Dùng thuốc ho đúng cách cho trẻ
Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể khi đường hô hấp trên bị kích thích. Là cơ chế bảo vệ có lợi nhằm làm sạch đường hô hấp, loại bỏ khói bụi, vi khuẩn, các tác nhân gây kích ứng và dịch tiết.
Ảnh minh họa.
Theo Sức khỏe đời sống, Dược sĩ Vĩnh Phú cho biết: Ho là một triệu chứng thực thể gây nên không ít phiền toái, nhất là khi kéo dài, dai dẳng. Nhiều người đã tìm đến các loại thuốc ho có sẵn ở hiệu thuốc để mong chấm dứt ho càng sớm càng tốt. Nhưng, “dục tốc bất đạt”, thuốc ho cũng có rất nhiều loại, với nhiều cơ chế khác nhau. Việc lạm dụng sẽ gây nhiều hậu quả bất lợi cho bạn; đặc biệt là trẻ em, đối tượng rất dễ bị cảm, ho, sốt trong mùa lạnh hay vào thời khắc giao mùa.
Ho – nỗ lực bảo vệ đường hô hấp của cơ thể
Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể khi đường hô hấp trên bị kích thích. Là cơ chế bảo vệ có lợi nhằm làm sạch đường hô hấp, loại bỏ khói bụi, vi khuẩn, các tác nhân gây kích ứng và dịch tiết.
Ho cũng biểu hiện như là triệu chứng của một số bệnh lý tai – mũi – họng và hô hấp như viêm, nhiễm trùng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi hoặc các bệnh lý khác; cần phải điều trị căn nguyên thì ho mới thuyên giảm.
Nếu ho kéo dài sẽ gây khó chịu, khàn giọng, tắt tiếng; ảnh hưởng tới sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt của người bệnh.
Triệu chứng ho bao gồm nhiều dạng khác nhau, có thể chia thành hai nhóm là ho khan và ho có đờm. Ho khan là tình trạng ho không có đờm và dịch tiết, cổ họng người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu, đôi khi là cảm giác sâu trong họng. Cơn ho thường ngắn nhưng cũng có thể là nhiều cơn liên tục dữ dội. Khi người bệnh hít vào sau một cơn ho vừa dứt thì lại tiếp tục cơn ho khác, làm tăng áp lực lồng ngực, người bệnh đỏ mặt, chảy nước mắt và gây phản xạ nôn.
Ho khan xảy ra trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị kích ứng, dị ứng. Trường hợp ho khan kéo dài mạn tính thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim, trào ngược dạ dày – thực quản, hút thuốc lâu năm, bất thường trong tổ chức phổi như hen phế quản, xơ phổi, ung thư phổi… Ho khan cũng có thể do tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACEi) kéo dài trong điều trị tăng huyết áp như captopril, enalapril, lisinopril…
Còn ho có đờm là tình trạng ho có xuất hiện chất nhầy, đờm nhớt trong đường hô hấp, phản xạ ho là để cố gắng tống khứ chúng ra ngoài. Có thể kèm theo khó thở và nặng ngực nếu lượng đờm nhiều, xảy ra khi mắc cảm cúm, có tình trạng viêm nhiễm ở phổi và vùng họng, mũi xoang…
Bệnh nhân ho nhẹ có thể sử dụng các liệu pháp từ thiên nhiên như ngậm mật ong, tắc mật ong, uống trà nóng: trà chanh và mật ong, trà gừng, trà cam thảo để làm dịu cơn ho thay cho dùng thuốc. Giữ ấm cơ thể và vùng họng. Bổ sung nước trái cây để cung cấp vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng thuốc điều trị ho
Thuốc ho là những thuốc làm giảm phản xạ ho, bằng cơ chế này hay cơ chế khác. Tuy nhiên, bằng chứng về tác dụng, hiệu lực của các loại thuốc ho vẫn chưa đủ mạnh và chắc chắn đối với nhiều căn nguyên gây ho và mức độ ho khác nhau. Điều này không có nghĩa rằng các loại thuốc trị ho không có tác dụng, mà tác dụng của chúng cần được nghiên cứu, chứng minh rõ ràng hơn.
