Dùng thuốc và chăm sóc trẻ F0 tại nhà – những điều phụ huynh cần biết
Số ca nhiễm COVID-19 trẻ em những ngày gần đây tăng cao chóng mặt. Về lý thuyết thì tỉ lệ trở nặng/nguy kịch/tử vong rất thấp.
Nhưng điều này chỉ xảy ra khi không có tình trạng quá tải và nguồn lực vẫn đủ để tập trung chữa trị các ca bệnh nặng.
Khi hệ thống y tế quả tải thì các con số này sẽ đội lên cao. Hiện nay trên mạng xã hội lan truyền nhiều phương thức chữa trị COVID-19 cho trẻ em. Có những người có tầm ảnh hưởng, nhưng viết rất phi khoa học. Ví dụ như họ khuyên không cho trẻ vui chơi chạy nhảy mà nên cho xem tivi dài giờ để giữ trẻ ngồi im; chỉ nên cho trẻ ăn cháo; 38 độ C đã khuyến khích phụ huynh cho con hạ sốt; không cho trẻ tập thể dục; lau ấm, tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn nước ấm…
Trên cương vị là bác sĩ chuyên khoa nhi, chúng tôi tóm lược những nét cơ bản về điều trị, chăm sóc, theo dõi trẻ F0 tại nhà một cách đơn giản nhất. Phụ huynh cần lưu ý những khái niệm sau để tránh phạm những điều cấm kỵ khiến bệnh trẻ nặng hơn:
Theo dõi nhiệt độ cũng như tình trạng của trẻ và thông báo với bác sĩ hằng ngày.
1. Thuốc điều trị COVID-19 đặc hiệu
Những thuốc tuyệt đối KHÔNG được tự ý cho con sử dụng gồm:
Thuốc kháng virus. Thuốc kháng viêm corticoid, bao gồm: Dexamethasone, betamethasone, prednisolone, methylprednisolone (medrol). Thuốc kháng đông máu. Thuốc kháng sinh (trừ khi có bằng chứng bội nhiễm được bác sĩ xác nhận và kê đơn thuốc).
2. Các biện pháp hỗ trợ đ iều trị F0 là trẻ em
2.1 . Thuốc hạ sốt
Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể, giúp hệ miễn dịch chống lại virus, việc cố tình hạ nhiệt bằng mọi cách vô tình ức chế hệ miễn dịch, khiến virus thoải mái phát triển và bệnh có nguy cơ nặng hơn. Chỉ nên hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C.
- Thuốc hạ sốt có thể dùng: Paracetamol 15mg/kg/lần, cách 4-6 giờ/lần nếu trẻ vẫn sốt. Ngày không quá 5 lần.
- Ibuprofen 10mg/kg/lần. Cách 6-8 giờ/lần nếu trẻ vẫn sốt, ngày không quá 3 lần.
Lưu ý: Ưu tiên dùng thuốc hạ sốt paracetamol trước. Trường hợp không đáp ứng với paracetamol thì có thể dùng ibuprofen. Ibuprofen chỉ dùng khi khi bác sĩ đã loại trừ bệnh sốt xuất huyết.
Lưu ý đặc biệt: Với trẻ thừa cân béo phì, liều thuốc cần được điểu chỉnh dựa trên cân nặng lý tưởng. Báo cho bác sĩ của con bạn để tính cân nặng lý tưởng cho bé.
Chăm sóc trẻ F0 tại nhà: Những điều đơn giản không phải cha mẹ nào cũng biết
Chăm sóc trẻ F0 tại nhà và những dấu hiệu phải khẩn cấp đưa trẻ nhập viện
2.2. Bù oresol
Nếu trẻ ói, tiêu lỏng thì có thể cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải. Chỉ nên cho trẻ uống từng ngụm (muỗng) nhỏ sau mỗi lần trẻ ói hoặc tiêu lỏng, cho đến khi trẻ từ chối. Có thể dùng nước dừa tươi thay thế nếu trẻ không uống oresol. Trẻ dưới 6 tháng ưu tiên bù bằng sữa mẹ, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hành bất cứ hành động nào.
2.3 Vitamin D
Nên cung cấp đủ theo nhu cầu mỗi ngày. Cụ thể, trẻ dưới 1 tuổi 400IU/ngày. Trẻ trên 1 tuổi 600IU/ngày.
2.4. Vệ sinh mũi, họng
Nên vệ sinh mũi bằng các dung dịch nước muối ưu trương (khi nghẹt mũi nhiều) và đẳng trương, giúp trẻ dễ thở, ngủ được, bú được hơn. Trẻ lớn có thể khò họng bằng nước muối sinh lý.
