Dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy: Người đã nộp sẽ được trả lại?
Trước đề xuất dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy, nhiều người băn khoăn, nếu đề xuất này thông qua, những người nộp phí này rồi liệu có được trả lại tiền?
Mức thu ngày càng sụt giảm nghiêm trọng
Dư luận đang xôn xao trước tin tức sau hơn 2 năm tiến hành thu phí bảo trì đường bộ xe máy (từ năm 2013), ngày 14/7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ dừng thu loại phí này.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Minh, Chánh Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương cho biết, Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương đã nhận được phản hồi của 32 địa phương, trong đó 2 địa phương đề nghị dừng thu phí xe máy là Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đà Nẵng đề nghị tiếp tục thu nhưng phải có chế tài. TP Hà Nội, tháng 4/2015, có văn bản đồng thuận tiếp tục thu, TP. HCM không có ý kiến.
Việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là, chế tài chưa đủ mạnh và chưa rõ ràng, có hiện tượng người nộp, người không nộp nên người dân cảm thấy không công bằng.
Bên cạnh đó, khi giao quyền chủ động thu cho địa phương thì mỗi địa phương lại ban hành một loại phiếu thu khác nhau, không thuận lợi cho người nộp phí.
Nhiều người đồng tình với đề xuất dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy
Video đang HOT
Mô hình thu của các địa phương chưa đồng bộ, có nơi giao cho phường xã, có nơi giao cho thôn xóm, càng xuống thấp bản thân những người đi thu phí cũng không nắm được chính sách của Nhà nước để phổ biến cho người dân nên người dân không nộp tiền.
Bên cạnh đó, mức thu hiện nay ngày càng sụt giảm so với yêu cầu. Cụ thể, khi thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ, Trung ương dự kiến thu khoảng 2.600 tỷ đồng/năm với xe máy nhưng năm 2013 chỉ thu được 520 tỷ đồng (đáp ứng khoảng 20%), năm 2014, thu khoảng hơn 500 tỷ đồng, đến tháng 6/2015 mới thu được khoảng 180 tỷ đồng (khoảng 7%).
Hội đồng Quỹ đã họp và Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2015 về việc dừng thu phí đường bộ đối với xe máy.
Trước băn khoăn, liệu những người dân đã nộp phí này có được trả lại tiền để đảm bảo tính công bằng hay không, ông Minh cho hay, phí xe máy không thu về Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương mà các địa phương tự thu và tự chi.
Hiện tại, chưa có quyết định là có dừng thu phí xe máy hay không. Trong trường hợp dừng thu thì việc này sẽ thuộc trách nhiệm của địa phương, sau đó Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương cũng như Bộ GTVT sẽ có ý kiến để người nộp phí và cơ quan Nhà nước có sự đồng thuận, đảm bảo sự công bằng cho người dân.
Người đi xe máy phải được đối xử công bằng
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV, chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho biết, ông không ngạc nhiên trước việc Bộ GTVT đề xuất dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy. Xe máy đang phải chịu nhiều loại phí và ở trong tình trạng phí chồng phí.
Xe máy với trọng lượng thấp, khả năng phá đường không lớn, chỉ bằng 1/100 của ô tô, container. Nó không đáng gì so với những chiếc container mấy chục tấn để phải gánh loại phí này.
TS. Nguyễn Xuân Thủy
Theo ông Thủy, việc thu loại phí này ở các địa phương được dự báo trước là không khả thi, gây ra các tiêu cực, không công bằng, dễ xảy ra tình trạng khai báo không chính xác, gây khả năng thất thu là rất lớn. Hơn nữa, xe máy là phương tiện làm ăn của ít nhất 40-50% người dân Việt Nam. Vì vậy, chúng ta không nên tạo vướng mắc cho người dân bằng việc thu phí này.
Ông Thủy cũng chỉ ra một điều mà ông cho rằng đó là sự bất cập. Theo đó, hiện nay có rất nhiều tuyến cao tốc chất lượng tốt được xây dựng, tuy nhiên, người dân không được sử dụng xe máy trên những tuyến đường đó. Người dân vẫn phải đi những tuyến đường xấu. Nếu vẫn thu phí bảo trì của người dân là không công bằng.