Khi ho xuất hiện, nhất là ở trẻ em, chúng ta thường nhanh chóng sử dụng thuốc ho vì quan niệm rằng để lâu sẽ khó chữa, nhưng thực chất hệ miễn dịch của chúng ta đang hoạt động và triệu chứng ho có thể thuyên giảm sau vài ngày mà không cần dùng thuốc.
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) nào cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi, vì lợi ích mang lại không rõ ràng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Ho là một phản xạ có lợi, cho nên chúng ta cần cân nhắc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng ho chỉ khi ho ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Video đang HOT
Việc đến gặp bác sĩ để điều trị nguyên nhân là điều cần thiết khi ho kéo dài trên một tuần, thường xuyên vào ban đêm, có dấu hiệu tiến triển nặng hơn đi kèm với các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp đặc trưng như đờm đặc quánh, có màu xanh hoặc nâu và có mùi hôi, triệu chứng ho ra máu, đau tức ngực, phát ban, khó thở, sốt cao…
Nhiều loại thuốc ho, sirô ho chứa nhiều hoạt chất kết hợp với nhau, bao gồm cả hoạt chất hạ sốt, giảm đau như paracetamol, aspirin, vì vậy người sử dụng cần lưu ý để tránh quá liều khi dùng nhiều loại thuốc ho, hạ sốt, giảm đau cùng lúc.
Hơn nữa, hiệu quả khi kết hợp nhiều hoạt chất với nhau chưa được kiểm chứng, tăng khả năng xảy ra các tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc.
Các nhóm thuốc ho phổ biến hiện nay và lưu ý khi sử dụng:
Nhóm thuốc tác động trên thần kinh trung ương: Giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho ở não. Các thuốc này được sử dụng phổ biến và quen thuộc, thuộc nhóm opioid như codein, hydrocodon, pholcodin (có thêm tác dụng giảm đau nhưng gây nghiện) và dextromethorphan…
FDA đưa ra chống chỉ định sử dụng codein cho trẻ em dưới 12 tuổi, không khuyến cáo sử dụng codein và hydrocodon cho trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ cho con bú vì những lợi ích mang lại thấp hơn nguy cơ nghiêm trọng về hô hấp, tim mạch và gây nghiện.
Nhóm thuốc này còn chống chỉ định với trẻ em cắt amidan, trẻ em mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cẩn trọng với bệnh nhân có tiền sử suy hô hấp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vì tác dụng không mong muốn ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.
Không nên sử dụng trong trường hợp ho có đờm cũng như dùng chung với các thuốc long đờm, tiêu đờm. Giảm ho trong trường hợp này khiến đờm ứ đọng trong đường hô hấp, gây nguy cơ tăng nặng tình trạng bệnh lý hô hấp khác.
Nhóm thuốc tác động long đờm, tiêu đờm: Giúp phản xạ ho dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài hơn, được sử dụng cho những trường hợp ho có đờm. Thuốc long đờm có tác dụng làm tăng tiết dịch trên niêm mạc đường hô hấp để làm loãng đờm, gồm terpin, guaifenesin, natribenzoat, eucalyptol…
Thuốc tiêu đờm làm thay đổi cấu trúc của đờm và giảm độ nhớt của nó như bromhexin, carbocystein, acetylcystein, ambroxol… Nên uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc, không nên uống thuốc buổi tối vì khi ngủ sẽ bị ứ đọng đờm.
Cần thận trọng đối với các bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, có thể tổn hại đến lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm bệnh tái phát.
Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc chống dị ứng, có tác dụng an thần, giảm ho, đồng thời cũng làm giảm dịch tiết nên có thể làm đờm đặc hơn.
Nhóm thuốc này thường được sử dụng để trị ho khan do dị ứng, kích ứng, ho kèm sổ mũi. Gồm các hoạt chất diphenhydramin, chlopheniramin, alimemazin, promethazin…
Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, vì thế cần thận trọng khi làm việc, vận hành máy móc, lái xe.
