Dùng thuốc ngủ hạ gục nạn nhân, chiếm đoạt tài sản, phạm tội gì?
Khi H vào cửa hàng cắt tóc, chị T đã rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, không thể phản ứng, kêu la được và tên H đã nhanh chóng trói chị T, lấy tài sản đi ngay.
Ảnh minh họa
Nội dung vụ án
Cuối tháng 10-2013, Công an quận 9 – TP HCM nhận được đơn trình báo của chị V.T.C.T (33 tuổi ở Long An, tạm trú đường Nguyễn Duy Trinh, khu phố Ông Nhiêu, phường Long Trường, quận 9), chủ một cửa hàng tóc với nội dung: Trưa 27-10, chị đang ở cửa hàng thì có một nam thanh niên vào cắt tóc mang theo hai cốc nước rau má mời uống. Do đang bận bịu làm việc nên chị T không uống vội mà bỏ cốc nước vào tủ lạnh đến chiều mới lấy ra uống. Sau khi uống khoảng 2 tiếng đồng hồ, chị T cảm thấy mệt nên không cắt tóc cho khách nữa mà lên ghế cắt tóc nằm nghỉ.
Cùng lúc này chị nhìn thấy người thanh niên lúc trưa quay lại và nhanh chóng đóng cửa. Do người đang ngấm thuốc mê nên chị T không thể kêu la. Sau khi đóng cửa, đối tượng này kéo lê chị lên gác rồi dùng dây tai nghe điện thoại trói ngược hai tay, cởi quần, nhét giẻ vào miệng chị.
Sau đó, tên thanh niên lột lấy chiếc nhẫn vàng chị đang đeo trên tay và lấy đi 1 điện thoại di động rồi tẩu thoát. Đến tối cùng ngày, chị T tỉnh lại tháo được dây trói và trình báo công an.
Trong khi cơ quan chứ năng đang điều tra truy xét thì Công an phường Long Trường nhận được tin báo của nạn nhân phát hiện 1 đối tượng có nhận dạng giống như đối tượng đã gây án với chị T đang lảng vảng ở địa phương. Ngay sau đó, Công an phường Long Trường đã tổ chức truy tìm và bắt được H.
Tại cơ quan điều tra, H khai nhận đã gây ra vụ việc trên. Qua đấu tranh khai thác, H thừa nhận trong cốc nước rau má y mời chị T uống y đã bỏ 4 viên thuốc ngủ. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi, sự cố ngoài ý muốn của y là chị T không uống nước ngay nên sau khi ở cửa hàng cắt tóc ra, H phải quanh quẩn ở khu vực này nhiều giờ liền.
Đến chiều tối, khi quay lại y mới thấy chị T có dấu hiệu mê man mới thực hiện ý đồ của mình. Khi gây án, dù chị T bất tỉnh nhưng H vẫn sợ chị T tỉnh dậy sẽ truy đuổi nên H đã cởi quần chị T để nạn nhân không thể đuổi theo được.
Vấn đề cần trao đổi là: Đây là vụ trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản hay cướp tài sản?
Ý kiến bạn đọc
H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Video đang HOT
Khi H vào cửa hàng cắt tóc, chị T đã rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, không thể phản ứng, kêu la được và tên H đã nhanh chóng trói chị T, lấy tài sản đi ngay. Hành vi của H có dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điều 137 Bộ luật Hình sự. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trong điều kiện người quản lý tài sản hoặc người chủ sở hữu về tài sản không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình hoặc ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Lúc tên H vào cửa hàng cắt tóc, chị T đang mê mệt nên không có phản ứng gì. Lợi dụng tình trạng đó của chị T, H đã lấy tài sản và bỏ đi.
Phạm Văn Bích (Phố Nguyễn Văn Tố, Hà Nội)
Không thể định tội H về tội trộm cắp
Hành vi của H không thể định tội danh Trộm cắp tài sản được. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản. Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Khi tên H vào cửa hàng cắt tóc, chị T. tuy đã mất hết năng lực phản kháng nhưng vẫn còn nhận biết được và tên H cũng biết chị T còn chưa bị mê hẳn. Chứng cứ của việc này là hắn sợ chị T kêu la nên đã trói, bịt miệng và cởi quần để chị không đuổi theo. Vì vậy đây có thể là hành vi cướp tài sản.
Nguyễn Thị Kim (Q.7 TP.HCM)
Bình luận của luật sư
Căn cứ theo tình tiết vụ việc như đã phản ánh trên, chúng ta thấy có 3 hướng để định tội danh mà tên H đã phạm. Đó là các tội danh: Trộm cắp tài sản, Công nhiên chiếm đoạt tài sản và Cướp tài sản. Chúng ta thử phân tích 3 hướng này.
Về tội Trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS. Tội danh này có dấu hiệu pháp lý khách quan là hành vi phạm tội được đặc trưng bởi: Hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản. Ví dụ: Lợi dụng hoặc tạo ra sự sơ hở của người quản lý tài sản, dùng chìa khoá mở cửa, cạy cửa… Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Ví dụ như người phạm tội nghĩ là chủ tài sản ngủ, đi vắng hoặc không chú ý đến mình. Trong trường hợp này các tình tiết đều không phù hợp với các dấu hiệu đặc trưng đó. Vì vậy không thể định tội tên H theo tội danh Trộm cắp tài sản được.
