Dùng thực phẩm chức năng để chữa trĩ, người phụ nữ lại bị ung thư
Cô Trần sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị trì hoãn thời gian chữa bệnh tốt nhất chỉ vì quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng.
Những năm gần đây, không ít người lớn tuổi thích mua các sản phẩm chức năng. Trên thực tế, sản phẩm này không phải là “thần dược” chữa được bách bệnh, nhưng lại có rất nhiều người sử dụng, dẫn đến hậu quả khó lường.
Cô Trần sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị trì hoãn thời gian chữa bệnh ung thư tốt nhất chỉ vì quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng.
Cô Trần năm nay 57 tuổi, đã hơn 10 năm nay bị đi ngoài ra máu. Cô Trần cho biết: “Tôi bị bệnh trĩ nhiều năm nay, mỗi lần đi đại tiện đều có máu trong phân, bệnh tình cũng tương đối xấu hổ, nên tôi nghĩ bản thân hàng ngày nên ăn ít cay, ít dầu mỡ thì các triệu chứng sẽ chuyển biến tốt, nhưng không ngờ sau này tình trạng ra máu ngày càng nhiều”.
Cô Trần nhiều năm sử dụng thực phẩm chức năng chữa trĩ
Được bạn bè giới thiệu, cô Trần chọn sử dụng loại thực phẩm chức năng có tác dụng “thải độc” và mua rất nhiều sản phẩm để dự trữ trong nhà dùng dần.
Điều khiến cô Trần không ngờ tới đó là, sau khi sử dụng thực phẩm chức năng, tình trạng máu trong phân của cô ngày càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ máu chuyển sang màu đen, mà phần bụng cũng đau và khó chịu, một ngày phải đi ngoài vài lần. Lo lắng bản thân có thể mắc bệnh hiểm nghèo, cô quyết định đến bệnh viện điều trị.
Bác sĩ Triệu Bân, người thăm khám cho cô Trần tiết lộ: “Lần đầu tiên kiểm tra tôi đã phát hiện có điều bất ổn, trong trực tràng của bệnh nhân sờ thấy có khối u khoảng 3cm, và phát hiện có máu. Sau đó lại thông qua nội soi trực tàng, cuối cùng chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối”.
Bác sĩ phát hiện cô Trần bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Lẽ nào sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng gây nên ung thư? Bác sĩ Triệu Bân giải thích, ung thư trực tràng của cô Trần, không phải là do sản phẩm chăm sóc sức khỏe dẫn đến, mà là vì sự “thờ ơ” và thiếu hiểu biết của bản thân.
Thay vì đến bệnh viện uy tín kiểm tra, cô lại tự mình điều trị bằng mua thuốc bên ngoài, kết hợp uống thực phẩm chức năng làm trì hoãn thời gian phát hiện bệnh. Do đó khi các tình trạng trở nặng, bệnh của cô Trần đã ở giai đoạn muộn.
Theo bác sĩ Triệu Bân cũng cho biết: “Trên lâm sàng, có hơn một nửa bệnh nhân bị ung thư trực tràng nhầm lẫn với bệnh trĩ, điều này rất nguy hiểm. Bởi vì đa số mọi người, chỉ cần thấy triệu chứng có máu trong phân, việc đầy tiên là nghĩ đến bệnh trĩ, và không xem xét đến các vấn đề khác.
Video đang HOT
Vì đây là vấn đề tế nhị, người bệnh thường tự ra ngoài mua thuốc để điều trị, điều này càng làm trì hoãn bệnh, càng làm bệnh ung thư không ngừng phát triển, từ đó bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất”.
Vì quá tin thực phẩm chức năng, cô Trần phải nhận hậu quả đáng tiếc
Bác sĩ nhắc nhở, 4 triệu chứng sau tuyệt đối không nên bỏ qua
1. Đi ngoài có máu trong phân
Bạn cần chú ý rằng, hiện tượng ra máu khi đại tiện của bệnh ung thư trực tràng thường có màu đỏ hoặc đỏ sẫm hơn bình thường. Máu thường có chất nhầy trộn lẫn vào phân. Thậm chí có một số người còn có hiện tượng máu vón cục trộn lẫn vào phân, tức là máu đông cục to thay vì loang lổ dính nhầy.
2. Thay đổi thói quen đi đại tiện
Sau khi khối u ung thư ở đại tràng phát triển lớn dần lên, chúng sẽ sinh ra các tiết dịch (chất thải) từ đó liên tục kích thích lên đường ruột. Phản ứng này trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác buồn đi đại tiện nhiều hơn, tỉ lệ thường xuyên hơn.
Hơn nữa, nếu bệnh càng ngày càng nặng lên, hiện tượng kích thích đường ruột càng tăng, cảm giác muốn đi đại tiện sẽ càng nhiều lên, bệnh nghiêm trọng thì số lần đi ngoài của bạn sẽ nhiều, từ đó có thể làm thay đổi thói quen đi ngoài hàng ngày của bạn.
