`Đứng tim` giải cứu bé trai 1 tuổi rơi từ lan can tầng 5
Chính sự bất cẩn của người bà khiến bé trai đang gặp sự cố ngoài lan can tầng 5, chới với như sắp rơi xuống đất.
Bé trai lơ lửng giữa ban công tầng 5
Tờ Dailymail dẫn nguồn People’s Daily Online cho biết sự việc sự xảy ra tại thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khiến ai nấy thót tim khi giải cứu bé trai 1 tuổi lơ lửng ở ban công tầng 5.
Cô Xu là hàng xóm cho biết, khoảng 8h khi đang ngồi ở tầng trệt thì phát hiện có tiếng khóc trẻ con, khi ngẩng đầu lên thì phát hiện em bé đang cố bám tay vào ban công tầng 5, chới với như sắp ngã.
“Có ai không, đứa trẻ sắp rơi khỏi tòa nhà” cô Xu đột nhiên hét lên. Sau đó, cô lập tức chạy vào nhà lấy chăn và kêu gọi mọi người tới đỡ chẳng may bé rơi xuống.
Video: Cứu bé trai 1 tuổi ở Trung Quốc rơi từ lan can tầng 5
Đoạn video ngắn ghi lại toàn bộ sự việc cho thấy hàng chục người đứng bên dưới căn hộ nhìn lên đứa trẻ nhỏ đang bám vào ban công. Khi cảnh sát đang cố tìm cách giải cứu thì em bé may mắn rơi trúng tấm chăn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Trải qua giây phút hoảng sợ, người bà cho biết khi đang cùng cháu chơi ở ngoài ban công, em bất ngờ đẩy ngược bà vào trong và chốt cửa. Rất may không xảy ra sự cố đáng tiếc, người bà không quên gửi lời cảm ơn tới tất cả những người hàng xóm đã cứu sống cháu mình.
Sự việc này cũng là cảnh tình cho người lớn khi trông nom trẻ nhỏ, hãy chú ý đến các bé nhiều hơn và hạn chế cho con chơi đùa ở khu vực ban công cao tầng.
Khi cảnh sát đang cố tìm cách giải cứu thì em bé may mắn rơi trúng tấm chăn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Trước đó vào ngày 10/7, tại huyện Zhongxian, tỉnh Trùng Khánh (Trung Quốc) cũng từng xảy ra sự việc tương tự khiến người dân địa phương vô cùng phẫn nộ trước sự chủ quan và vô tâm của cha mẹ với trẻ nhỏ.
Theo đó, một bé gái và một bé trai bị mắc kẹt, treo lơ lửng ở song sắt ban công tầng 1 cách mặt đất chừng 5m. Hai chị em với phần đầu mắc kẹt, toàn thân dưới lọt ra khỏi thanh sắt và treo lơ lửng trên không.
Những người hàng xóm khi phát hiện sự việc liền nhanh chóng lấy ga trải giường đặt ngay dưới vị trí hai bé đang lơ lửng, phòng việc bé có thể ngã khi giải cứu. Ngoài ra, một số người đi lấy thang trèo lên và cố gắng tiếp cận hai bé.
Sau ít phút, hai người đàn ông cố gắng đẩy ngược hai chị em vào trong nhà, rất may công cuộc giải cứu thành công, hai bé không gặp thương tích nào trên cơ thể.
Được biết, khi hai bé gặp nạn cha mẹ đã nhân lúc con ngủ mà bỏ đi chơi bài, khi tỉnh dậy không thấy bố mẹ đâu, cửa nhà được khóa nên hai đứa trẻ ra ban công tìm cách chui ra ngoài thì bị mắc kẹt. Chính sự chủ quan lơ là này suýt chút nữa gây ra tai nạn đáng tiếc, bởi trẻ rất hiếu động có thể nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi.
Mộc Miên/ Theo Dailymail
Theo Phununew
Nền kinh tế thị trường và hệ lụy bùng nổ mại dâm ở Trung Quốc
Quyết định chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội phát triển song cũng để lại những hệ lụy buồn. Nạn mại dâm bùng nổ và hàng triệu phụ nữ bị kéo vào vòng xoáy bán thân để sinh tồn là hệ lụy tới giờ vẫn còn ảnh hưởng đến Trung Quốc.
Cảnh sát tuần tra kiểm soát hoạt động mại dâm ở 1 phòng xông hơi Trung Quốc. (Ảnh minh họa: AFP)
Trong cuốn album ảnh của gia đình nữ nhà báo Lijia Zhang, chỉ còn sót lại duy nhất một bức ảnh về người bà của Zhang thời tuổi trẻ. Bà là một phụ nữ xinh đẹp, mực thước, duyên dáng trong tà áo sườn xám truyền thống và mái tóc vấn gọn gàng. Thế nhưng với Zhang, sau cái chết của người bà năm 1998, điều khiến cho nữ nhà báo này cảm thấy "sốc" là khi phát hiện ra bà mình đã từng hành nghề mại dâm do bị bán vào nhà chứa.
Chính điều đó đã thôi thúc Zhang đi tìm hiểu về nghề nghiệp này. Sau hàng năm trời cộng tác với các tổ chức phi chính phủ, viết sách và thực hiện các đề tài nghiên cứu, Zhang đã rút ra nguyên nhân vì sao nạn mại dâm lại trở nên bùng nổ ở Trung Quốc.