Vệ sinh mũi cho trẻ.
Video đang HOT
3. Một số loại thuốc không cần thiết sử dụng
3.1. Thuốc giảm ho: Vì ho là một phản xạ có lợi, do đó không cần thiết phải sử dụng siro ho thảo dược để ức chế ho. Nếu trẻ ho nhiều đau rát cổ họng có thể dùng nước ấm, mật ong (nếu trẻ trên 1 tuổi) nước lê, táo, tần dày lá… để làm dịu tình trạng rát họng. Nếu trẻ ho nhiều, ảnh hưởng đến ăn, ngủ khiến trẻ quấy khóc, trước khi cho trẻ sử dụng thuốc ho, kể cả là siro thảo dược đều cần tư vấn bởi bác sĩ.
3.2. Vitamin tổng hợp, vitamin C, kẽm, các thực phẩm chức năng được cho là tăng đề kháng, không cần thiết phải cho trẻ uống, bởi tác dụng không hẳn như lời quảng cáo. Việc ép trẻ phải uống quá nhiều loại thuốc sẽ khiến trẻ sợ hãi, phản ứng lại với việc uống thuốc, hoặc trẻ “no” vì thuốc sẽ không muốn ăn thức ăn.
3.3. Không nhất thiết phải sử dụng men vi sinh, trừ khi trẻ bị tiêu chảy và đã có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
3.4. Không cho trẻ nhỏ xông dưới bất kỳ hình thức nào, bởi khi xông vừa không có tác dụng như mong muốn mà còn có nguy cơ gây bỏng cho trẻ.
3.5. Không cần thiết dùng các thuốc tác động lên đờm.
4. Chăm sóc trẻ F0 tại nhà
- Chế độ vận động: Trẻ trên 6 tuổi vận động, thể dục nhẹ nhàng trong nhà. Tránh nằm ì một chỗ, tránh các hoạt động nặng gắng sức. Trẻ dưới 6 tuổi cho hoạt động tự do.
- Tập thở: Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên, hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, hít vào sâu từ từ bằng mũi, cho căng giãn hết lồng ngực, nín thở 3-5 giây, thở ra chậm nhẹ bằng miệng. Ngày làm 3 lần, mỗi lần 5 phút.
- Bù dịch: Trẻ còn bú mẹ thì bú mẹ tích cực. Trẻ lớn hơn khuyến khích uống nhiều nước. Ưu tiên nước lọc, có thể dùng nước trái cây, không uống nước ngọt công nghiệp.
- Dinh dưỡng: Ăn như bình thường, giữ mô hình ăn uống cũ (đúng giờ cho ăn), cho bé ăn món bé thích, hạn chế bánh kẹo ngọt. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Sinh hoạt: Cố gắng giữ vững mô hình sinh hoạt, giờ ăn/chơi/ ngủ… Tránh xáo trộn vì trẻ sẽ bị stress, biếng ăn, táo bón…
- Chăm sóc cảm xúc: Chăm sóc cảm xúc cho cha mẹ là chăm sóc cảm xúc cho con. Cha mẹ lạc quan, vui vẻ, tổ chức các hoạt động giải trí cùng con, không hù dọa, không quá nuông chiều, không xem/nói về các tin xấu về COVID-19.
5. T heo dõi trẻ F0 tại nhà
Nhìn chung, trẻ em bệnh thường nhẹ và tự phục hồi. Nhưng vẫn có những trẻ trở nặng, nhất là trẻ có yếu tố nguy cơ sau thì cần theo dõi chặt sẽ hơn so với trẻ có sức khỏe bình thường:
Trẻ đẻ non, cân nặng thấp. Béo phì, thừa cân. Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá. Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản, ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…). Bệnh thận mạn tính. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu. Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp). Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần). Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác. Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Bệnh gan. Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác. Các bệnh hệ thống( lupus ban đỏ, viêm khớp thiếu niên…)
Cho trẻ nhập viện khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Thở nhanh (nên quan sát và đếm khi thân nhiệt dưới 38 độ, trẻ nằm yên hay ngủ yên, vì khi sốt trẻ sẽ thở nhanh).
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống (cần xem có phải trẻ mệt do sốt không, nếu cho hạ sốt vào trẻ chơi lại thì không phải dấu hiệu này).
- Khó thở, cánh mũi phập phồng.
- Tím tái môi đầu chi.
- Rút lõm lồng ngực.
- SpO2
- Trẻ lớn than đau ngực hoặc tức ngực.
- Đau bụng nặng.
- Mệt đến mức không ngồi dậy được.
