Đừng tiếc vài phút đọc điều này, hỡi các cặp vợ chồng đang muốn ly hôn
Nói ra nghe thật nhẹ nhàng nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết những khổ sở và dằn vặt khi tính đến chuyện ly hôn. Nếu cặp vợ chồng nào đang đứng trên bờ vực ly hôn, hãy đọc kĩ bài viết này.
Ảnh minh họa
ảnh minh họa
Người ta thường nói với nhau rằng: “Không giữ được thì buông”, “không ở với nhau được thì đường ai nấy đi”… Nói ra nghe thật nhẹ nhàng nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết những khổ sở và dằn vặt khi tính đến chuyện ly hôn. Nếu cặp vợ chồng nào đang đứng trên bờ vực ly hôn, hãy đọc kĩ bài viết này.
Hôn nhân là một con đường không hề bằng phẳng. Trên con đường ấy, người ta không chỉ có hạnh phúc, có niềm vui mà còn nếm trải bao cảm giác buồn bã, thất vọng. Đã từng có những ngày tháng yêu nhau thiết tha đến vậy, nghĩ rằng chỉ cần sống bên nhau thì giông bão ngoài kia chẳng là gì. Nhưng cưới nhau về, có những lúc vợ chồng nghĩ về người kia chỉ thấy thất vọng tràn trề.
Bài viết này không bàn đến lỗi lầm của ai nhiều hơn để dẫn đến ly hôn. Bởi xét cho cùng, mọi chuyện trên đời đều không xuất phát từ một phía. Buộc phải ly hôn, vợ hay chồng đều cảm thấy đau đớn. Đàn ông hay phụ nữ đều thấy sau bao ngày tháng ở với nhau dưới một mái nhà, đối phương đã thay đổi hoàn toàn. Chồng ngày xưa quan tâm, yêu thương vợ bao nhiêu thì bây giờ chỉ là một người vô tâm, ích kỉ, sống hời hợt. Còn đàn bà trong mắt chồng đã biến thành kẻ lắm điều, nhiều chuyện, chỉ biết đòi hỏi và than vãn suốt ngày.
Thực ra, bản chất con người ta không thể thay đổi. Ngày trước, trong mắt nhau người ta thật hoàn mỹ bởi giữa hai người chỉ có tình yêu. Cưới nhau về, chúng ta phải đối diện với cái gọi là thực tế. Đàn ông sẽ gánh trên vai cơm áo gạo tiền, tài chính của cả gia đình. Phụ nữ sẽ phải mang thêm trọng trách làm vợ, làm mẹ, làm dâu, trách nhiệm sinh con và nuôi dạy con cái… Đến với nhau cần tình yêu nhưng để sống với nhau cần sự nỗ lực rất nhiều. Nỗ lực để dung hòa hai tính cách, bao dung và với nhau khó khăn, gánh nặng. Đó mới chính là mục đích cao cả của hôn nhân.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nếu vì một chút mâu thuẫn, một chút hiềm khích người ta đã nghĩ đến chuyện ly hôn có phải là quá dễ dàng? Có bao giờ chúng ta từng nghĩ lại, mình đã hạnh phúc như thế nào trong ngày cưới? Chúng ta đã ao ước có một cuộc sống như thế nào với người mình thương? Cuộc đời chẳng ai lót sẵn thảm nhung cho mình bước, có chăng là tự bản thân mỗi người phải trân trọng và cố gắng hết mình để có được cuộc sống mà mình muốn có.
Khi ly hôn, cha mẹ thường chỉ nghĩ đến xúc cảm của mình mà quên mất rằng người chịu tổn thương nhiều nhất chính là con cái. Cha mẹ là lá chắn vững chắc nhất của cuộc đời con, mất đi gia đình con cái sẽ ra sao? Thực tế xã hội đã cho thấy bao nhiêu đứa trẻ hư hỏng, mất cả tương lai chỉ bởi cha mẹ chia lìa. Khi trở thành cha thành mẹ, ngoài tình thương dành cho con thì thứ mà cha mẹ còn đặt lên hàng đầu đó là trách nhiệm. Trước khi đặt bút kí vào tờ giấy ly hôn hãy nghĩ đến con cái.
