Dùng thuốc chữa chốc lây ở trẻ
Con tôi 3 tuổi, cháu bị mọc nốt mụn mủ ở đầu, sau đó mụn vỡ rồi lây lan ra cổ, mặt. Trong lớp cháu có bạn bị như vậy, tuy bé đã nghỉ học nhưng vẫn lây sang bạn khác… Xin hỏi cháu mắc bệnh gì và dùng thuốc gì để chữa?
Nguyễn Thị Nam – (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
Theo như những gì bạn mô tả, thì có lẽ bé mắc bệnh chốc lây. Chốc lây hay còn gọi là ghẻ phỏng, là một bệnh viêm da nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em từ 2-6 tuổi do tổn thương lớp nông thượng bì nên không để lại sẹo.
Đây là bệnh viêm da do vi khuẩn thường là tụ cầu vàng hay liên cầu. Tổn thương lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc từ trẻ mắc bệnh sang trẻ lành do tiếp xúc trực tiếp. Trẻ lành chạm vào vùng da nhiễm trùng của trẻ khác, hoặc chạm vào chỗ tổn thương chảy nước của mình rồi đưa lên vùng da lành nên lây lan khắp nơi.
Video đang HOT
Về điều trị, nếu tổn thương ít, chỉ có một vài tổn thương nông có thể chỉ cần bôi thuốc tại chỗ kết hợp vệ sinh da là bệnh có thể khỏi. Thuốc bôi hay được lựa chọn là millian hoặc fucidin. Không bôi các thuốc có chứa corticoid (gentrisone, eumovate, silkeron… ), vì corticoide sẽ làm chậm liền vết thương và giảm đề kháng tại chỗ. Nếu tổn thương da nhiều và kém đáp ứng với thuốc bôi, bác sĩ có thể kê kháng sinh uống kết hợp với thuốc bôi. Kháng sinh hay được lựa chọn là oxacillin, amoxicillin – clavulanic,các cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin hoặc erythromycin… thời gian uống tối thiểu 7 ngày.
Để tránh lây lan, cha mẹ cần giữ cho trẻ không cào gãi hay sờ mó vào vùng da tổn thương. Nên cắt sạch móng tay, rửa tay thường xuyên bằng xà bông. Nếu trẻ ngứa nhiều có thể bác sĩ sẽ kê thuốc chống ngứa như chlopheniramin, cetirizin… Với áo quần trẻ sau khi thay ra phải giặt sạch thậm chí luộc và phơi khô vì dịch tiết từ chốc dính vào quần áo. Không nên đắp lá cây, miếng dán hay bất cứ thứ gì lên vùng da tổn thương, không bọc kín vùng da tổn thương mà cần để hở và khô thoáng. Nếu chốc lan rộng toàn thân hoặc có trẻ có biểu hiện sốt, mệt, sưng tấy đỏ quanh chốc, phù, đi tiểu ra máu… thì là đã có biến chứng nặng thành viêm da tróc vảy, viêm cầu thận, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết… Lúc này cần cho trẻ nhập viện ngay.
Để phòng bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, môi trường thông thoáng. Nếu bệnh tái phát nhiều lần dù điều trị thuốc đúng và đủ liều, thì cần xem xét trong nhà có người mang mầm bệnh mà không biểu hiện ra ngoài.
BS. Trần Văn Công
Theo SK&ĐS
Mụn chi chít khắp người vì dùng thuốc điều trị trứng cá mua trên mạng
Nam thanh niên 22 tuổi nhập viện với tình trạng nhiều mụn mủ, mụn bọc gần như kín hết vùng mặt sau khi dùng thuốc điều trị mua trên MXH.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mặt và 1 phần cơ thể nổi đầy mụn mủ, kèm ngứa và nóng rát sau khi dùng thuốc được bán trên MXH (ảnh: BVCC)
Bệnh viện Da Liễu TƯ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 22 tuổi nhập viện với tình trạng nhiều mụn mủ, mụn bọc gần như kín hết vùng mặt, và các tổn thương sẩn mụn mủ rải rác tay, thân mình.