Về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điều 137 BLHS. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: Hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có đặc điểm là mang tính công khai và ngang nhiên. Tính chất ngang nhiên của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm thể hiện ở các điều kiện sau: Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy được tài sản, can phạm không có bất kỳ một thủ đoạn nào, không có ý thức đối phó, đương đầu với người quản lý tài sản, không có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng tẩu thoát. Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh người quản lý tài sản biết người phạm tội đang chiếm đoạt tài sản của mình nhưng không có điều kiện và khả năng ngăn cản việc thực hiện hành vi chiếm đoạt. Tình tiết vụ việc như miêu tả rõ ràng tên H có hành vi đối phó với chị T bằng hành vi trói và bịt miệng chị T đề phòng kêu la. Mặc dù lúc tên H đối phó với chị T, chị đã mất khả năng chống cự, nhưng cần phải hiểu chị mất khả năng chống cự là do hành động của tên H trước đó đã cho thuốc ngủ vào cốc nước của chị. Vì vậy không thể định tội tên H theo tội danh Công nhiên chiếm đoạt tài sản được.
Tên H đã phạm tội theo tội danh Cướp tài sản theo điều 133 BLHS. Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được thực hiện bằng 1 trong 3 hành vi sau:
Hành vi dùng vũ lực: Dùng sức mạnh về vật chất, thể chất tác động lên người khác như xô ngã, chặn xe, đánh, chém… Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: Có lời nói, cử chỉ khống chế tác động lên tư tưởng của người khác để người này tin rằng nếu không đưa tài sản cho can phạm thì việc dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay không tránh khỏi. Hành vi khác: Cho nạn nhân uống thuốc ngủ, dùng ê te, các loại thuốc hướng thần khác… Trong vụ việc này, tên H đã dùng thuốc ngủ để đưa chị T vào trạng thái không chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Không những vậy, ngay khi chị T đã mất khả năng chống cự tên H vẫn tiếp tục tấn công chị T bằng cách trói, lấy quần bịt đầu, bịt miệng… Sau đó tên H đã hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản và trốn thoát. Với tất cả dấu hiệu đó việc định tội tên H tội danh Cướp tài sản là có lý.
Với những nhận định trên, tên H có thể bị truy tố theo khoản 2 điều 133 BLHS với tình tiết: Sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác là cách thức thực hiện tội phạm nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, trong trường hợp này là thuốc ngủ liều cao. Theo Khoản 2 Điều 133 BLHS quy định : Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
Theo Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội)
An ninh thủ đô
Bài 40: Báo Nhân dân, Công an Nhân dân vào cuộc, vụ án 194 phố Huế vẫn là "ẩn số"
Sau rất nhiều nỗ lực liên hệ với Tòa án Hà Nội để tìm hiểu thông tin về vụ án 194 phố Huế, rốt cuộc PV Dân trí cũng chỉ nhận được thông tin trả lời qua điện thoại của một lãnh đạo tòa án Hà Nội là lịch xét xử vẫn chưa có.
Gần 5 tháng kể từ ngày VKSNDTC ban hành cáo trạng, Tòa án Hà Nội vẫn chưa xét xử vụ án trên khiến cho dư luận không khỏi hoài nghi về những "uẩn khúc" của vụ án
Trước việc Tòa án Hà Nội chậm đưa vụ án 194 phố Huế ra xét xử, ngày 28/11/2013, PV Dân trí đã đến TAND TP Hà Nội liên hệ công tác, đặt lịch làm việc với lãnh đạo tòa án Hà Nội để tìm hiểu về tiến độ xét xử vụ án trên. Trao đổi với PV Dân trí, bà Đặng Thị Bích Nga, Chánh Văn phòng TAND TP Hà Nội cho hay: Sau khi bà trao đổi với lãnh đạo tòa án Hà Nội sẽ hồi âm lại PV Dân trí về những thông tin liên quan đến lịch xét xử vụ án trên.
Cho đến sáng ngày 2/12/2013, PV Dân trí cũng chưa nhận được hồi âm của bà Đặng Thị Bích Nga, Chánh Văn phòng TAND TP Hà Nội. Trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại vào chiều ngày 2/12/2013, ông Đào Vĩnh Tường, Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội cho hay: Hiện thẩm phán vẫn đang xem xét hồ sơ vụ án nên chưa có lịch xét xử cụ thể.
Như vậy, gia đình bị hại 194 phố Huế cũng như đông đảo bạn đọc Dân trívẫn tiếp tục "dài cổ" ngóng đợi TAND TP Hà Nội lên lịch đưa vụ án 194 phố Huế ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Có thể nói những năm gần đây, trong giới báo chí nói chung và Báo Dân trí nói riêng hiếm khi nào có một vụ án phải viết tới gần 40 bài báo mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như vụ án 194 phố Huế. Riêng Báo Nhân dân và Công an Nhân dân cũng có nhiều bài đưa đậm nét về vụ án gây bức xúc dư luận Thủ đô này.
