Đứng thẳng rời viện sau 28 năm luôn trong tư thế gập đôi người
Một nam bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp nghiêm trọng đến nỗi suốt 28 năm phải ở tư thế gập đôi người cuối cùng cũng đứng thẳng được trên đường rời bệnh viện.
Li rời xe lăn, đứng thẳng trên đôi chân của mình
Theo Ủy ban Y tế Thành phố Thâm Quyến, Li Hua 46 tuổi đã rời Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc vào ngày 13/6 vừa rồi sau 1 năm điều trị với 4 ca phẫu thuật thay đổi cuộc đời.
Sau các cuộc phẫu thuật, anh Li cuối cùng cũng có thể trở thành người chăm sóc mẹ già Tang Dongchen 71 tuổi chứ không còn phải để mẹ chăm sóc mình. Báo giới cho biết từ năm 40 tuổi, bà Tang đã trở thành người chăm sóc con toàn thời gian và đến nay đã hơn 30 năm.
Tình trạng của nam bệnh nhân trước khi phẫu thuật
Anh Li đến từ Vĩnh Châu thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được biết đến với biệt danh “người đàn ông gấp khúc” vì một căn bệnh hiếm gọi là viêm cột sống dính khớp. Căn bệnh này bắt đầu ảnh hưởng đến cột sống và các khớp lớn trên cơ thể anh ở tuổi 18.
Cuối cùng, anh Li bị gù lưng đến nỗi khuôn mặt áp vào hai chân, chỉ để lại một khoảng cách vỏn vẹn 5cm giữa cằm và đùi để hít thở.
Bác sĩ Tao Huiren chia sẻ với các nhà sản xuất phim tài liệu địa phương Ergeng TV:
Video đang HOT
“Li Hua bị bệnh viêm cột sống dính khớp. Biến dạng cột sống nghiêm trọng có thể gây áp lực lên tim và phổi, dẫn đến mất chức năng nội tạng và cuối cùng là tử vong. Từ góc nhìn y tế, cảm giác sẽ giống như leo lên đỉnh Everest”.
Cột sống của anh bị biến dạng nghiêm trọng
Giáo sư Tao Huiren và nhóm của ông đã dành 2 tuần để lập kế hoạch điều trị và 3 tháng để chuẩn bị cho ca phẫu thuật của Li. Bốn ca phẫu thuật thuộc loại rủi ro cao đã diễn ra trong khoảng thời gian từ 15/8 đến 31/10 năm ngoái, khiến Li có nguy cơ trở thành một người tàn phế hoặc thậm chí tử vong trên bàn mổ.
Các ca phẫu thuật tiến hành theo mục đích bẻ gãy xương của Li từng phần rồi làm thẳng chúng ra. Trong đó, ca lâu nhất kéo dài tới 10 tiếng 25 phút.
“Tất nhiên tôi lo lắng nhưng không còn cách nào khác sau hơn 30 năm đau khổ. Tôi bắt đầu chăm sóc con trai từ khi tôi ở độ tuổi 40. Bây giờ tôi đã 71 tuổi.
Trước đây, tôi từng nghe người ta nói rằng bệnh viện này có thể chữa được cho con tôi, vì vậy tôi đã mang nó đến đây. Tôi vốn đã tiêu hết tiền nhưng không hiệu quả. Nếu con tôi không được chữa khỏi và tôi qua đời, ai sẽ thay tôi quan tâm nó”, bà Tang mẹ của Li thổ lộ.
Anh Li trước khi mắc bệnh
“Tôi rất hạnh phúc khi có thể ngủ trong trạng thái nằm thẳng trở lại. Tôi đã không ngủ trên lưng mình trong hơn 20 năm qua. Lần đầu tiên nhìn thấy mẹ sau phẫu thuật, tôi đột nhiên nhận ra bà đã bao nhiêu tuổi trong khi chăm sóc tôi suốt những năm qua.