Bệnh nhân cho biết, từ tuổi dậy thì bệnh nhân đã nổi nhiều mụn với các tổn thương mụn viêm vùng mặt, bệnh nhân đã khám 1 đợt tại Bệnh viện Da liễu trung ương cách 2 năm được chẩn đoán trứng cá, tổn thương khỏi hoàn toàn sau đợt điều trị.
Tuy nhiên cách nay chừng 6 tháng, mụn xuất hiện trở lại vùng mặt. Qua lời quảng cáo trên Facebook, bệnh nhân đặt mua và sử dụng bổ sản phẩm điều trị mụn gồm thuốc nam dạng viên hoàn uống và thuốc bôi rửa không rõ nguồn gốc. Sau 1 tháng sử dụng trứng cá biến mất nhanh chóng nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", chỉ sau 2 tuần xuất hiện trở lại ồ ạt vùng mặt, không những vậy, còn xuất hiện thêm nhiều sẩn mụn mủ vùng thân mình, cánh tay 2 bên.
Hoảng hốt vì mụn mủ nổi khắp mặt kèm cảm giác ngứa, nóng rát khó chịu, bệnh nhân đến cầu cứu các bác sĩ Bệnh viện Da Liễu TƯ. Qua thăm khám và hỏi bệnh, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân là một trường hợp điển hình của trứng cá do thuốc, đây không phải là trường hợp hiếm tại các phòng khám da liễu.
Theo BS. Nguyễn Thị Thảo Nhi, BV Da liễu TƯ, trứng cá do thuốc là trường hợp mụn trứng cá xuất hiện sau khi sử dụng thuốc dạng bôi tại chỗ hay dạng uống hay tiêm truyền, người bệnh có thể có tiền sử trứng cá hoặc không trước khi sử dụng thuốc, ngoài mặt có thể gặp ở ngực, lưng, cánh tay. Các thuốc có thể gây trứng cá do thuốc bao gồm: corticoid, hormone sinh dục testosterone,halogen,... trong đó corticoid là nguyên nhân thường gặp nhất ở cả dạng thuốc uống và thuốc bôi.
Trứng cá là một bệnh viêm nang lông tuyến bã thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng, hay gặp ở lứa tuổi thiếu niên, thanh niên. Trứng cá là nguyên nhân thường gặp nhất tại các phòng khám da liễu, bệnh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới thẩm mĩ của người bệnh.
Theo BS. Nhi, nhiều bậc phụ huynh cho rằng trứng cá ở độ tuổi dậy thì của con là thông thường, nên không điều trị sớm để lại hậu quả sẹo lõm, sẹo lồi do trứng cá, ảnh hưởng lớn tới thẩm mĩ sau này của trẻ. Một số người lại tìm mọi cách để điều trị trứng cá bằng việc tự ý sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc không rõ nguồn gốc để lại các hệ lụy nghiêm trọng không chỉ đối với thẩm mĩ mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe bản thân.
"Trứng cá là một bệnh lí da liễu thông thường nhưng có thể gây các biến chứng nghiêm trọng nếu điều trị không đúng, vì vậy bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ chuyên ngành thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị thích hợp. Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, xuất xứ", BS. Thảo Nhi khuyến cáo.
Theo baogiaothong
'Lột da' xong, 'chạy mặt' mình luôn "Da trắng sáng nhanh chóng chỉ sau một lần lột". Thế nhưng, sau khi lột da, chị N.N.T không thấy da trắng hơn mà chính chị cũng "không muốn ngó" bản mặt mình. Một bệnh nhân bị biến chứng sau khi lột da mặt - Ảnh: BVCC Chị N.N.T., 28 tuổi, ngụ Bến Tre, đến chữa da mặt tại khoa thẩm mỹ da...