Dùng thuốc ở phòng khám tư, cháu bé 7 tuổi bị bỏng toàn thân
Bệnh viện Nhi đồng Tp Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận một bé gái 7 tuổi trong tình trạng sốt cao, hồng ban toàn thân, lở loét niêm mạc môi miệng, rỉ dịch ở niêm mạc mũi, đường tiết niệu, hậu môn.
Bệnh nhi tên N. được nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Tp Hồ Chí Minh trong tình trạng sốt cao, nổi ban da toàn thân, kết mạc mắt bị viêm đỏ, lở loét niêm mạc môi miệng gây đau họng, khó nuốt; rỉ dịch ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt, đường tiết niệu, hậu môn… Chẩn đoán cho thấy cháu bé bị có làn da trông như “bỏng nặng” do mắc hội chứng Stevens Johnson vì dùng thuốc bừa bãi.
Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra thường có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết trước đó 4 ngày, cháu N. bị sốt, ho, sổ mũi, ngứa vùng kín nên đến khám mua thuốc uống không rõ loại tại phòng khám tư nhân.
Bệnh nhi với những vết bỏng toàn thân do dùng thuốc không đúng (Ảnh BSCC)
Nhưng sau uống thuốc, cháu bị nổi hồng ban đỏ ở mặt, lan toàn thân mình nên được nhập viện tại địa phương cấp cứu. Sau khi nhập viện, bé vẫn sốt cao, tổn thương hồng ban da lan rộng khắp toàn thân, lở loét niêm mạc môi miệng gây đau họng, khó nuốt; rỉ dịch ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt, đường tiết niệu, hậu môn, được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Tp. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị hội chứng Stevens Johnson do dị ứng thuốc.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, hội chứng Stevens Johnson (tên của hai bác sĩ mô tả đầu tiên bệnh lý này) là một bệnh lý tuy hiếm gặp nhưng xảy ra rất trầm trọng có thể nguy hiểm tính mạng trẻ. Nguyên nhân thường do dị ứng thuốc như kháng sinh nhóm hoặc thuốc chống động kinh hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng… Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí suy gan, suy thận… Có đến 2/3 bệnh nhân có bóng nước và lở loét toàn thân, thậm chí tương đương với phỏng độ I – II.Các bác sĩ đã điều trị tích cực với truyền dịch bù nước điện giải, dinh dưỡng năng lượng cao, chăm sóc giảm thiểu thương tổn da niêm, kháng sinh phòng chống bội nhiễm, bé được nằm phòng cách ly ở khoa Hồi sức tích cực để tránh bị nhiễm trùng thêm. Kết quả là sau gần 1 tuần điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực, đến nay tình trạng cháu cải thiện dần, tỉnh táo, ăn uống được, da niêm bớt tổn thương, đang trong quá trình lành lặn.
Các bác sĩ khuyến cáo, các phụ huynh lưu ý sử dụng thuốc cho con em mình phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống, không nên lạm dụng thuốc bổ, vitamine, thuốc cảm, ho, sổ mũi… Khi cho trẻ uống thuốc, phải theo toa bác sĩ, không được chia nhỏ thuốc dành cho người lớn để trẻ uống. Khi thấy trẻ nổi hồng ban trên da đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng, hậu môn,… nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Theo Danviet
Đầu năm mới, 1 người tử vong, 1 người nguy kịch do ăn tiết canh
Sau 2 ngày ông P.P.H đột ngột xuất hiện ngừng tim và tử vong, anh L.LG hiện đang được điều trị tích cực.
Chiều 4/1, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 2 người đàn ông có triệu chứng bất thường sau khi ăn tiết canh.
Bệnh nhân ăn tiết canh đang được điều trị tích cực.
Hai bệnh nhân là P.P.H 34 tuổi và, bệnh nhân L.LG, 24 tuổi ở Lai Châu nhập viện trong tình trạng gầy, suy kiệt, đau dữ dội các cơ, không thể nuốt được, nói rất khó khăn. Riêng ông P.P.H suy hô hấp, thở rất khó khăn vì đau tim, có những lúc loạn nhịp tim.
Cả hai đã được chẩn đoán nhiễm giun xoắn, điều trị theo phác đồ đặc hiệu và chăm sóc tích cực, hỗ trợ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, sau 2 ngày ông P.P.H đột ngột xuất hiện ngừng tim và tử vong, anh L.LG hiện đang được điều trị tích cực.
Người nhà bệnh nhân cho biết, người dân ở Mù Cả, Mường tè, Lai châu giết thịt 1 con lợn ốm, có làm tiết canh và chế biến đồ ăn từ thịt lợn sống (món lạp xưởng). Sau khi ăn khoảng 5 ngày có 5-6 người xuất hiện đau bụng, tiêu chảy, sốt, và đau dữ dội các cơ bắp.
Những người bị nặng ngay cả khi thở, ho, nói chuyện hoặc nuốt cũng rất đau. Những người này được điều trị 5 ngày tại BV huyện sau đó chuyển ra BV tỉnh Lai Châu điều trị. Sau 1 tuần có 2 người diễn biến quá nặng được chuyển BV Nhiệt đới Trung ương.
BS Cấp cho biết, bệnh giun xoắn do ký sinh trùng có tên là Trichinella spiralis gây ra. Bình thường ổ nhiễm trong tự nhiên là các loài thú hoang dã như chuột, cáo, trăn,... Nếu người ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ thoát kén tại dạ dày và di chuyển đến ruột non.
Ở ruột non, sau 24 giờ, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập ký sinh trong niêm mạc ruột non. Sau 4-5 ngày, giun cái có thể đẻ ấu trùng. Trong thời gian khoảng 4-6 tuần, ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức như tạo kén gây viêm và đau dữ dội.
Nếu nhiễm ở thực quản, bệnh nhân sẽ đau không nuốt được, nếu nhiễm ở cơ hoành, cơ hô hấp mỗi khi thở sẽ đau dữ dội còn nếu nhiễm nhiều vào cơ tim có thể gây loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
BS khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân không nên ăn tiết canh, nem chua, thịt tái sống... vì đây là được coi là "ổ bệnh" chứa vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Khi lựa chọn thịt lợn, không nên mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết vì đó chắc chắn là lợn bị bệnh.
Theo Danviet
Vụ học sinh tử vong vì chó nhà: Thầy mo phải đi tiêm phòng Trong lúc đang cúng, thấy cháu sùi bọt mép, ông Vi Văn Đoàn, là họ hàng và cũng là ông mo của người Thái, có lấy khăn lau miệng cho cháu thì bị Linh cắn vào ngón tay trỏ. Ông mo Vi Văn Đoàn bị cháu Linh cắn vào tay và phải đi tiêm phòng. Trước đó Báo Dân trí đã đưa tin,...