Ảnh minh họa
Người ta có thể sống với nhau đến bạc đầu, có thể trọn vẹn với nhau từ ngày đầu cũng như ngày cuối không phải vì cuộc đời họ không gặp khó khăn, cãi vã mà bản thân họ biết cách dung hòa. Hôn nhân không phải là mật ngọt mà là một cuộc chiến rất khốc liệt. Chúng ta không cần phải đấu tranh với ai cả mà cần phải đấu tranh với chính bản thân mình. Dẹp bớt cái tôi của mình, bao dung hơn với người bạn đời, nỗ lực để thấu hiểu, để sẻ chia… Hạnh phúc chỉ dành cho những ai biết nỗ lực hết mình.
Theo Khoeplus24h
Tôi đang phải đón nhận kết cục buồn khi bất chấp tất cả để lấy chồng vì tình yêu - phần 2
Tôi có thể gạt bỏ tự ái để về lại ngôi nhà thoải mái của mình bởi dù sao tôi cũng là con cưng của bố mẹ, nhưng Dũng thì khác. Anh ôm mãi trong lòng mặc cảm vì khoảng cách quá chênh lệch giữa hai gia đình
Tôi từng đến nhà Dũng vài lần khi yêu nhau và biết nhà anh rất nhỏ, chiều ngang chỉ 2 mét rưỡi, chiều dài khoảng 15 mét. Trong căn nhà ấy có tới ba cặp vợ chồng cùng chung sống là bố mẹ chồng tôi và vợ chồng hai chị gái của anh. Đến chơi là một chuyện, khi chính mình sống trong căn nhà ấy tôi mới hiểu là chẳng dễ dàng gì. Ban ngày mọi người sinh hoạt chen chúc trong không gian chung chỉ khoảng 30 mét vuông còn buổi tối thật sự là cơn ác mộng với một tiểu thư con nhà giàu như tôi khi đã quen với chăn ấm đệm êm và căn phòng riêng rộng gần bằng cả nhà anh.
Mỗi cặp vợ chồng được ép trong một không gian riêng phân chia bởi những tấm rèm vải cũ sờn, đến thở mạnh còn không dám nói gì đến chuyện gần gũi hay tâm sự với nhau. Tôi mang bầu cần được nghỉ ngơi thoải mái nhưng luôn cảm thấy căng thẳng và stress, nhiều hôm thứ bảy buổi chiều được nghỉ nhưng tôi vẫn ở lại công ty để ngủ trưa vì nếu về nhà giờ ấy sẽ phải thấy cảnh hai anh rể và bố chồng cởi trần nằm la liệt trên nền nhà.
Nhiều hôm tôi phải ở lại công ty để nghỉ trưa thay vì về nhà chồng bởi ái ngại với không gian quá chật hẹp và thiếu riêng tư ở đó (ảnh minh họa).
Tôi cũng không chia sẻ được nhiều về tinh thần với mọi người trong gia đình, bởi lẽ mẹ Dũng chỉ là người thu mua ve chai, bố anh đạp xích lô còn vợ chồng hai chị gái anh đều làm công nhân. Tôi rất cảm động và biết ơn họ đã cố gắng hết sức nuôi Dũng ăn học, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có thể cảm thấy thoải mái khi sống cùng những người có tư duy và sở thích quá khác biệt với mình. Như một lẽ tất yếu, tôi trở nên khó chịu và thường xuyên nổi nóng với Dũng dù bản thân không hề muốn.
Tôi mất ngủ liên tục, mang bầu bảy tháng mà tôi chỉ lên có 2kg. Thương con, bố tôi rủ rỉ với mẹ thế nào đó mà mẹ gọi Dũng qua nhà nói chuyện, khuyên anh xin phép bố mẹ để vợ chồng tôi sang nhà ở với bố mẹ tôi trong thời gian bầu bì và sinh nở. Tất nhiên Dũng không muốn vậy chút nào bởi trong lòng anh vẫn còn những tổn thương do bố mẹ tôi gây nên trước đây. Nhưng bản thân tôi cũng đã quá mệt mỏi với cuộc sống ở nhà anh nên cũng tỏ thái độ ra mặt để anh phải sang nhà tôi ở rể. Cuối cùng, anh nhượng bộ.
Tôi có thể gạt bỏ tự ái để về lại ngôi nhà thoải mái rộng rãi của mình bởi dù sao tôi cũng là con cưng của bố mẹ, nhưng Dũng thì khác. Anh ôm mãi trong lòng mặc cảm vì khoảng cách quá chênh lệch giữa hai gia đình, cộng với nỗi ám ảnh về cách đối xử hà khắc bố mẹ tôi dành cho anh trong quá khứ, nên anh không tài nào mở lòng thoải mái được với gia đình tôi khi sống chung. Mẹ tôi lại nhiều lúc nói năng "văng mạng" khiến anh càng tổn thương nhiều hơn.