Nên liên hệ bác sĩ nhi khoa trước khi gọi cấp cứu hay vào viện.
Bệnh có thể trở nặng vào các ngày từ ngày 3-8, khi mà các triệu chứng sốt đã giảm, do vậy phụ huynh phải đặc biệt để tâm đến trẻ vào những ngày này. Không được thấy trẻ hết sốt mà chủ quan. Nên có sự liên lạc với bác sĩ nhi khoa và cung cấp cho bác sĩ những thông tin sau mỗi ngày (1-2 lần):
- Trẻ chơi thế nào? Giảm bao nhiêu% so với ngày thường?
- Trẻ sốt thế nào? Theo cơn hay liên tục, cao nhất bao nhiêu, đáp ứng hạ sốt không?
- Nhịp thở, kiểu thở ra sao? (lý tưởng là cung cấp video nhịp thở chuẩn cho bác sĩ).
- SPO2 bao nhiêu%?
6. Khi nào không cần cách ly trẻ nữa?
Sau 10-14 ngày kể từ ngày có triệu chứng, trẻ có thể được test PCR. Nếu âm tính trẻ có thể đi học hoặc tiếp xúc lại với người không nhiễm.
7. Hội chứng viêm đa cơ quan và hội chứng COVID-19 kéo dài ở trẻ em
Có 2/100.000 trẻ em có hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C), nếu không phát hiện chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
* Trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhiễm COVID-19, nếu trẻ có những biểu hiện sau phải nghĩ tới trẻ bị MIS-C:
- Sốt dai dẳng> 3 ngày.
- Triệu chứng viêm ở một loạt các cơ quan khác:
Tiêu hóa: Ói mửa, đau bụng, tiêu chảy
Tuần hoàn: Hạ huyết áp, chóng mặt
Thần kinh: Giảm nhận thức
Da: Phát ban
Niêm mạc: Đỏ mắt, môi, lưỡi dâu, phù tay chân…
Xét nghiệm: Kèm theo các rối loạn viêm, đông máu trên xét nghiệm…
- Không lý giải được bằng nguyên nhân khác.
*Tình trạng hậu COVID-19 chưa được hiểu biết nhiều. Các biểu hiện thường thấy ở trẻ lớn từ 6 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ khó nhận ra.
- Biểu hiện hô hấp kéo dài:
Đau ngực. Ho. Khó thở khi gắng sức.
Hậu COVID-19 có thể kéo dài hơn 3 tháng.
Với trẻ trên 6 tuổi triệu chứng kéo dài thì cần kiếm tra phổi bằng Xquang, CT, hô hấp ký…
- Biểu hiện tim mạch:
Đau ngực khó thở Nhịp tim không đều Mệt mỏi.
Thanh thiếu niên có triệu chứng kéo dài trong vòng 6 tháng cần kiểm tra kỹ trước khi đi học/tham gia thể thao.
- Các biểu hiện khác:
Vấn đề về phát triển hiếm xảy ra: Đột quỵ, viêm não, thay đổi khả năng chú ý, lời nói, bài tập, vận động, tâm trạng. Mệt mỏi tâm thần (sương mù não). Mệt mỏi thể chất Nhức đầu. Trầm cảm. Triệu chứng đái tháo đường.
BCK1.Trần Văn Công- BSCK1.Lưu Hồng Vân – ThS.Chế Hoàng Thái
Bệnh viện thiếu dây truyền máu, người nhà bệnh nhân "đỏ mắt" lùng mua
Nhiều ông bố, bà mẹ như "ngồi trên đống lửa" khi đưa con bị bệnh tan máu bẩm sinh vào bệnh viện để truyền máu nhưng bệnh viện hết dây truyền, đổ xô đi mua ở ngoài cũng không có.
Đưa con trai 6 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên suốt 3 ngày nay để truyền máu chữa trị căn bệnh tan máu bẩm sinh, anh Vi Văn Tường (ngụ xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông) nóng ruột khi phải liên tục chờ đợi vì bệnh viện hết dây truyền máu.
Một bệnh nhi nằm nhiều ngày liền ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vẫn chưa được truyền máu vì bệnh viện hết dây truyền (Ảnh: Uy Nguyễn).
Anh Tường cho biết, anh đã tranh thủ gửi con trong bệnh viện rồi bắt xe đi khắp các nhà thuốc lớn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để tìm mua dây truyền nhưng đều nhận được cái lắc đầu vì hết hàng từ nhân viên nhân viên nhà thuốc.
