Dùng theo cách này, sẽ biến đũa ăn thành ’sát thủ’ hại người
Một đôi đũa có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Khi sử dụng đũa không đúng cách, rất dễ bị nhiễm bệnh như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, thậm chí ung thư gan, ung thư dạ dày…
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo các xét nghiệm, một đôi đũa dơ bẩn có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Một khi sử dụng đũa như vậy, rất dễ bị các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, viêm dạ dày ruột cấp tính và những bệnh tương tự.
Khi nhiều người trên bàn ăn sử dụng đũa để gắp vào cùng một món ăn, những vi sinh vật gây bệnh này sẽ lây lan qua đũa, gây nhiễm trùng chéo.
Các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, có một nửa số người được kiểm tra phát hiện trong cơ thể có mầm bệnh dạ dày, viêm loét hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Hầu hết các vi khuẩn này được truyền qua kênh gia đình, và đũa là một trong những phương tiện truyền bệnh quan trọng.
Nhiều người nghĩ rằng, đã là thành viên trong một gia đình thì nên được thoải mái và tự do trong khi ăn, vì vậy nhiều người sử dụng đũa gắp chung vào các món ăn (đũa ăn nhúng vào bát canh) khiến cho vi-rút và vi khuẩn bị lây nhiễm chéo.
Hầu hết những người mắc bệnh truyền nhiễm đều có tính chất liên quan đến yếu tố gia đình, điều đó có nghĩa là cơ hội lây nhiễm cao hơn cho gia đình nếu một người có bệnh mà ăn chung như vậy.
Nhiều người nghĩ rằng, đã là thành viên trong một gia đình thì nên được thoải mái và tự do trong khi ăn, vì vậy nhiều người sử dụng đũa gắp chung vào các món ăn (đũa ăn nhúng vào bát canh) khiến cho vi-rút và vi khuẩn bị lây nhiễm chéo. Ảnh minh hoạ: Internet
Sau khi nhiễm Helicobacter pylori, 100% người sẽ bị viêm dạ dày, và 50% trong số họ không có triệu chứng. 10% đến 15% số người sẽ phát triển bệnh loét, chẳng hạn như loét dạ dày, loét tá tràng, còn có một số ít người có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Sai lầm khi dùng đũa dễ rước bệnh
Nhiều người cho rằng chỉ có chà đũa thật mạnh mới có thể làm sạch đũa. Thực tế đây là phương pháp làm sạch sai lầm nhất. Bởi vì cách làm như vậy rất dễ khiến lớp bề mặt của đũa bị bong ra và trở nên thô ráp, đồng thời cung cấp không gian cho vi sinh vật phát triển. Phương pháp làm sạch chính xác nhất là nên dùng miếng bông rửa bát kỳ sạch đũa dưới vòi nước chảy.
Đũa vửa rửa xong đã cất ngay vào ống đựng đũa
Có người nghĩ rằng đặt chân đũa vào ống đựng đũa có thể tránh nhiễm khuẩn ở chân đũa. Thực tế đây là điểm mù sức khỏe dễ bị bỏ qua nhất. Bộ phận đáy của ống đựng đũa vì thường có nước, nó tương đối ẩm, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Phương pháp chính xác nhất là nên rửa sạch hoàn toàn đũa, phơi khô sau đó mới để vào ống đựng đũa.
Dùng đũa ăn cơm để chiên rán thực phẩm
Sau khi đũa được dùng để chiên rán sẽ biến đổi thành màu đen, độ cứng giảm rất dễ gây mốc, bị mủn và bụi bẩn, các loại đũa sơn có chứa các kim lại nặng như chì và crom, nếu dùng loại đũa này để chiên rán có thể trúng độc kim loại nặng và dẫn đến ung thư.