3. Xuất hiện triệu chứng hẹp đường ruột và tắc nghẽn gây táo bón
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ xuất hiện hiện tượng hẹp đường ruột và các hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên hơn. Dấu hiệu rõ ràng nhất là bệnh nhân sẽ đi ngoài khó khăn, giống như bệnh táo bón. Sau đó sẽ gây ra hiện tượng khó chịu ở vùng bụng, đầy bụng hoặc/và đau bụng.
4. Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt hậu môn
Nếu ung thư trực tràng đã phát triển lớn hơn, khối u sẽ bắt đầu xuất hiện với kích thước lớn dần lên, làm cho hậu môn “căng thẳng” hơn vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Khi đó, cơ vòng hậu môn sẽ bị quá tải và yếu đi, dẫn đến mất sự kiểm soát.
Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu trong phân nhiều hơn, và bệnh cũng đã triến triển ở mức nghiêm trọng hơn.
Hà Vũ – Dịch theo Sina
Theo vietnamnet
Bé 18 tháng tuổi bị co giật, tím tái vì cha mẹ bù nước sai khi bị tiêu chảy và lời khuyên của bác sĩ về cách dùng Oresol đúng chuẩn
Dùng Oresol sai cách không những không có tác dụng bù điện giải, mà còn khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn, nguy hiểm tới tính mạng.
Trẻ co giật tím tái vì bố mẹ bù nước sai cách
Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhi suýt nguy kịch tính mạng do bù nước điện giải sai cách.
Bệnh nhi H.K.N (18 tháng tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) vào viện trong tình trạng mất nước nặng: môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt. Bệnh nhi đã lên cơn co giật nặng, mắt trợn ngược, toàn thân tím tái và gần như mất ý thức nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.
Từ lúc nhập viện bệnh nhi đã có thêm 4 lần co giật khoảng 30 giây - 1phút/ lần và các bác sĩ đã phải sử dụng thuốc để cắt cơn giật.
Cha mẹ bù nước sai cách khiến con 18 tháng tuổi nhập viện nguy kịch (Ảnh minh họa)
Kết quả khám bệnh nhi được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn tiêu hoá dẫn đến mất nước cấp, rối loạn điện giải gây co giật. Bệnh nhi nhanh chóng được xử lý truyền dịch, làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm tim, chụp sọ não, chọc dịch não tủy.
Sau 4 ngày theo dõi và điều trị đúng phác đồ, tình trạng của cháu dần ổn định và đã được xuất viện.
Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện khoảng 3 ngày bé N có triệu chứng tiêu chảy, ăn uống kém và mệt nhiều, gia đình đưa bé đi khám và được bác sĩ kê đơn, trong đó có thuốc Oresol.
Tuy nhiên, thay vì mua gói Oresol theo đơn bác sĩ thì gia đình đã mua loại Oresol (thực phẩm chức năng) đã pha sẵn theo giới thiệu của người bán thuốc. Việc dùng Oresol không đúng đã gây lên tình trạng rối loạn điện giải của bé K.
Oresol là thuốc không phải thực phẩm chức năng
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết Oresol là một loại thuốc dùng khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước xảy ra. Tình trạng mất nước nhiều nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng.
Oresol với thành phần là Na, K,Cl ... khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước và điện giải đã mất, giúp trẻ phục hồi. Ví dụ, 1 gói pha với một lít nước hoặc 1 gói pha với 200ml nước theo quy định của nhà sản xuất.
"Nếu pha quá loãng hoặc quá đặc sẽ làm thay đổi áp lực thẩm thấu của oresol khiến ruột không thể hấp thu được, không những không có tác dụng bù mất nước mà còn khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn và dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác", bác sĩ Tuấn Anh nói.
Khi thấy con mệt mỏi, ngủ li bì khó đánh thức, môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt thì phải cho trẻ vào viện ngay (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo thêm, việc sử dụng thực phẩm chức năng thay thế Oresol cũng rất nguy hiểm vì nó tác động ngay tới sức khỏe của trẻ do không được bù đủ nước và điện giải.
Khi thấy con có biểu hiện bất thường như uống không đủ liều Oresol, mệt mỏi, ngủ li bì khó đánh thức, môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt thì phải cho trẻ vào viện ngay. Đó là những dấu hiệu của việc mất nước nặng mà nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
Cách pha Oresol đúng:
- Đọc kỹ hướng dẫn cách pha, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định (pha chính xác lượng nước, không ước lượng, áng chừng).
- Khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24h, sau 24h nên bỏ đi và pha gói mới.
- Tuyệt đối không bảo quan trong tủ lạnh để cho trẻ uống dần, không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng.
- Không đun sôi dung dịch đã pha, tuyệt đối không cho thêm đường, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt...
Theo Helino
Cha mẹ thấp, con có cao được không? Hai vợ chồng tôi đều cao dưới 1,6 m. Xin hỏi bác sĩ con trai tôi có thể cao không? Ảnh minh họa Tôi cao 1,59 m nặng 52 kg, bà xã cao 1,48 m nặng 40 kg. Tôi có một bé trai 8 tuổi, nặng 29 kg và cao 1,25 cm. Tôi muốn mua thuốc tăng chiều cao cho bé uống. Xin...