“Cách đây một hai năm, khi phân tích về chính sách này, tôi đã nói là không nên thu rồi. Vì phí xe máy không đánh bao nhiêu. Qua 2 năm, Bộ GTVT cân đối, thấy chính sách đưa ra không hợp lòng dân và không đi vào thực tiễn nên đề xuất dừng thu là hợp lý”, ông Thủy nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này đề xuất, thay vì thu tiền bảo trì xe máy, ngành giao thông phải củng cố công tác khai thác tốt các tuyến đường, chống thất thoát, có những chế tài ràng buộc để các công trình thực hiện đúng thời gian, không bị đội giá, không bị thất thoát và đầu tư giao thông cho hiệu quả.
Thay vì thu phí của dân thì hãy sử dụng đồng tiền thuế của dân hợp lý và hiệu quả. Điều này hợp lòng dân, nhân văn và hù hợp với hoàn cảnh của nước ta. Nếu quản lý tốt thì mỗi năm cũng phải dôi ra hàng chục nghìn tỷ. Số tiền này còn hơn số tiền thu phí bảo trì đường bộ của xe máy rất nhiều.
Hạnh Nguyên – Đức Anh
Theo_Người Đưa Tin
Nga-Mỹ lập kênh tiếp xúc chuyên về Ukraine
Sẽ là bước đi mạo hiểm khi mở rộng thành phần "mô thức Normandy" về Ukraine. Thế nhưng Mỹ và Nga vẫn duy trì tiếp xúc song phương để xử lý cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này. Đó là phát biểu của Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Nga Sergei Ivanov.
Hãng tin Interfax mới đây dẫn lời ông Ivano nói rằng: "Sau cùng, thì (phía Mỹ) cũng thể hiện mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng nội bộ ở Ukraine bằng giải pháp chính trị. Đã có thỏa thuận về việc thành lập cơ chế song phương đặc biệt - kênh tiếp xúc giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin và đồng cấp người Mỹ Victoria Nuland... Kênh này nhằm điều phối các bước đi giúp giải quyết bế tắc ở Ukraine".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và đồng cấp người Mỹ John Kerry tại Sochi hôm 13/5. Ảnh: TTXVN
Lý giải về quyết định này, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Nga bình luận: "Tại sao lại song phương? Về mặt nguyên tắc, điều mà chúng ta có thể làm là mở rộng &'mô thức Normandy' bằng việc kết nạp thêm Mỹ. Thế nhưng chính mô thức hiện hành cũng đang rất mong manh, thể nên việc Mỹ can dự vào lại là bước đi nguy hiểm... Để không làm mọi thứ đổ vỡ, chúng tôi đồng ý là sẽ điều phối hoạt động về Ukraine trên nền tảng song phương trong thời điểm hiện nay".
Ông Ivanov cũng không quên lưu ý rằng Mỹ là bên gây ảnh hưởng ở Ukraine ngay tại thời điểm nổ ra khung hoảng khi nhấn mạnh "chúng ta vẫn nhớ điều gì đã diễn ra vào ai là người khởi xướng chủ chốt. Thế nhưng chuyển thăm của (Ngoại trưởng Mỹ) John Kerry tới Nga cho thấy người Mỹ đã bắt đầu cảm thấy quan ngại". Theo ông, Washington lo sợ là bởi tình hình Ukraine đang vượt khỏi tầm kiểm soát, như những gì từng xảy ra ở Iraq, Libya.
Hoài Thanh (Theo Interfax)
Theo VOV
Trung Quốc đầu tư 10 tỉ USD vào Nga trong 5 năm tới Đầu tư của Trung Quốc vào Nga có thể tăng hơn gấp đôi, lên đến 10 tỉ USD trong vòng 5 năm tới nếu tất cả điều kiện đều thuận lợi, theo Russia Today. Trung Quốc có thể đầu tư đến 10 tỉ USD vào Nga trong vòng 5 năm tới - Ảnh: Reuters Russia Today hôm 20.5 đưa tin, ông Zhenwei, Phó...