Nhóm các thuốc làm giảm phản xạ ho ở đường hô hấp: Làm dịu cổ họng, làm giảm sự nhạy cảm với kích thích ho ở ngoại biên. Gồm các chất như natri benzoat, glycerol… Menthol, eucalyptol, tinh dầu tràm, tinh dầu tần, mật ong còn có tác dụng sát khuẩn, trị ho rất tốt.
Tuy nhiên, cần chú ý tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nguy cơ ngộ độc độc tố botulism từ bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum có thể khiến trẻ tử vong (loại độc tố trong patê chay gần đây mà nhiều người lớn bị ngộ độc, số ít mật ong nhiễm vi khuẩn này từ quá trình thu hoạch).
Trường hợp khác, tinh dầu bạc hà hoặc dầu gió xanh, thường được các bậc cha mẹ sử dụng bôi ngoài da, vùng cổ họng cho trẻ, thậm chí nhỏ vào mũi, họng khi trẻ bị ho là điều không nên, vì menthol trong các chế phẩm này gây ức chế hô hấp, có thể làm ngưng thở ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ có bệnh lý hô hấp.
Cách phòng ho cho trẻ khi giao mùa
Giữ ấm cho trẻ: Thời tiết chuyển mùa cha mẹ cần chọn lựa trang phục thích hợp để giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ và ngực. Không cho tre uông nươc đa, ăn kem vi đo la nhưng thư dê gây ho do viêm hong. Không đươc tăm muôn cho be, thời gian tăm tôt nhât khoang 5 – 6 giơ chiêu, nêu tăm muôn hơn thi lai dê bi viêm đương hô hâp, vi khi vao đêm muôn, cơ thê thay đôi trang thai hoat đông sang trang thai nghi ngơi, nhiêt lương tao ra vao đêm muôn xuông rât thâp, tôc đô chuyên hoa cung xuông rât thâp.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Khi trẻ bị ho nhiều, sổ mũi hoặc đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý vô trùng, đơn liều tránh lấy nhiễm chéo để rửa mũi họng cho trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu ho, sổ mũi hoặc đau họng thì biện pháp này rất hiệu quả.
Tránh tiếp xúc với khói thuốc: Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây là yếu tố khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Bởi các phân tử li ti trong khói thuốc sẽ bám vào vòm họng thông qua đường hô hấp sẽ gây viêm họng, ho và những bệnh nguy hiểm khác.
Sử dụng dược liệu thiên nhiên: Trẻ nhỏ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ho. Thay vào đó, cha mẹ có thể tận dụng các loại thảo dược hoặc thuốc do có nguồn gốc thảo dược như húng chanh, gừng, bạc hà, dịch chiết lá thường xuân EA 575… để điều trị ho. Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn với trẻ nhỏ.
Tăng cường miễn dịch cho bé: Cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé để tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể trẻ. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh…
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ: Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có hướng dẫn của bác sỹ bởi nguyên nhân gây ho có thể không phải do vi khuẩn. Dùng kháng sinh chỉ khiến cho bé bị suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, không được dùng thuốc ho người lớn và giảm liều cho trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám: Nếu trẻ bị ho nhiều dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa ho khác nhau thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Thuốc ho: Tuy quen thuộc, nhưng không dễ sử dụng
Ho là một triệu chứng thực thể gây nên không ít phiền toái, nhất là khi kéo dài, dai dẳng. Nhiều người đã tìm đến các loại thuốc ho có sẵn ở hiệu thuốc để mong chấm dứt ho càng sớm càng tốt.
Nhưng, "dục tốc bất đạt", thuốc ho cũng có rất nhiều loại, với nhiều cơ chế khác nhau. Việc lạm dụng sẽ gây nhiều hậu quả bất lợi cho bạn; đặc biệt là trẻ em, đối tượng rất dễ bị cảm, ho, sốt trong mùa lạnh hay vào thời khắc giao mùa.