"Mỗi tháng tôi đều đưa con vào viện truyền máu một lần nhưng đợt này tôi rất sốt ruột khi máu cháu đã được người khác cho đủ nhưng chỉ thiếu mỗi dây truyền. Tìm kiếm cả mấy hôm nay không có dây truyền, tôi lo lắng cho sức khỏe của cháu lắm, sợ không đúng lịch trình chữa trị lại không tốt cho sức khỏe của cháu", anh Tường băn khoăn.
Cũng theo anh Tường, không chỉ anh mà rất nhiều người nhà có con cháu đang nằm điều trị bệnh tan máu bẩm sinh ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang nháo nhào tìm kiếm dây truyền máu. Với anh Tường, dây truyền máu hiện tại đang "quý như vàng" và anh khao khát có dây truyền sớm để điều trị bệnh cho con.
Dây truyền máu hiện được ví "quý như vàng" đối với các bệnh nhi tan máu bẩm sinh đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Ảnh: Uy Nguyễn).
Một người phụ nữ khác đang điều trị bệnh tan máu bẩm sinh cho con 2 tuổi cho biết, sau nhiều ngày chờ đợi chị vừa mới mua được dây truyền máu từ một nhà thuốc vào trưa nay. "Nghe họ điện thoại báo có dây truyền máu, tôi tức tốc bắt xe ôm đi mua ngay kẻo lỡ mất cơ hội. Ở trong phòng của con tôi có nhiều cháu nằm cả tuần lễ mà vẫn chưa có dây để truyền máu phải nằm vật vạ rất tội nghiệp", người này chia sẻ.
Khi PV liên hệ với một số nhà thuốc lớn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột hầu hết đều nhận được câu trả lời không có bán mặt hàng này hoặc đã hết hàng và hàng chưa nhập về. Đồng thời cho rằng, chưa bao giờ thấy lượng người tới hỏi mua dây truyền máu nhiều như mấy ngày nay.
Anh Hoàng Công Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ hiến máu khu vực Tây Nguyên - chia sẻ khi nhận được điện thoại từ người nhà các bệnh nhân xin máu để truyền thì các thành viên trong nhóm tích cực đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để cho máu, hỗ trợ quá trị chữa trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nhiều ngày nay anh liên tục nhận được điện thoại "cầu cứu" từ nhiều người nhà bệnh nhân than phiền về việc phải đi mua kim, chỉ, bao tay... và nhất là thiếu dây truyền máu trầm trọng nên không thể điều trị mà phải chờ đợi.
Người nhà bệnh nhân "đỏ mắt" tìm dây truyền máu tại các nhà thuốc nhưng cực kỳ khan hiếm (Ảnh: Uy Nguyễn).
"Tôi cũng liên hệ nhiều nơi nhưng chỉ mua được một số lượng dây truyền máu rất ít và phải tới ngày mai mới về kịp, trong khi đó số lượng bệnh nhân cần thì rất nhiều. Hiện Câu lạc bộ luôn sẵn sàng cho máu các bệnh nhân và rất mong vật tư y tế cũng được đáp ứng kịp thời để bệnh nhân không phải vất vả tìm mua khắp nơi", anh Minh nói thêm.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đại Phong - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - thừa nhận có tình trạng thiếu dây truyền máu mấy ngày hôm nay và người nhà các bệnh nhân phải tự đi mua.
Nguyên nhân của việc thiếu dây truyền máu cũng như một số vật tư y tế tại bệnh viện theo ông Phong đó là do vướng nhiều khó khăn, phức tạp trong việc đấu thầu. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng đã tăng giá không theo giá cũ được nên nhiều công ty cũng không bán hàng.
"Đến chiều nay 25/1, bệnh viện mới bổ sung được số lượng ít dây truyền máu nhờ mua từ nhà thuốc bên ngoài vào để giải quyết tạm thời. Hiện tại nếu còn thiếu dây truyền thì người nhà phải tự mua. Bệnh nhân nào không đồng ý thì chúng tôi buộc phải chuyển tuyến chứ không còn cách nào khác", ông Phong nói thêm.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - cho biết, ông đã trực tiếp báo cáo tình trạng thiếu vật tư y tế cho lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Y tế để tìm phương án khắc phục.
Một phụ nữ bị áp xe vú nặng khi bơm chất làm đầy không an toàn Bệnh viện Đại học Y Dược Huế cho biết vừa phẫu thuật bảo tồn vú thành công cho một bệnh nhân nữ bị áp xe vú đa ổ do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Các bác sĩ kịp thời can thiệp, chữa trị cho chị V. sau khi bị áp xe vú nặng ẢNH: G.T Ngày 17.9, theo thông tin...