Đừng thay lốp khi quá muộn
Xe sử dụng lốp mòn quá mức dễ mất kiểm soát khi đi dưới trời mưa, quãng đường phanh tăng gấp 1,6 lần so với lốp mới.
Lốp dựa vào lớp hoa lốp (gai lốp) để duy trì bám dính với mặt đường. Lực bám xuất hiện tại vùng tiếp xúc trực tiếp giữa hai bề mặt, nhờ nó mà xe có thể tiến về phía trước, phanh hoặc chuyển hướng. Lớp hoa lốp đặc biệt có tác dụng là khi xe chạy tốc độ cao trên đường ướt hoặc băng tuyết. Nước tại vùng tiếp xúc theo các rãnh nhỏ trên mặt lốp thoát ra ngoài, tạo điều kiện hình thành lực bám. Nhưng khi lốp mòn quá mức, tiết diện khe hẹp lại, nước không thoát hết ra ngoài gây nên hiệu ứng thủy động bánh xe, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn vào mùa mưa.
Hiệu ứng thủy động bánh xe, hay còn gọi là hiệu ứng nêm nước xuất hiện khi nước ở vùng tiếp xúc giữa lốp và mặt đường không giải thoát hết. Áp suất nước tăng dần từ phía trước đến phía sau lốp tính theo chiều chuyển động, nước bị ép lại tạo thành hình nêm.
Lốp mòn dễ gây hiệu ứng thủy động bánh xe ngay cả khi xe chạy ở tốc độ thấp.
Bên cạnh tốc độ xe, áp suất hơi, độ sâu lớp nước trên mặt đường thì chiều cao hoa lốp là những yếu tố quyết định đến độ dày nêm nước. Lốp bị nâng khỏi mặt đường, cũng là thời điểm vùng tiếp xúc trực tiếp biến mất. Ngay lập tức bánh xe mất bám. Nếu hiệu ứng thủy động xuất hiện ở cả 4 bánh thì xe sẽ mất kiểm soát hoàn toàn. Tình trạng này tương tự lúc mất lái, xe trượt trên đường theo quán tính.
Tại nhiều bang của Mỹ, người ta coi lốp là “trọc”, không được phép sử dụng khi chiều cao hoa lốp thấp hơn 2/32 inch (1,6 mm). Với xe siêu trường siêu trọng (trọng tải phân bố trên một trục khoảng 11.800 kg), chiều cao hoa lốp của bánh lái không được thấp hơn 4/32 inch (3,2 mm). Theo một số nghiên cứu thực tế, khả năng làm việc của lốp giảm đi đáng kể khi chiều cao hoa lốp thấp hơn 5/32 inch (4 mm).
Video đang HOT
Quãng đường phanh gia tăng theo độ mòn của lốp. Cột có mũi tên xanh ở giữa ứng với trường hợp lốp mới, xe phanh trên đường khô. Các biểu đồ còn lại tính từ trái sang phải hiện thị quãng đường phanh khi xe sử dụng lốp có chiều cao gai thay đổi. Ảnh: Etyres
Lốp đã mòn không những dễ gây ứng thủy động bánh xe ở tốc độ thấp mà còn làm tăng quãng đường phanh, dẫn đến tăng nguy cơ va chạm trên đường. Một công bố trên website Etyres cho thấy, nếu cho xe chạy ở tốc độ 94 km/h trên đường ướt rồi phanh, xe sử dụng lốp đã mòn (chiều cao hoa lốp là 1,6 mm) có quãng đường thành gấp 1,6 lần so với xe sử dụng lốp mới (chiều cao hoa lốp là 8 mm).
Vạch chỉ thị mòn. Ảnh: Bridgestone
Theo nhãn hàng lốp xe Bridgestone Việt Nam, tất cả các lốp đều có các vạch chỉ thị độ mòn. Từ dấu hiệu nhỏ hình tam giác nằm cách đều trên hông lốp dóng thẳng vào trên mặt lốp chính sẽ thấy vạch chỉ thị mòn. Khi hoa lốp mòn đến vạch chỉ thị, thông thường chiều sâu của nó còn khoảng 1,6 mm. Tuy lớp gai lốp vẫn còn nhìn rõ nhưng thật ra không còn đảm bảo các đặc tính chính, đặc biệt khi chạy trên đường ướt, băng tuyết. Vì vậy cần kiểm tra vạch chỉ thị mòn định kỳ và thay lốp khi nó mòn đến giới hạn để đảm bảo an toàn.
Bảo Sơn
Theo VNE
Khi nào cần đảo lốp?
Đảo lốp là một trong những hoạt động bảo dưỡng đơn giản góp phần giảm thiểu mòn không đều, kéo dài tuổi thọ và nâng cao an toàn khi lái xe.
Về mặt lý thuyết xe có thể đỗ thăng bằng với 3 bánh. Nhưng thực tế do tải trọng phân bố không đều giữa các bánh, do cách chạy hoặc do địa hình nên lốp xe sẽ có xu hướng mòn không đều. Ôtô ngày nay thường thiết kế cầu trước dẫn hướng, lực cản xuất hiện khi đánh lái khiến lốp trước mòn nhanh hơn lốp sau. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hiện tượng dồn tải trọng về bánh trước khi phanh xe và vấn đề sai góc đặt bánh xe.
Thay vì mài mòn đều trên bề mặt lốp, nó lại chỉ tập trung vào một vài khu vực nhất định, hoa lốp bị bào nhanh, tuổi thọ giảm. Lốp mòn khác nhau cũng có tạo ra lực bám khác nhau, ngăn cản xe chạy và phanh theo một đường thẳng, gây nguy hiểm cho người lái.
Đảo lốp chính là biện pháp khắc phục tình trạng mòn không đều bằng cách chuyển lốp xe từ vị trí này sang một số vị trí khác nhất định. Khuyến cáo từ nhãn hàng lốp xe Bridgestone Việt Nam, nên định kỳ kiểm tra và đảo lốp khi quãng đường đi đạt khoảng 5.000 km tại các trung tậm uy tín. Việc đảo lốp nên kết hợp với việc cân bằng lốp xe và kiểm tra các góc đặt bánh.
Một số phương án đảo lốp:
Sơ đồ bên trái dùng cho xe cầu trước chủ động, sơ đồ bên phải dành cho xe cầu sau chủ động với loại lốp không định hướng. Ảnh: Bridgestone Việt Nam.
Sơ đồ trái cho xe 2 cầu chủ động. Sơ đồ đảo thẳng(giữa) xuất hiện trong một vài năm trở lại đây dùng cho loại lốp có cấu trúc lớp xương mành loại radial. Sơ đồ đảo 5 lốp (phải) tương tự như với trường hợp xe cầu trước chủ động nhưng lốp phải sau được thay bằng lốp dự phòng. Ảnh: Bridgestone Việt Nam.
Chú ý: Quá trình lắp lốp cần chú ý xác định chiều định hướng của lốp để tránh lắp nhầm.
Bảo Sơn
Theo VNE
Khi nào cần thay lốp Nhiu tài xế tin rằ,p ta-lô bên ngoài phản ảnht lng củap xe. Họ chỉ thayp khipp b mòc. Nhng thực tế, khô phải lúc nàoiu này cũú. Sauu nă,pp mòn dần. Nhiu ngi nghĩ rằ khiu cao su cao su nằm trong rnh ta-lô l ra ngoà khi cần thayp. Nhngôi khip cần phảc thay trớc khiuó xảy ra nếu khô muốn...