Ho - nỗ lực bảo vệ đường hô hấp của cơ thể
Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể khi đường hô hấp trên bị kích thích. Là cơ chế bảo vệ có lợi nhằm làm sạch đường hô hấp, loại bỏ khói bụi, vi khuẩn, các tác nhân gây kích ứng và dịch tiết. Ho cũng biểu hiện như là triệu chứng của một số bệnh lý tai - mũi - họng và hô hấp như viêm, nhiễm trùng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi hoặc các bệnh lý khác; cần phải điều trị căn nguyên thì ho mới thuyên giảm. Nếu ho kéo dài sẽ gây khó chịu, khàn giọng, tắt tiếng; ảnh hưởng tới sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt của người bệnh.
Triệu chứng ho bao gồm nhiều dạng khác nhau, có thể chia thành hai nhóm là ho khan và ho có đờm. Ho khan là tình trạng ho không có đờm và dịch tiết, cổ họng người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu, đôi khi là cảm giác sâu trong họng. Cơn ho thường ngắn nhưng cũng có thể là nhiều cơn liên tục dữ dội. Khi người bệnh hít vào sau một cơn ho vừa dứt thì lại tiếp tục cơn ho khác, làm tăng áp lực lồng ngực, người bệnh đỏ mặt, chảy nước mắt và gây phản xạ nôn.
Ho khan xảy ra trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị kích ứng, dị ứng. Trường hợp ho khan kéo dài mạn tính thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim, trào ngược dạ dày - thực quản, hút thuốc lâu năm, bất thường trong tổ chức phổi như hen phế quản, xơ phổi, ung thư phổi... Ho khan cũng có thể do tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACEi) kéo dài trong điều trị tăng huyết áp như captopril, enalapril, lisinopril...
Còn ho có đờm là tình trạng ho có xuất hiện chất nhầy, đờm nhớt trong đường hô hấp, phản xạ ho là để cố gắng tống khứ chúng ra ngoài. Có thể kèm theo khó thở và nặng ngực nếu lượng đờm nhiều, xảy ra khi mắc cảm cúm, có tình trạng viêm nhiễm ở phổi và vùng họng, mũi xoang...
Bệnh nhân ho nhẹ có thể sử dụng các liệu pháp từ thiên nhiên như ngậm mật ong, tắc mật ong, uống trà nóng: trà chanh và mật ong, trà gừng, trà cam thảo để làm dịu cơn ho thay cho dùng thuốc. Giữ ấm cơ thể và vùng họng. Bổ sung nước trái cây để cung cấp vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng thuốc điều trị ho
Thuốc ho là những thuốc làm giảm phản xạ ho, bằng cơ chế này hay cơ chế khác. Tuy nhiên, bằng chứng về tác dụng, hiệu lực của các loại thuốc ho vẫn chưa đủ mạnh và chắc chắn đối với nhiều căn nguyên gây ho và mức độ ho khác nhau.
Điều này không có nghĩa rằng các loại thuốc trị ho không có tác dụng, mà tác dụng của chúng cần được nghiên cứu, chứng minh rõ ràng hơn. Khi ho xuất hiện, nhất là ở trẻ em, chúng ta thường nhanh chóng sử dụng thuốc ho vì quan niệm rằng để lâu sẽ khó chữa, nhưng thực chất hệ miễn dịch của chúng ta đang hoạt động và triệu chứng ho có thể thuyên giảm sau vài ngày mà không cần dùng thuốc.
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) nào cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi, vì lợi ích mang lại không rõ ràng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Ho là một phản xạ có lợi, cho nên chúng ta cần cân nhắc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng ho chỉ khi ho ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Việc đến gặp bác sĩ để điều trị nguyên nhân là điều cần thiết khi ho kéo dài trên một tuần, thường xuyên vào ban đêm, có dấu hiệu tiến triển nặng hơn đi kèm với các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp đặc trưng như đờm đặc quánh. có màu xanh hoặc nâu và có mùi hôi, triệu chứng ho ra máu, đau tức ngực, phát ban, khó thở, sốt cao...
