Dùng thuốc chữa vảy nến chứa corticoid, người đàn ông bị tàn phế
Nhiều năm dùng thuốc không rõ nguồn gốc, người đàn ông rơi vào cảnh tàn phế, các khớp tay biến dạng.
Ngày 28/10, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân Lê Vĩnh Trung (38 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị biến dạng khớp tay vì dùng thuốc trôi nổi chữa bệnh vảy nến.
Bệnh nhân cho biết mắc bệnh vảy nến cách đây 12 năm. Suốt thời gian này, anh không vào bệnh viện mà đi khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh.
“Nghe ai chỉ thầy nào, phòng mạch nào có thuốc hay tôi đều đến chữa. Thời gian đầu, bệnh có thuyên giảm nhờ tiêm thuốc 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, sau này tôi mới biết thứ thuốc họ tiêm cho tôi chính là corticoid. Sau vài năm, bệnh tình của tôi bùng phát, tình trạng ngày càng nặng, các khớp tay bị biến dạng, mất khả năng lao động”, bệnh nhân bức xúc nói.
Bác sĩ Hoàng cho biết bệnh nhân Trung nhập viện trong tình trạng biến chứng vảy nến độ nặng, viêm đa khớp, đỏ da toàn thân, các cơ khớp tay co cứng, biến dạng, không thể cử động do dùng quá nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Bệnh nhân bị biến dạng khớp tay, mất khả năng lao động sau thời gian dùng thuốc trị vảy nến không rõ nguồn gốc. Ảnh: BH.
Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Da liễu, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Tuy nhiên, các khớp tay của bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, không thể hồi phục.
Theo bác sĩ Hoàng, trường hợp bệnh nhân Trung không phải hiếm gặp. Tại khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu, hơn 50% bệnh nhân điều trị vảy nến. Trong đó, đa số trường hợp đều gặp biến chứng nặng do sử dụng các loại thuốc nén, thuốc uống chứa corticoid trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Loại thuốc này có tác dụng khắc chế bệnh tạm thời. Do đó, nhiều bệnh nhân tin tưởng tiêm thuốc liên tục. Tuy nhiên, về lâu dài hoặc chỉ cần ngưng thuốc, bệnh sẽ diễn tiến nặng, nguy hiểm đến người bệnh.
Video đang HOT
Bệnh vảy nến hiện chưa có thuốc điều trị triệt để. Do đó, bác sĩ Hoàng khuyến cáo người bệnh không nên cả tin vào các lời quảng cáo có thể điều trị triệt để căn bệnh này.
“Phương pháp tốt nhất là bệnh nhân vảy nến cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa, tái khám thường xuyên. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm soát, ngăn chặn tiến độ của bệnh, giúp bệnh nhân có thể sống và sinh hoạt bình thường”, bác sĩ Hoàng nói.
Theo Zing
'Lột da' xong, 'chạy mặt' mình luôn
"Da trắng sáng nhanh chóng chỉ sau một lần lột". Thế nhưng, sau khi lột da, chị N.N.T không thấy da trắng hơn mà chính chị cũng "không muốn ngó" bản mặt mình.
Một bệnh nhân bị biến chứng sau khi lột da mặt - Ảnh: BVCC
Chị N.N.T., 28 tuổi, ngụ Bến Tre, đến chữa da mặt tại khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng mặt nổi nhiều mụn nước, mụn mủ, bong tróc da toàn bộ khuôn mặt, da ngứa ngáy, đau rát.
Lột da bằng hóa chất hay còn gọi là "tái tạo da bằng hóa chất" là phương pháp làm trắng da được khá nhiều chị em phụ nữ bắt chước nhau làm, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, dễ có nguy cơ gây nhiễm trùng và sẹo xấu về sau.
Mặt bỗng dưng nổi mụn, đau rát
Đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM với tâm trạng hoang mang, chị T. kể lại mấy ngày trước chị đã đến một spa thẩm mỹ để lột da bằng vi tảo biển với lời quảng cáo "da trắng sáng nhanh chóng chỉ sau một lần lột".
Thế nhưng, sau khi lột da không thấy da trắng hơn mà hậu quả da bị hỏng, chính chị cũng "không muốn nhìn" gương mặt mình.
Còn chị L.T.M.H., ngụ ở TP.HCM, đã tự lột da mặt bằng thuốc rượu đặt mua trên mạng. Ngay sau khi lột da được 30 phút, da bắt đầu đỏ, đau rát, khó chịu. Ngày tiếp theo, toàn bộ da mặt chị H. bị bong tróc, đóng mài khiến chị rất tự ti và mặc cảm.
ThS Trần Nguyên Ánh Tú, phó khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết khoa thẩm mỹ da thường xuyên khám chữa cho những trường hợp da bị biến chứng do lột da. Có những ngày bác sĩ đã tiếp nhận đến 5 trường hợp bị biến chứng sau khi lột da.
Theo BS Ánh Tú, "lột da" còn có thuật ngữ chuyên môn là "tái tạo da bằng hóa chất". Đây là phương pháp chuyên được sử dụng để trẻ hóa làn da, mang lại hiệu quả điều trị cao về các tình trạng như nám da, tàn nhang, mụn trứng cá, sẹo mụn, nếp nhăn, rạn da...
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tái tạo da bằng hóa chất mà cần được bác sĩ khám để chỉ định cho bệnh nhân như bệnh nhân có bệnh lý phù hợp với chỉ định hay không, nồng độ hóa chất có phù hợp với bệnh lý da hay không, sau khi bệnh nhân được lột da sẽ phải được tư vấn sau khi điều trị.
Livestream trộn kem tại gia - Ảnh: Duyên Phan chụp màn hình
Không phải ai cũng thực hiện được
Theo BS Ánh Tú, phần lớn các trường hợp tai biến sau khi lột da là do sử dụng các chất lột có nồng độ cao, thành phần dễ gây dị ứng, kỹ thuật lột da không đúng quy chuẩn. Thay vì da được kích thích tái tạo nhẹ nhàng thì da lại bị bỏng rát, lột nhiều, nguy cơ gây nhiễm trùng và sẹo xấu về sau.
Bác sĩ nhấn mạnh không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được phương pháp này, ví dụ những người bị viêm da cơ địa mà lại thực hiện lột da bằng hóa chất sẽ làm bệnh nặng hơn.
Ngay cả với những người không có bệnh gì mà sau khi lột da để ánh nắng vào nhiều, điều trị xong còn xấu hơn cả lúc chưa điều trị.
Hóa chất lột da là axit với nồng độ kiểm soát được, do vậy khi thực hiện tùy từng loại da của mỗi cá thể, da mỏng, da dày, bác sĩ sẽ chỉ định nồng độ hóa chất cho phù hợp, còn nếu chỉ định nồng độ không đúng với da của từng cá thể thì sẽ gây ra những phản ứng cho da.
Cũng do đây là hóa chất nên không thể lạm dụng việc lột da mà khoảng cách lột da giữa các lần phải đảm bảo ít nhất là một tháng. Có những người mới lột da lần đầu đã bị tai biến nhưng có người đến lần thứ hai và thứ ba mới bị.
Những trường hợp bị biến chứng đến bệnh viện điều trị sớm phần lớn phục hồi sau 1-2 tuần, còn những trường hợp đến trễ, phản ứng da viêm nhiều, tổn thương da nhiều, không phải lúc nào cũng hồi phục được.
Để việc "tái tạo da bằng hóa chất" đạt hiệu quả cao, các chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế và cơ sở thẩm mỹ uy tín đã được cấp phép. Tìm hiểu thật kỹ các thông tin về phương pháp này từ các nguồn tin chính thống.
Tuyệt đối không tự lột da. Khi có triệu chứng bất thường về da sau khi lột thì cần đến gặp bác sĩ da liễu trong thời gian sớm nhất để được điều trị.
Không nên tắm trắng bằng cách lột da
Phương pháp lột da bằng hóa chất chỉ định trong những chỉ định thẩm mỹ như sạm da, trẻ hóa da... nhưng chỉ làm một vùng trên cơ thể, chứ không lột da toàn thân như tắm trắng.
Kỹ thuật thực hiện lột da bằng hóa chất không quá khó nhưng khi thực hiện kỹ thuật này dễ xảy ra tai biến.
THÙY DƯƠNG
Theo tuoitre
Những bệnh nguy hiểm hay mắc phải khi bị bệnh vảy nến Trầm cảm, viêm đồng tử, viêm khớp, tăng bệnh tiểu đường, biến chứng về tim mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim... được cho là những bệnh dễ mắc phải khi bị bệnh vảy nến. Ngày 25/10, bác sĩ CKII Lê Văn Đạt, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TP Cần Thơ cho biết, bệnh viện này vừa tổ chức buổi tọa đàm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại cá giàu Omega-3 hơn cả cá hồi, có nhiều ở Việt Nam