Đối với tôi, giáo sư Tao là vị cứu tinh. Sẽ không có cách chữa trị cho tôi nếu không có ông ấy”, Li cho biết.
Mẹ già đã dành nửa đời người chăm sóc Li
Hy hữu ngư dân câu được con cá chứa nguyên một con rắn độc còn sống trong bụng
Không biết bằng một cách thần kỳ nào đó mà con rắn độc lại sống được trong bụng của một con cá tuyết.
Andy Warton, 44 tuổi, trong một lần đi câu cá tại khu vực đảo Melville ở phía Đông biển Timor, nước Úc đã tình cờ gặp phải một tình huống "dở khóc dở cười".
Đó là khi đoàn thuyền đánh bắt được một con cá tuyết khá lớn và chắc mẩm sẽ được một bữa tiệc linh đình.
Nói qua về chất lượng của cá tuyết, thịt loài cá này không hề bị khô như hầu hết các loài cá biển mà trái lại rất trắng, thơm, dai, nhưng khi cho vào miệng thì rất mềm thịt, đậm đà khác lạ.
Ngoài việc mang đến đến một nguồn chất đạm dinh dưỡng, thịt cá tuyết còn là một kho thuốc bổ đối với sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, điều làm tất cả mọi thủy thủ trên tàu kinh ngạc đó là trong miệng con cá tuyết còn chứa nguyên 1 con rắn vẫn còn sống.
Theo như anh Warton quan sát thì đây không phải là một con rắn bình thường mà nó là rắn hổ (tiger snake), một loài rắn kịch độc sở hữu chất độc thần kinh cực mạnh, có thể khiến nạn nhân nhanh chóng trải qua cảm giác đau đớn, khó thở, tê liệt và cuối cùng là tử vong.
Rắn hổ phân bố chủ yếu ở bờ biển đông nam Úc, trải từ New South Wales đến Tasmania và khu vực phía nam xa xôi.
Nọc độc của rắn hổ chỉ xếp sau rắn nâu miền đông và rắn nâu miền tây của Úc. Thành phần độc tố trong nọc độc của rắn hổ bao gồm chất độc thần kinh cực mạnh, chất đông máu, haemolysin, và chất độc myotoxin.
Con rắn hổ còn nguyên vẹn trong miệng cá tuyết.
Sở dĩ có tên gọi rắn hổ vì kẻ săn mồi máu lạnh này khi trưởng thành thường xuất hiện các vằn như da hổ, từ màu vàng nhạt đến đen dọc theo cơ thể. Phần bụng rắn có các màu từ vàng chanh đến da cam.
Là loài rắn nguy hiểm nhất nhì nước Úc, nhưng vẫn nằm gọn trong bụng một con cá tuyết. Điều này khiến thủy thủ trên tàu vô cùng thắc mắc.
Theo Warton suy đoán có lẽ con rắn quá bất ngờ khi bị nuốt chửng nên không kịp hành động gì, hoặc cũng có thể con cá tuyết đã bị cắn và trúng độc nhưng mới ở giai đoạn đầu nên chưa có dấu hiệu gì cả.
Dù chẳng may đúng phải phương án nào thì việc tiếp tục ăn con cá (có chưa con rắn độc) vẫn là điểu vô cùng rủi ro. Do đó, tất cả thành viên đã thống nhất giải cứu con rắn ra khỏi bụng con cá và giải phóng cho 2 con vật đó trở lại môi trường sống của chúng.
Bật cười với những sự cố hy hữu gặp phải trong cuộc sống Thi thoảng chúng ta lại bắt gặp được những sự cố hi hữu "dở khóc dở cười" như thế này trong cuộc sống thường ngày. Vui thôi, đừng vui quá hậu quả khôn lường lắm. Thử sức giữa xe ngựa và xe ô tô. Khi chị em xung phong làm việc nhà. Thế này giờ phải làm sao để dừng xe. Đen thôi...