“Đừng tạo lát cắt sâu giữa người nghèo và cận nghèo”
Theo dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến ngày 1.6, có 7 nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Đó là người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng; người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. Và nhóm người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Người cao tuổi; người khuyết tật; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ…
“Quy định chưa đầy đủ”
Phát biểu góp ý, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) bày tỏ quan điểm tán thành với các đối tượng trợ giúp pháp lý được quy định tại dự thảo luật. “Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng việc bổ sung người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo vào đối tượng trợ giúp pháp lý nhưng lại không trợ giúp pháp lý cho người thuộc hộ nghèo là người bị hại trong vụ án hình sự là chưa đầy đủ” – ông Tám nói.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đàm Duy
Đại biểu Tám đề nghị nên xem xét bổ sung đối tượng người bị hại trong vụ án hình sự thuộc hộ cận nghèo vào đối tượng trợ giúp pháp lý khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý để đảm bảo đầy đủ hơn.
Video đang HOT
Nhìn nhận về quy định này, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng, ông cảm nhận quy định như vậy đang tạo ra một lát cắt rất sâu khó lành để phân biệt sự thụ hưởng giữa các đối tượng. Cụ thể là người hộ nghèo thì được trợ giúp pháp lý trên mọi lĩnh vực, trong khi người thuộc hộ cận nghèo thì chỉ được trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự khi họ là bị can, bị cáo chứ không được hưởng trợ giúp pháp lý khi họ là nạn nhân của tội phạm.
Không phù hợp tình hình thực tiễn
Đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa ) đánh giá quy định như Điều 7 của dự thảo, diện người được trợ giúp pháp lý sẽ bị thu hẹp hơn so với quy định của các luật chuyên ngành. Cụ thể, điểm b, d, e khoản 7 quy định: “Người khuyết tật”, “Nạn nhân trong vụ việc mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người”, “Nạn nhân trong vụ bạo lực gia đình”, nhưng phải có khó khăn về tài chính là không khả thi. Cần có tiêu chí hoặc nguyên tắc quy định thế nào là khó khăn về tài chính, Chính phủ mới hướng dẫn được – bà Thủy nêu.
Theo đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, là quy định quá hẹp và không phù hợp tình hình thực tiễn. Ông dẫn chứng tại địa bàn Tây Nguyên thời gian qua các cơ quan chức năng địa phương báo cáo liên tục cho Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc là có khoảng 7.000 – 8.000 người di dân tự do. “Đối tượng này đến địa phương cư trú để làm ăn, chứ không phải thường trú, họ không có hộ khẩu và họ chưa có xác lập quyền sử dụng đất để sinh sống. Xác định việc cư trú, thường trú của họ là rất khó. Cho nên tôi thiết nghĩ, với điều kiện kinh tế của phần lớn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số này rất khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế, do đó họ rất khó có cơ hội được tiếp cận với công lý và bình đẳng trước pháp luật. Chúng tôi đề nghị điều luật nên quy định chuyển từ “thường trú” sang từ “cư trú” cho phù hợp với tình hình thực tế” – đại biểu Nguyễn Tạo nói.
“Về mặt đạo lý, những người vô gia cư khi họ cần đến sự trợ giúp pháp lý thì chúng ta sẽ có những điều khoản, những chính sách phù hợp để giúp đỡ họ. Vì vậy, đối với những người đồng bào dân tộc thiểu số dù là thường trú hay tạm trú, đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn thì đều cần thiết được trợ giúp” – đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc phạm vi trẻ em được trợ giúp pháp lý
Đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) cho rằng trẻ em tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và quyền của các em đã được ghi nhận trong Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em nên Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) cần cân nhắc phạm vi mà các em được trợ giúp pháp lý.
Đại biểu Quốc hội Vương Ngọc Hà (Ảnh: Quochoi.vn).
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) ngày 1/6, đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) cho biết, dự thảo được trình ra lần này đã bổ sung đối tượng được trợ giúp pháp lý là trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và nhóm đối tượng 16-18 tuổi khi bị buộc tội.