Bé trai 11 tuổi phải nhập viện sau khi nuốt nguyên thỏi vàng

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe

Những sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏe

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi
Có thể bạn quan tâm

Huế lên kế hoạch triển khai chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025
UBND TP Huế vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025. Kế hoạch này nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chủ đề "Việt Nam - Đi để yêu".
Vụ 600 loại sữa giả gây rúng động: Dân tình rỉ tai 5 mẹo phân biệt sữa, đơn giản đến mức ai cũng làm được
Netizen
10:15:59 15/04/2025
Tour trải nghiệm cuộc sống như người vô gia cư hút khách tham gia
Du lịch
10:14:26 15/04/2025
Tăng cường phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật lứa tuổi thanh, thiếu niên
Pháp luật
10:10:12 15/04/2025
Mẫu mô tô 'khủng' BMW R 12 nineT ra mắt Việt Nam
Xe máy
10:10:09 15/04/2025
Độ cửa gió điều hòa cho ghế sau ô tô: Hữu ích thực sự hay chỉ là mánh lới quảng cáo?
Ôtô
10:06:30 15/04/2025
Những công thức phối đồ linh hoạt với áo polo
Thời trang
10:03:47 15/04/2025
Sao Việt gặp fan quá khích: Bị sàm sỡ, ném gạch, "ăn đấm" sưng mắt
Sao việt
09:52:07 15/04/2025
Út Khờ trong "Địa đạo": Đời thường xinh đẹp, nói gì về cảnh bị cưỡng hiếp?
Hậu trường phim
09:50:06 15/04/2025
Cuộc sống ở ẩn, thuận theo tự nhiên của "vua võ thuật" Lý Liên Kiệt
Sao châu á
09:47:49 15/04/2025