Thực sự sau mấy tháng sống ở nhà Dũng, tôi gần như bị ám ảnh với việc phải quay lại nơi đó sống tiếp (ảnh minh họa).
Có lần mấy người bạn học cùng đến nhà tôi chơi, mẹ tôi lại chỉ mặt một cậu bạn con nhà giàu bảo: "Ngày xưa mày mà làm con rể bác có phải...". Mẹ dừng vội câu nói ở đó nhưng mọi người có mặt đều cảm thấy ngượng ngùng khó xử. Đêm đó, Dũng đã nằm quay lưng lại tôi và lạnh lùng gạt tay tôi ra khi tôi định ôm anh. Lần khác, trong bữa ăn mẹ gắp cho tôi con cua biển to nhất rồi bảo: "Ăn đi cho con nó có chất mà lớn, chắc lâu lắm rồi không được ăn mấy món này đúng không?". Tôi vội liếc sang Dũng, anh cúi gằm mặt, rồi chỉ ăn vài miếng lấy lệ xong đứng lên ngay. Cứ thế, cuộc sống của chúng tôi ở ngôi nhà thoải mái và tiện nghi nhưng cũng chẳng dễ chịu gì.
Tôi sinh con được ba tháng, Dũng liên tục bắt tôi quay về nhà anh bởi tôi đã hết thời gian ở cữ. Bố tôi biết chuyện, một lần nữa đề cập việc giúp chúng tôi mua một căn hộ chung cư để ở riêng cho thoải mái, nhưng Dũng kiên quyết từ chối. Tôi thì thực sự đã quá sợ việc sống ở nhà anh, nay lại có thêm con nhỏ, bao thứ phải lo lắng - nhất là chuyện giữ gìn vệ sinh cũng như không gian yên tĩnh, thoải mái cho con, nên nhất định không chịu nghe theo anh.
Hết thời gian ở cữ, Dũng nhất quyết bắt tôi về lại nhà chồng bởi không chịu nổi cảnh "chó chui gầm chạn", ở rể nhà giàu. Còn tôi cũng quyết không quay lại nhà anh (ảnh minh họa).
Thế là hai vợ chồng giận nhau, hục hặc kéo dài đến mức chẳng còn thấy thiết tha gì với nhau nữa. Tôi biết anh khó chịu vì cảnh "chó chui gầm chạn" nhưng cứ làm ngơ vì nghĩ anh thương con sẽ phải hi sinh, nhưng rồi già néo đứt dây. Mấy hôm trước, anh hỏi lại tôi lần nữa. Tôi vẫn nhất quyết nói sẽ không quay lại nhà anh. Trong lúc cãi nhau, tôi lỡ lời nói một câu quá đáng: "Em không muốn quay lại cái nhà bé như ổ chuột ấy!". Dũng sững người, nhìn tôi trừng trừng rồi bỏ đi. Hôm sau, anh về nhà đưa tôi tờ đơn ly hôn.
Tôi hốt hoảng nhưng thực lòng không biết làm sao tìm ra giải pháp hợp lý. Tôi không muốn bỏ chồng, nhưng nếu anh khăng khăng bắt tôi chọn lựa, có lẽ tôi cũng đành từ bỏ bởi tôi không thể nào đem con về nơi đó. Mấy đêm nay tôi không ngủ được, nước mắt cứ rơi. Dũng đã bỏ về nhà bố mẹ. Rốt cuộc, chúng tôi đã chẳng thể vì tình yêu mà hi sinh hay cố gắng vì nhau. Con tôi còn đỏ hỏn đã phải đứng trước bi kịch cuộc đời là bố mẹ chia lìa. Có phải cơ sự như ngày hôm nay là do chúng tôi ngày xưa đã quá cứng đầu và coi tự ái của bản thân là tất cả?
Theo Báo Phụ Nữ
Cố sống cố chết lấy bằng được tấm chồng ở thành phố làm chỗ dựa, cuối cùng tôi lại chuốc về kết quả ê chề Anh không phải người mà tôi yêu nhất nhưng lại là người theo tôi là phù hợp nhất để kết hôn. Tôi quyết tâm bám dính lấy anh để làm chỗ dựa sau này... Tôi vốn là một đứa con gái xuất thân ở tỉnh lẻ, lại ở nông thôn, nhà nghèo. Lên thành phố học đại học, sau khi ra trường tôi...