Dùng tế bào trong vết thương hở để chữa lành mảng da loét lớn
Các nhà khoa học của Viện Salk (Mỹ) vừa phát triển một kỹ thuật biến đổi các tế bào trong những vết thương hở thành các tế bào da khỏe mạnh để thay thế phẫu thuật thẩm mỹ trong điều trị vết loét lớn và sâu trên da.
Hình ảnh cho thấy sự thành công trong biến đổi các tế bào trong vết thương hở thành tế bào da khỏe mạnh – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH VIỆN SALK
Những tế bào trong vết thương hở được biến đổi có chức năng như những tế bào gốc, dùng để làm lành những tổn thương ở da như phỏng nặng, vết lở loét do nằm trên giường quá lâu hay những biến chứng loét do đái tháo đường.
Những nhà nghiên cứu trên cũng đã sử dụng quy trình này để chống lại sự lão hóa, theo UPI.
Giáo sư – tiến sĩ Juan Carlos Izpisua Belmonte của Viện Salk (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, nói trong thông cáo báo chí được trích đăng trên UPI: Các bác sĩ chuyên khoa hiện tại dùng phương pháp cấy ghép da để điều trị những vết loét lớn và sâu.
Tuy nhiên, có những vết loét quá lớn đến nỗi các bác sĩ giải phẫu không có đủ da để ghép.
Video đang HOT
Một lựa chọn khác là các bác sĩ đơn lập các tế bào da gốc, phát triển chúng trong phòng thí nghiệm và sau đó ghép chúng lại vào cơ thể bệnh nhân. Quy trình này mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, khả năng tái tạo lại một làn da khỏe mạnh cũng không cao.
Cách làm của nhóm giáo sư Belmonte rút ngắn được thời gian và không cần phải lấy các tế bào ra khỏi cơ thể người bệnh. Thay vào đó, họ biến đổi trực tiếp các tế bào trong vết thương thành những tế bào da khỏe mạnh.
Kỹ thuật này đã được thử nghiệm ở chuột.
Kết quả thử nghiệm cho thấy chỉ trong vòng 18 ngày, chuột có những vết loét lớn trên da đã lành. Ba đến sáu tháng sau, các tế bào da khỏe mạnh đã sản sinh và phát triển.
“Trước khi đưa ra thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi cần phải nghiên cứu thêm về mức độ an toàn và gia tăng mức hiệu quả lên cao nhất có thể”, nhà nghiên cứu Masakazu Kurita của Viện Salk cho biết thêm trên UPI.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature.
Theo thanhnien.vn
Cùng xem cách một tế bào "tự sát" để bảo vệ cơ thể khỏi ung thư
Một video mới được chia sẻ gần đây đã cho thấy một hiện tượng đầy bất ngờ: một tế bào của cơ thể đã "tự sát" trước khi bị một tế bào ung thư tấn công.
Bệnh ung thư được bắt đầu từ một tế bào bị "lỗi" trong cơ thể, sau đó lan truyền và khuếch tán nhanh tới những tế bào khác, tạo ra một "làn sóng" phá hủy tế bào trên khắp cơ thể, tương tự như hiện tượng cháy rừng trong tự nhiên.
Theo đoạn phim được ghi lại, tốc độ lan truyền của một tế bào ung thư là khoảng 0.03mm/ phút. Trước sự tấn công của các tế bào ung thư, các tế bào gốc của cơ thể (với đường kính khoảng 0.1mm) thường tự tấn công chính mình hay còn gọi là "tự sát" nhằm ngăn chặn sự lan truyền của tế bào ung thư hoặc virus gây bệnh. Quá trình này được gọi là apoptosis.
Quá trình tế bào tự hủy khi gặp nguy hiểm
Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Stanford, đã tiến hành thí nghiệm chứng minh sự "tự sát" của tế bào trước mối nguy hiểm bằng thí nghiệm với chất lỏng trong tế bào trứng ếch. Chất lỏng có chứa protein màu xanh lá cây, được đặt vào ống nghiệm, sau đó một tế bào đã chết được đưa vào. Ngay lập tức quá trình tự sát đã diễn ra: các tế bào màu xanh lá cây biến mất, tốc độ tự phân hủy lan truyền khắp các tế bào khác.
Đoạn video đã được công bố ngày sau đó trên tạp chí Science.
"Cái chết được lập trình" của tế bào là gì?
Các tế bào thường tự giết mình vì muốn tốt cho cơ thể như đứng trước ung thư hay virus.
"Cái chết được lập trình", hay còn gọi dưới tên khoa học là apoptosis, là một hiện tượng tự phân hủy của tế bào trước nguy cơ chính tế bào đó bị lây nhiễm bệnh, ví dụ như ung thư hay virus.
Protein trong tế bào tự động phá vỡ các mối liên kết duy trì sự sống cho tế bào, các enzim được kích hoạt để phá hủy vật liệu di truyền của tế bào. Các tế bào sau đó co lại và gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch, hệ thống miễn dịch sẽ tiếp nhận tín hiệu và "làm sạch" các tế bào đã chết, đẩy chúng ra khỏi cơ thể.
Trong một cơ thể bình thường, hiện tượng apoptosis vẫn xảy ra. Trong quá trình phát triển, cơ thể luôn sản sinh ra những tế bào dư thừa, những tế bào dư thừa, với cơ chế apoptosis, sẽ tự phá hủy để bảo đảm những tế bào còn lại sẽ hoạt động tốt.
Vận dụng kết quả trên, các loại thuốc chống ung thư và các hình thức xạ trị hiện nay. Ngoài tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư còn kích hoạt sự hoạt động của apoptosis trong cơ thể, tăng hiệu quả trong quá trình điều trị.
An An (Dịch theo Dailymail)
Theo vietnamnet.vn
Robot siêu nhỏ lấy dị vật lỡ nuốt vào bụng Robot bọc trong lớp vỏ bằng thịt lợn mang theo nam châm tiến vào cơ thể hút dị vật đưa ra đường tiêu hóa, rồi dùng thuốc chữa vết thương. Theo MIT News, cậu bé Emmett Rauch một tuổi nôn ra máu vì lỡ nuốt một viên pin tròn của đồng hồ. Bác sĩ phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy viên pin...