Dùng tế bào gốc nhung hưu làm băng trị liền vết thương
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng băng vết thương dạng gel từ tế bào gốc nhung hưu. Dạng vật liệu mới phục vụ cho y tế trên là công trình nghiên cứu được Sở Khoa học Công nghệ, TPHCM triển khai.
Ước tính mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 20.000 đến 25.000 người bị bỏng nước, bỏng lửa, bỏng hóa chất hoặc phải đối mặt với các vết thương hở khó lành. Bên cạnh đó hầu hết người bệnh phải can thiệp ngoại khoa cần được chăm sóc, điều trị vết thương tích cực để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, trên thực tế việc điều trị vết thương, điều trị bỏng đang gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng nhiễm trùng, hoại tử. Người bệnh bị thương tích nặng thường đối mặt với nguy cơ tử vong cao vì nhiễm trùng vết thương hoặc kéo dài thời gian điều trị, gây biến chứng, để lại di chứng, phát sinh thêm chi phí chữa trị, ảnh hưởng đến chất lượng sống, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Băng gel có chứa tế bào gốc nhung hưu được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả trong điều trị cho người bệnh
Nhằm mục đích tìm ra vật liệu mới giúp hỗ trợ điều trị vết thương hiệu quả, từ tháng 11/2017 Sở Khoa học Công nghệ thành phố đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện dự án nghiên cứu băng vết thương dạng gel. Ngày 26/12, nhóm nghiên cứu chính thức công bố việc hoàn thiện quy trình vật liệu Nanocellulose kết hợp với chiết xuất nhung hưu ứng dụng trong làm lành vết thương trên người bệnh.
Video đang HOT
GS Trương Đình Kiệt, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, TPHCM cho hay: Nhung hươu có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể được xếp vào 4 loại thượng dược có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ. Từ những năm cuối của thế kỷ trước chúng tôi đã có nhiều nghiên cứu về các tính năng của nhung hưu qua đó ghi nhận trong nhung hưu có chứa nhiều yếu tố sinh trưởng giúp kích thích sự phát triển của nguyên bào ở da và rất cần thiết cho quá trình lành vết thương cũng như tái tạo da.
Sau khi nghiên cứu thành công trên chuột và trên thỏ, băng vết thương dạng gel đã được thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh. Kết quả cho thấy, gel chứa tế bào gốc từ nhung hưu có tác dụng che phủ tốt, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, tăng khả năng làm lành ở vết bỏng nông, vết bỏng chậm liền, vết thương khâu kín nhưng không gây dị ứng và ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh.
Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ chia sẻ, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị của băng vết thương dạng gel là thành công trong việc ứng dụng công nghệ vào đời sống. Sau quá trình nghiên cứu, sản phẩm đã được cấp phép sản xuất thương mại hóa. Băng gel chứa tế bào gốc nhung hưu được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả trong điều trị cho người bệnh trong nước, từng bước phổ biến ra các nước trong khu vực và thế giới.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Dùng tế bào trong vết thương hở để chữa lành mảng da loét lớn
Các nhà khoa học của Viện Salk (Mỹ) vừa phát triển một kỹ thuật biến đổi các tế bào trong những vết thương hở thành các tế bào da khỏe mạnh để thay thế phẫu thuật thẩm mỹ trong điều trị vết loét lớn và sâu trên da.
Hình ảnh cho thấy sự thành công trong biến đổi các tế bào trong vết thương hở thành tế bào da khỏe mạnh - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH VIỆN SALK
Những tế bào trong vết thương hở được biến đổi có chức năng như những tế bào gốc, dùng để làm lành những tổn thương ở da như phỏng nặng, vết lở loét do nằm trên giường quá lâu hay những biến chứng loét do đái tháo đường.
Những nhà nghiên cứu trên cũng đã sử dụng quy trình này để chống lại sự lão hóa, theo UPI.
Giáo sư - tiến sĩ Juan Carlos Izpisua Belmonte của Viện Salk (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, nói trong thông cáo báo chí được trích đăng trên UPI: Các bác sĩ chuyên khoa hiện tại dùng phương pháp cấy ghép da để điều trị những vết loét lớn và sâu.
Tuy nhiên, có những vết loét quá lớn đến nỗi các bác sĩ giải phẫu không có đủ da để ghép.
Một lựa chọn khác là các bác sĩ đơn lập các tế bào da gốc, phát triển chúng trong phòng thí nghiệm và sau đó ghép chúng lại vào cơ thể bệnh nhân. Quy trình này mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, khả năng tái tạo lại một làn da khỏe mạnh cũng không cao.
Cách làm của nhóm giáo sư Belmonte rút ngắn được thời gian và không cần phải lấy các tế bào ra khỏi cơ thể người bệnh. Thay vào đó, họ biến đổi trực tiếp các tế bào trong vết thương thành những tế bào da khỏe mạnh.
Kỹ thuật này đã được thử nghiệm ở chuột.
Kết quả thử nghiệm cho thấy chỉ trong vòng 18 ngày, chuột có những vết loét lớn trên da đã lành. Ba đến sáu tháng sau, các tế bào da khỏe mạnh đã sản sinh và phát triển.
"Trước khi đưa ra thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi cần phải nghiên cứu thêm về mức độ an toàn và gia tăng mức hiệu quả lên cao nhất có thể", nhà nghiên cứu Masakazu Kurita của Viện Salk cho biết thêm trên UPI.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature.
Theo thanhnien.vn
Mong đợi ngày con gái chào đời, mẹ lặng người khi lần đầu nhìn thấy khuôn mặt con Bé Anna khi sinh ra không có làn da bình thường như bao đứa trẻ khác bởi một căn bệnh cực kì hiếm gặp trên thế giới. Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, lành lặn thế nhưng có nhiều trường hợp trẻ sinh ra không may mắn có cơ thể bình thường như những đứa...