Nhiều loại thuốc ho, sirô ho chứa nhiều hoạt chất kết hợp với nhau, bao gồm cả hoạt chất hạ sốt, giảm đau như paracetamol, aspirin, vì vậy người sử dụng cần lưu ý để tránh quá liều khi dùng nhiều loại thuốc ho, hạ sốt, giảm đau cùng lúc.
Hơn nữa, hiệu quả khi kết hợp nhiều hoạt chất với nhau chưa được kiểm chứng, tăng khả năng xảy ra các tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc.
Các nhóm thuốc ho phổ biến hiện nay và lưu ý khi sử dụng:
- Nhóm thuốc tác động trên thần kinh trung ương: Giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho ở não. Các thuốc này được sử dụng phổ biến và quen thuộc, thuộc nhóm opioid như codein, hydrocodon, pholcodin (có thêm tác dụng giảm đau nhưng gây nghiện) và dextromethorphan...
FDA đưa ra chống chỉ định sử dụng codein cho trẻ em dưới 12 tuổi, không khuyến cáo sử dụng codein và hydrocodon cho trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ cho con bú vì những lợi ích mang lại thấp hơn nguy cơ nghiêm trọng về hô hấp, tim mạch và gây nghiện.
Nhóm thuốc này còn chống chỉ định với trẻ em cắt amidan, trẻ em mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cẩn trọng với bệnh nhân có tiền sử suy hô hấp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vì tác dụng không mong muốn ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.
Không nên sử dụng trong trường hợp ho có đờm cũng như dùng chung với các thuốc long đờm, tiêu đờm. Giảm ho trong trường hợp này khiến đờm ứ đọng trong đường hô hấp, gây nguy cơ tăng nặng tình trạng bệnh lý hô hấp khác.
- Nhóm thuốc tác động long đờm, tiêu đờm: Giúp phản xạ ho dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài hơn, được sử dụng cho những trường hợp ho có đờm. Thuốc long đờm có tác dụng làm tăng tiết dịch trên niêm mạc đường hô hấp để làm loãng đờm, gồm terpin, guaifenesin, natribenzoat, eucalyptol...
Thuốc tiêu đờm làm thay đổi cấu trúc của đờm và giảm độ nhớt của nó như bromhexin, carbocystein, acetylcystein, ambroxol... Nên uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc, không nên uống thuốc buổi tối vì khi ngủ sẽ bị ứ đọng đờm. Cần thận trọng đối với các bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, có thể tổn hại đến lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm bệnh tái phát.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc chống dị ứng, có tác dụng an thần, giảm ho, đồng thời cũng làm giảm dịch tiết nên có thể làm đờm đặc hơn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để trị ho khan do dị ứng, kích ứng, ho kèm sổ mũi. Gồm các hoạt chất diphenhydramin, chlopheniramin, alimemazin, promethazin... Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, vì thế cần thận trọng khi làm việc, vận hành máy móc, lái xe.
- Nhóm các thuốc làm giảm phản xạ ho ở đường hô hấp: Làm dịu cổ họng, làm giảm sự nhạy cảm với kích thích ho ở ngoại biên. Gồm các chất như natri benzoat, glycerol...
Menthol, eucalyptol, tinh dầu tràm, tinh dầu tần, mật ong còn có tác dụng sát khuẩn, trị ho rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nguy cơ ngộ độc độc tố botulism từ bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum có thể khiến trẻ tử vong (loại độc tố trong patê chay gần đây mà nhiều người lớn bị ngộ độc, số ít mật ong nhiễm vi khuẩn này từ quá trình thu hoạch).
Trường hợp khác, tinh dầu bạc hà hoặc dầu gió xanh, thường được các bậc cha mẹ sử dụng bôi ngoài da, vùng cổ họng cho trẻ, thậm chí nhỏ vào mũi, họng khi trẻ bị ho là điều không nên, vì menthol trong các chế phẩm này gây ức chế hô hấp, có thể làm ngưng thở ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ có bệnh lý hô hấp.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 trên thế giới Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những căn bệnh không lây nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: BVCC). Theo ThS.BS Phan Thanh Thuỷ, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, những đối tượng có...