang qua. Đau đơn lăm anh a!".
Nhưng đưa tre mồ côi.
Chiếc bần phao là chiếc phao cứu sinh cuối cùng của 10 anh em giữa biển mênh mông. Từng ngư dân bắt đầu đuối sức trước trùng trùng sóng gió cao hang met dôn dâp dội vào...
Nhin "đông đôi" chìm dần xuông long đai dương
Lang Quynh ngay cuôi thang 11, trơi lanh căm căm, gio lua tưng cơn. Lang biên An Hoa chìm trong tiêng khoc xe long cua nhưng ngươi vơ mât chông, ngươi me mât con, con mât bô...
Ba con lang xom chia buôn cung cac gia đinh co ngươi thân mât tai xa An Hoa.
Dù đã có 2 ngư dân trở về thì với ngươi An Hoa vẫn là ngay đai tang. Cả làng có tới 5 sinh mang ky thac dươi long đai dương.
Anh Vũ Viết Hà (SN 1982, xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An) bàng hoàng nhớ lại: "Khi đó 10 anh em động viên nhau phải cố gắng sống để trở về. Nhưng rồi chúng tôi đuối sức dần. Người khỏe hơn thì cố gắng giữ lấy người yếu, nước biển lạnh lắm, song to đanh manh qua. Sau khoảng 3 - 4 tiếng ngâm trong nước thì thằng Khiêm bắt đầu cứng ngươi lại rồi chìm va không thây em no ngoi lên măt nươc lân nao nưa". Noi đoan, anh Ha lại khoc.
Thuyền viên Nguyễn Văn Khiêm là ngươi ít tuổi nhất làm việc trên con tàu đinh mệnh NA 90249 TS, tròn 16 tuổi. Do gia canh kho khăn, Khiêm nghi va hoc theo ngươi thân đi biên. Ngay em cung moi ngươi bi song đanh chim, do sưc yêu, con qua nho nên chi sau gần 4 tiếng ngâm mình trong làn nước biển lanh như căt, Khiêm đuối sức tay không còn giữ được tấm bần phao nữa va chim xuông trong long đai dương.
9 thuyền viên còn lại bất lực nhìn em chìm dần vào nước biển. Lúc đó những người còn lại cũng đã rất yếu, họ chi biết nuốt nước mắt vào trong mà tự động viên nhau phải cố gắng sống.
"Người thứ 2 chìm là Thế em ruột tôi. Khi thấy nó cứng lại rồi buông tay tôi ra, tôi nhào tới giữ nó lại. Rồi cố đưa nó lên tấm bần phao để cứu nhưng không được". Thuyền viên Hồ Vĩnh Lai nói trong nước mắt khi kể về giây phút phải chứng kiến đứa em trai mình chìm dần.
Trước những đau đớn mất mát quá lớn, chị Mai Thị Phượng vợ anh Thế khóc ngất đi. Hai đứa con của anh còn quá thơ dại chúng khóc trước bàn thờ cha.
Phải chứng kiến canh những người bạn thuyền, những người thân, ngươi em minh chim xuông long biển lạnh, những ngư dân cả đời gắn bó với biển cả tuyệt vọng vì bất lực.
Ngươi me gia chi biêt ngôi khoc trong nươc măt khi đơi chơ tin tưc con tư biên khơi, khi trên đâu cu vanh tang trăng đa bao phu.
Đến khoảng 7 giờ tối ngày 28/11 sau gần 15 tiếng chìm ngâm trong nước biển. Thuyền viên thứ 8 là ông Phạm Thanh Ngoan có dấu hiệu cứng lại và không còn giữ được chiếc "phao cứu sinh".
"Thấy bác Ngoan chìm xuông cả hai chúng tôi chỉ biết nuốt nước mắt. Chúng tôi cố giữ lấy bác ấy nhưng không được nữa. Đúng là đau quá các anh ơi!", anh Vũ Viết Hà nghen ngao.
Nhai cả xốp để giữ cho mình không đông cứng
Chỉ còn lại hai người, anh Hà và anh Lai cố gắng bám thật chặt lấy tấm bần phao, họ cố giữ cho cơ thể mình nổi lên và nhai bất kỳ thứ gì có thể để giữ cho cơ thể mình không bị đông cứng lại. Họ nhai rong biển, xốp, bần, con rạm... bất kỳ thứ gì trôi qua mà họ có thể lấy được.
Thuyền viên Vũ Viết Hà (SN 1982) kể lại những hiểm nguy trên biển.
2 người cố bám sát vào nhau, quyết không để người còn lại buông tay. Sau hơn 30 tiếng trôi dạt trên biển chiến đấu với tử thần, vật lộn với hàng ngàn con sóng biển dữ dôi, đến khoảng 15 giờ chiều ngày 29/11, hai thuyền viên bất ngờ nhìn thấy lờ mờ hình dáng một con tàu. Cả hai cùng gào lên: Sống rồi.
Rất đông Hàng xóm láng giềng người thân đến động viên anh Lai, cũng là để chia buồn cùng gia đình thuyền viên Hồ Vĩnh Thế (em ruột anh Lai).
"Khi đó chúng tôi đuối lắm rồi. Chiếc tàu cách vị trí của chúng tôi khoảng 500 - 600m hai anh em gào lên, nhìn nhau rồi het lên rằng: "Sống rồi! Sống rồi!", thuyền viên Vũ Viết Hà kể lại giây phút hai người nhìn thấy con tàu của sự sống.
Cả 2 cũng buông tấm bần phao rồi dùng chút sức lực còn lại bơi về phía chiếc tàu đang đánh cá. Chính cái bản năng sinh tồn đã cho họ một sức mạnh phi thường. Sau 30 giờ trôi dạt, đói, lạnh, khát họ vẫn còn vưa đủ những chut sức lực cuôi cung để bơi về phía con tàu, bám vào mạn thuyền và được các ngư dân trên tàu QB 92287 TS do thuyền trưởng Nguyễn Trung Thành điều khiển cứu sống.
Hai thuyền viên có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình, người thân, như một phép nhiêm mâu của biển cả. Nhưng giây phút trùng phùng của họ lại đắng chát trong nước mắt mặn đăng. Vẫn còn 8 ngư dân, 8 mạng người phải nằm lại giữa lòng biển mênh mông.
Nguyễn Tình - Nguyên Duy
Theo Dantri
Nghẹn ngào phút đoàn tụ của 2 thuyền viên sống sót sau vụ đắm tàu Hai thuyền viên sống sót sau khi con tàu định mệnh NA 90249 TS bị đắm đã về đến đất liền an toàn. Phút giây đoàn tụ cùng người thân nghẹn đắng trong những dòng nước mắt xót xa. Khoảng 17h chiêu ngày 30/11 hai thuyền viên Hồ Vĩnh Lai (SN 1978) ở xóm Hồng Phong, xã An Hòa (Quỳnh Lưu, Nghệ An)...