Tuy vậy, theo đại biểu Hà, cách quy định như trong dự thảo thì các em chưa được hưởng thụ đầy đủ 3 hình thức trợ giúp pháp lý. Cụ thể, đối với hình thức tham gia tố tụng thì theo quy định của dự thảo, các em đã được hưởng thụ đầy đủ. Nhưng đối với hình thức đại diện ngoài tố tụng thì dường như các em chỉ được hưởng khi bị xử phạt vi phạm hành chính và việc tư vấn pháp luật chỉ dành cho một nhóm trẻ em là khi tái hòa nhập cộng đồng.
"Vì vậy, tôi cảm thấy rất băn khoăn khi các em còn tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và quyền của các em đã được ghi nhận trong Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó có những quyền rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để các em thực hiện. Ví dụ, quyền được bảo vệ không bị xâm hại tình dục, quyền được bảo vệ không bị bóc lột sức lao động và quyền được bảo vệ để không bị bạo lực bỏ rơi, bỏ mặc... Chính vì vậy, làm thế nào để các em thực hiện được quyền của mình thì các em rất cần được hướng dẫn, được nghe ý kiến của người trợ giúp. Vì vậy, tôi rất mong ban soạn thảo sẽ cân nhắc nội dung, phạm vi mà các em được trợ giúp pháp lý"- đại biểu tỉnh Hà Giang nêu quan điểm.
Trong khi đó, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) lại tán thành với các đối tượng trợ giúp pháp lý được quy định tại dự thảo nhưng cũng nhận thấy việc bổ sung người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo vào đối tượng trợ giúp pháp lý mà không trợ giúp pháp lý cho người thuộc hộ nghèo là người bị hại trong vụ án hình sự là chưa đầy đủ. Việc này là bỏ qua một đối tượng yếu thế khi bị xâm hại bởi hành vi phạm tội mà họ cần được trợ giúp pháp lý.
Đánh giá dịch vụ trợ giúp pháp lý chất lượng còn hạn chế, vẫn bị coi là một dịch vụ hạng hai, chất lượng không cao nhưng đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) khẳng định việc mở rộng đối tượng đến đâu là một vấn đề rất quan trọng và cần phải tính toán cẩn thận để bảo đảm nâng cao chất lượng của dịch vụ này.
"Tôi đọc trong tờ trình của Chính phủ thấy các đối tượng đã được đánh giá tác động. Nếu theo phương án này, số lượng người chúng ta dự kiến khoảng 20.000 người, với dự kiến kinh phí khoảng 155 tỷ đồng. Nhưng nếu mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý theo ý kiến đề nghị thì số lượng có thể tăng lên gấp đôi số này"- ông Cường nói.
Trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Luật trợ giúp pháp lý hiện hành có 6 đối tượng và 6 diện người được hưởng trợ giúp pháp lý. Dự thảo luật trình Quốc hội lần này có 14 nhóm người. Những người bây giờ đang thụ hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì không có thay đổi.
"Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, chúng ta bổ sung như vậy thì so với diện người được hưởng trợ giúp pháp lý hiện hành sẽ tăng từ 17 triệu lên 31 triệu. Bản chất ở đây xuất phát từ một nguyên lý là những người được trợ giúp pháp lý phải là những người yếu thế, những người không có khả năng chi trả về mặt tài chính, vấn đề này hoàn toàn phù hợp với quy định của hai công ước quốc tế.
Công ước quốc tế năm 1966 về quyền dân sự và chính trị có khẳng định điều kiện là những người không có khả năng chi trả thì được thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì chỉ hạn chế ở các vụ việc liên quan đến hạn chế tự do, ở đây có một số biện pháp về hành chính và một số biện pháp về hình sự"- ông Long phân tích.
"Xuất phát từ tiêu chí những người có khó khăn về tài chính và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và dịch vụ trợ giúp pháp lý cũng phải có chất lượng, trong khi nguồn lực có hạn chế nhất định như vậy thì có gom lại một số đối tượng với các tiêu chí như thế, về mặt pháp lý thì không vi phạm"- Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Thế Kha
Theo Dantri
Nghi phạm sát hại nữ doanh nhân Hà Linh: Sợ hình ghép Theo người trợ giúp pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, hiện chưa dám xác nhận người trong clip đó vì sợ đây là hình ghép Theo người trợ giúp pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, hiện chưa dám xác nhận người trong clip đó vì sợ đây là hình ghép Liên quan đến thông tin các nghi phạm nghi...