Zhang cho rằng nền kinh tế thị trường đã gián tiếp đẩy những phụ nữ tới bước đường bán thân để sinh tồn. Quá trình chuyển giao từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã đặt lên vai người phụ nữ Trung Quốc hàng loạt gánh nặng. Thêm vào đó, tư duy phân biệt đối xử nam nữ đã khiến nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc và không còn nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Điều đó gián tiếp khiến nạn mại dâm trở nên bùng phát.
Khi giành được chính quyền vào năm 1949, đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẹp bỏ toàn bộ các nhà chứa và cấm nạn mại dâm trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên đến thời kỳ cải cách, các yếu tố chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng hay sự di cư dân số từ nông thôn lên thành thị đã khiến ngành công nghiệp mại dâm hoạt động trở lại. Các hoạt động mại dâm bị coi là bất hợp pháp và các nhà thổ vẫn hoạt động âm thầm ngoài vòng pháp luật.
Nền kinh tế thị trường đã vô tình đẩy phụ nữ Trung Quốc vào tình thế bất lợi. Vào năm 1990, thu nhập phụ nữ ở thành thị chỉ bằng 78% đàn ông. Đến nay, con số này giảm xuống 63,7%. Phụ nữ ở nông thôn Trung Quốc đạt mức thu nhập ít hơn, chỉ bằng 65% nam giới.
Không thể phủ nhận được lợi ích của nền kinh tế thị trường khi mang lại hàng loạt cơ hội cho phụ nữ thành thị, nhưng nó vẫn tồn tại những điểm trừ. Quan điểm phụ nữ "thấp kém" hơn đàn ông ngày một trở nên trầm trọng. Các công ty ra điều kiện tuyển dụng khắt khe hơi với phụ nữ, một số khác từ chối thuê phụ nữ trong tuổi sinh nở. Các nữ sinh viên tốt nghiệp đại học gặp trở ngại khi tìm kiếm việc làm. Khi các doanh nghiệp nhà nước tinh giảm biên chế vì làm ăn thua lỗ do cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt, phụ nữ dường như luôn là đối tượng đầu tiên được mang lên xem xét.
Hành nghề để sinh tồn
Cảnh sát Trung Quốc triệt phá đường dây mại dâm tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Ảnh minh họa: AP)
Bà Lin Zhi, một phụ nữ đến từ Thẩm Dương, phía bắc Trung Quốc, đã bị sa thải khỏi nhà máy vào những năm 1990. Tại thời điểm đó, một phụ nữ trung tuổi, không có kĩ năng như bà Lin gần như không thể kiếm được việc làm. Phải nuôi 2 đứa con trong tuổi ăn học, trợ giúp người chồng bị cụt 1 tay trong tai nạn lao động, bà Lin phải xuống Thiên Tân xin việc trong một nơi được gọi là "phòng xông hơi". Sau đó, bà phát hiện ra những người đồng nghiệp xung quanh đã kiếm được nhiều tiền từ việc cung cấp dịch vụ mại dâm cho khách hàng và bà đã bước chân vào con đường này.
Khác với người bà của Lijia Zhang, người bị bán vào nhà chứa, hầu hết các phụ nữ bước chân vào con đường này do họ đã đến bước đường cùng của sự nghèo đói và tuyệt vọng. Họ có thể bị chồng ruồng bỏ, mất việc làm, mang bệnh nan y trong người. Họ có một điểm chung là cần tiền để có thể tồn tại.
Những phụ nữ phục vụ ở phân khúc tầm thấp và tầm trung trong thị trường mại dâm thường đến từ vùng nông thôn, không có trình độ học vấn, không có kỹ năng. Với những người hành nghề mại dâm cao cấp, họ cho rằng cơ hội để kiếm được "việc nhàn, lương cao" là rất hiếm, vì thế họ chọn con đường trở thành nhân tình hoặc vợ bé của những người đàn ông giàu có và quyền lực.
Chưa có một thống kê chính xác về số lượng người hành nghề mại dâm ở Trung Quốc vì đây là lĩnh vực nhạy cảm. Vào năm 2013, Liên Hợp Quốc ước tính con số này vào khoảng 4-6 triệu người dựa vào thông tin do cơ quan cảnh sát Trung Quốc cung cấp. Theo nhà nghiên cứu Elaine Jeffrey từ Australia, số lượng người hành nghề mại dâm Trung Quốc tăng không ngừng từ năm 1982.
Bà của Lijia Zhang luôn biết ơn đảng Cộng sản bởi quy định một vợ, một chồng. Thế nhưng, người phụ nữ này chắc hẳn phải kinh ngạc nếu bà biết rằng vẫn còn hàng triệu người phụ nữ khác tại Trung Quốc đang làm cái nghề mà bà đã dành phần còn lại của cuộc đời để hối tiếc và ăn năn.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Phát hiện 10 trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi ở nông thôn nước Anh Mười trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi ở một ngôi làng vùng nông thôn Shropshire nước Anh được phát hiện, DailyMail ngày 17.11 đưa tin. Các nạn nhân của bọn buôn bán trẻ em Việt Nam được phát hiện ở ngôi làng Battlefield. Hội đồng địa phương đang phải đối mặt với hóa đơn trị giá 1 triệu bảng để giúp những...