Nhiều người có thói quen sau khi ăn xong, bát đũa thường để trên bàn rất lâu không rửa hoặc là đem ngâm bát đũa trong bồn nước một thời gian dài, điều này rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đũa, thậm chí có thể xâm nhập vào bên trong đũa, rất khó rửa sạch. Ảnh minh hoạ: Internet
Không rửa luôn bát đũa sau khi ăn
Nhiều người có thói quen sau khi ăn xong, bát đũa thường để trên bàn rất lâu không rửa hoặc là đem ngâm bát đũa trong bồn nước một thời gian dài, điều này rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đũa, thậm chí có thể xâm nhập vào bên trong đũa, rất khó rửa sạch. Đũa kim loại dễ có khả năng gây ra các chất kim loại ở bề mặt. Do vậy, thói quen rửa bát đũa ngay sau khi ăn xong mới giúp loại bỏ vi khuẩn tốt nhất.
Để chung đũa khô và đũa ướt
Thói quen của một số người, sau khi rửa xong đũa bỏ luôn vào hộp đựng đũa, môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh vi khuẩn. Phương pháp chính xác nhất là sau khi rửa sạch đũa, nên phơi hoặc lau khô trước khi để vào hộp đũa, đũa ướt và đũa khô nên để riêng biệt tránh nhiễm vi khuẩn chéo.
Ngoài việc làm sạch kịp thời và chính xác, khử trùng đũa ở nhiệt độ cao theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp sử dụng đũa lành mạnh. Ảnh minh hoạ: Internet
Không khử trùng hoặc thay đũa theo định kỳ
Ngoài việc làm sạch kịp thời và chính xác, khử trùng đũa ở nhiệt độ cao theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp sử dụng đũa lành mạnh. Bảo đảm mỗi tuần khử trùng ở nhiệt độ cao một lần, bằng cách cho đũa vào nước đun sôi ở 100 C trong thời gian 5 phút, có thể đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất.
Ngoài ra, đũa cũng có hạn sử dụng, đũa quá hạn sử dụng có thể bị nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli và các vi khuẩn gây bệnh khác rất khó làm sạch. Đũa tre thông thường và đũa gỗ, thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Lợi ích bất ngờ của nước củ hành
Củ hành không chỉ là một loại gia vị tốt cho các món ăn mà còn giúp ích nhiều cho sức khỏe, đặc biệt là chiết xuất hay nước củ hành. Sau đây là một số lợi ích của nước củ hành, theo trang The Health Site.
Shutterstock
Giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Củ hành chứa selenium, nhờ vậy nước củ hành có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch.
Cụ thể, chất selenium trong củ hành có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch và có thể giúp trừ khử phản ứng miễn dịch quá mức. Lý do là vì các tế bào miễn dịch thiếu selenium dễ bị ô xy hóa nhiều hơn.
Hơn nữa, các tế bào này gặp phải những vấn đề trong việc sản sinh protein và vận chuyển can xi. Bạn cũng có thể chữa trị những rối loạn về hô hấp và bệnh hen suyễn bằng nước củ hành. Chất quercetin trong nước củ hành cũng giúp xử lý vấn đề dị ứng.
Tốt cho sức khỏe mắt
Những đặc tính chống vi sinh vật có trong nước củ hành có thể giúp giải quyết những bệnh nhiễm trùng về mắt như viêm màng kết và viêm mí mắt. Loại nước này còn có thể giúp bạn duy trì thị lực, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Giúp đối phó bệnh tiểu đường
Nước củ hành tốt cho bệnh nhân tiểu đường và có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất. Theo một nghiên cứu, việc hấp thu chiết xuất có thể làm giảm mức glucose trong huyết tương. Sự dồi dào chất chống ô xy hóa trong nước củ hành cũng góp phần đắc lực vào việc kiểm soát đường huyết.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Củ hành chứa nhiều hợp chất chống ung thư bao gồm quercetin, anthocyanins và organosulfur. Những chất này "kỵ rơ" với nhiều loại ung thư. Đặc biệt, chất quercetin có thể giúp loại trừ rủi ro ung thư não và phổi. Chất xơ trong củ hành có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Theo thanhnien
Những lợi ích khi ngâm chân trong giấm Giấm có thể bảo vệ chống lại vi khuẩn, nấm, và các vi sinh vật có hại khác, do đó, pha giấm vào nước ngâm chân sẽ có ích cho bàn chân. Và việc pha dung dịch chứa một phâng giấm, hai phần nước cugnx rất đơn giản. Giấm có nhiều cách sử dụng, như nấu ăn, làm sạch hoặc thay thế thuốc....