Cùng với 40 bài trên Báo Điện tử Dân trí, Báo Nhân dân cũng có nhiều bài viết về vụ án 194 phố Huế
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Trương Quốc Hòe,Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho hay: Những tưởng những "rào cản" vô hình của vụ án Trịnh Ngọc Chung đã bị sự thật đè bẹp, đẩy lùi, thế nhưng một lần nữa TAND TP Hà Nội lại tiếp tục dành cho bị cáo này những "ngoại lệ" đặc biệt. Thời hạn đưa vụ án ra xét xử theo quy định của điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự tối đa không quá 4 tháng, tức không quá ngày 12/11/2013, tuy nhiên đến nay (3/12/2013), về phía người bị hại (gia đình 194 phố Huế) vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về vụ án từ TAND TP Hà Nội.
Cũng theo luật sư Trương Quốc Hòe cho hay: Theo Điều 16 Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân thì: "Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát Nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời".
Trước việc tòa án Hà Nội chậm trễ trong việc đưa vụ án 194 phố Huế ra xét xử theo quy định của pháp luật, VKSND TP Hà Nội cần thi hành quyền công tố đã được pháp luật quy định.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân là các Cơ quan tiến hành tố tụng được nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó trọng trách tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Hơn ai hết, các cơ quan này hiểu rõ sự cần thiết và ý nghĩa của việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động của mình nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ, văn minh.
Ngày 23/11/2013, Báo Công an Nhân dân có bài mới nhất: Bao giờ nguyên Chi cục trưởng THA quận Hai Bà Trưng mới hầu tòa?
Liên quan đến vụ án trên, chiều ngày 28/11/2013, PV Dân trí đã đến đặt lịch làm việc với lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội. Tuy nhiên, lãnh đạo VKSND TP Hà Nội đã từ chối làm việc với PV Dân trí, mà "đùn" PV Dân trí sang làm việc với TAND TP Hà Nội (!).
Chánh Văn phòng VKSND TP Hà Nội xem xét Giấy giới thiệu của PV Dân trí, nhưng lại không sắp lịch làm việc với lãnh đạo VKSND TP Hà Nội
Báo Dân trí đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẩn trương chỉ đạo, giám sát việc TAND TP Hà Nội xét xử công tâm, đúng pháp luật vụ án trên.
Cáo trạng của VKSNDTC nêu rõ: Trong quá trình thực hiện quyết định ủy thác của Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hà Nội (Thi hành Quyết định số 143/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP. Hà Nội), ngày 28/6/2011, Trịnh Ngọc Chung là chấp hành viên, Trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng đã ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA để thực hiện việc giao nhà số 194 phố Huế cho người trúng đấu giá (Ngày 24/8/2009, Công ty Cổ phần bán đấu giá Hà Nội tiến hành bán đấu giá nhà 194 phố Huế với giá 31.528.000.000đ, trong khí đó giá trị thực của ngôi nhà là gần 80 tỷ đồng - PV). Quá trình điều tra xác định Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt những vi phạm mang tính cố ý như: Kê biên nhà 194 phố Huế cũng như quá trình bán đấu giá không thông báo cho các đồng sở hữu biết; nhà 194 phố Huế chưa có sổ đỏ, không đủ điều kiện chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa theo thông báo số 02/TB-THA ngày 20/1/2000, hiện nay chưa có quyết định giải tỏa; Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của người thi hành án; Vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 không đúng; Tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp. Do đó, đủ căn cứ để xác định Trịnh Ngọc Chung biết rõ quyết định cưỡng chế giao nhà 194 phố Huế là trái pháp luật. Hành vi của Trịnh Ngọc Chung đã phạm vào tội "Ra quyết định trái pháp luật", quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự, gây thiệt hại cho người phải thi hành án là ông Hoàng Ngọc Minh 6,69 tỷ đồng. Hành vi phạm tội trên đây của Trịnh Ngọc Chung đã phạm vào Khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự: "Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm...". Bị can Trịnh Ngọc Chung hiện đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú theo lệnh số 11/VKSNDTC-C6 (P1) ngày 8/5/2012 của Cơ quan Điều tra VKSNDTC. Ngoài ra, Quận ủy Hai Bà Trưng cũng đã có quyết định số 1370-QĐ/QU đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với Trịnh Ngọc Chung. Như vậy, sau hơn 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. "Điều 296 Bộ luật hình sự: Tội ra quyết định trái pháp luật 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương
Theo Dantri
Cần sớm đưa bị cáo Trịnh Ngọc Chung ra xét xử nghiêm minh Vụ án 194 phố Huế đang được dư luận cả nước và giới luật sư đặc biệt quan tâm. Tiếp theo ý kiến của các luật sư, báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Tiến sỹ luật, nhà báo, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao - TS. Dương Thanh Biểu. PV : Thưa Tiến sỹ, VKSNDTC đã đưa ra kết...