Dùng suốt ngày nhưng bạn có hiểu hết những biểu tượng “lạ đời” trên điều khiển điều hòa?
Ngoài những nút điều khiển bật, tắt, cho tăng hoặc giảm nhiệt độ, liệu bạn có biết những biểu tượng cây thông, hình quạt gió hay hình ngôi nhà,… có ý nghĩa gì chưa?
Điều hòa nhiệt độ là thứ không thể thiếu với nhiều gia đình, không chỉ vào thời điểm nắng nóng mà khi thời tiết chuyển lạnh, đây cũng là thiết bị vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không ít người khi sử dụng điều hòa nhiệt độ chỉ biết đến những nút điều khiển cơ bản như bật, tắt, tăng, giảm nhiệt độ mà chưa biết tận dụng hết chức năng những nút điều khiển khác với ký hiệu kỳ lạ.
Đảm bảo rằng khi biết hết những ý nghĩa của những biểu tượng kỳ lạ thường thấy trên điều khiển điều hòa nhiệt độ dưới đây, bạn sẽ “ngã ngửa” vì trước giờ đã bỏ qua quá nhiều công dụng của chúng đấy.
1. Những ký hiệu chữ cơ bản
Không ít người khi sử dụng điều hòa nhiệt độ chỉ biết đến những nút điều khiển cơ bản như bật, tắt, tăng, giảm nhiệt độ mà chưa biết tận dụng hết chức năng những nút điều khiển khác với ký hiệu kỳ lạ.
Ngoài nút ON/OFF (Tắt và bật máy) hay nút điều khiển tăng – giảm nhiệt độ mà ai cũng biết thì điều khiển điều hòa nhiệt độ còn có khá nhiều ký hiệu bằng chữ khá dễ hiểu.
MODE: Chọn chế độ máy chạy.
FAN: Chỉ cho quạt gió hoạt động.
FAN SPEED: Chức năng chọn chế độ quạt. Thông thường sẽ có 4 chế độ khi bạn lựa chọn ký hiệu này: mạnh – vừa – yếu – tự động.
Các chế độ của quạt gió trên máy điều hòa nhiệt độ.
AIR SWING: Chọn hướng gió thổi hoặc chọn chế độ tự động đảo hướng gió lên xuống. POWERFUL: Chức năng làm lạnh nhanh. Chế độ này sẽ làm căn phòng lạnh nhanh hơn khi mới bật máy.
ECONO: Chế độ tiết kiệm điện.
Trong quyển hướng dẫn sử dụng điều hòa nhiệt độ, bạn có thể tìm hiểu được khá nhiều chức năng của những biểu tượng khác nhau.
SLEEP: Chế độ ngủ. Khi đặt chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 29-30 độ C khi về sáng, giúp cơ thể dễ chịu hơn và đảm bảo sức khỏe hơn trong khi ngủ, tiết kiệm điện hơn.
Video đang HOT
TIMER: Chức năng hẹn giờ. Ngay sát nút TIMER nếu nhấn nút ON bạn có thể chỉnh thời gian hẹn bật từ 1 – 12h, sau đó nhấn nút SET để nhớ cài đặt vừa rồi hoặc nhấn nút CANCEL để xóa chế độ hẹn giờ bật.
Cài đặt chức năng hẹn giờ tắt (Chế độ này cài khi máy đang hoạt động): Chọn nút OFF và điều chỉnh giờ cần điều hòa tắt, sau đó nhấn nút SET để nhớ hoặc hấn nút CANCEL để xóa chế độ hẹn giờ tắt.
2. Ba chức năng nhiệt độ DRY, COOL và HEAT
Những ký hiệu hình bông tuyết, mặt trời hay hình giọt nước này khá quen thuộc mỗi khi bạn sử dụng điều hòa.
Chắc hẳn đã nhiều lần nhìn thấy những ký hiệu hình bông tuyết, mặt trời hay hình giọt nước này nhưng không phải chị em nào cũng biết chức năng khi sử dụng chúng. Thực ra, đó chính là biểu tượng cho 3 chức năng nhiệt độ cơ bản và được dùng đến nhiều như bạn sử dụng điều hòa.
COOL (hình bông tuyết): chế độ mát.
DRY (hình giọt nước): chế độ khô. Chức năng này làm giảm nhiệt độ trong phòng bằng cách giảm độ ẩm.
HEAT (hình Mặt Trời): chế độ sưởi ấm, chỉ có với điều hòa hai chiều.
Một vài biểu tượng có chức năng cơ bản làm mát, hút ẩm, sưởi và tự động như Cool, Dry, Heat hay Auto.
Bên cạnh đó còn chức năng nhiệt độ thứ tư – đó là AUTO (tự động). Ở chế độ này, màn hình sẽ không hiện thông số, mà điều hòa sẽ tự động điều chỉnh tất cả mọi thứ: nhiệt độ, độ ẩm, sức gió… tuỳ theo điều kiện môi trường xung quanh, sao cho người sử dụng cảm thấy thoải mái nhất.
3. Ký hiệu hình cây thông và ngôi nhà
Đây mới chính là 2 ký hiệu khiến cho người sử dụng cảm thấy khó hiểu nhất và thường hay xuất hiện trên những máy điều hòa nhiệt độ hiện đại. Hai biểu tượng này đi kèm với nhau, là ký hiệu của chức năng Health, được các chuyên gia khuyên sử dụng.
Chức năng này với hình cây thông giúp kích hoạt máy ion không khí có trong điều hòa, đóng vai trò lọc sạch bụi bẩn trong không khí ở tốc độ nhanh nhất. Ngoài ra, các máy điều hòa công nghệ mới còn giúp hút vi khuẩn, thậm chí là virus và giữ lại chúng trong màng lọc, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Ký hiệu cây thông và ngôi nhà chính là 2 ký hiệu khiến cho người sử dụng cảm thấy khó hiểu nhất và thường hay xuất hiện trên những máy điều hòa nhiệt độ hiện đại.
Chức năng còn lại hình ngôi nhà là Scavenging (thu rác) – thường được đính chung một nút bấm. Chức năng này đổi dần không khí từ ngoài vào trong để lọc sạch mùi trong không khí. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ bên ngoài thì Scavenging còn có thể giúp phòng hạ nhiệt nhanh hơn bình thường.
Tuy rằng 2 chức năng so với các chế độ này rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng điều hòa nhưng chúng lại “ngốn” không ít tiền điện của gia đình bạn.
Nếu để ý bạn sẽ thấy khi sử dụng điều hòa, chưa cần bấm bất kỳ nút gì đã thấy biểu tượng này hiện lên. Đó là biểu tượng cho thấy bộ lọc của máy cần được làm vệ sinh, và nó thường hiện lên sau khoảng 200h sử dụng.
Biểu tượng cánh quạt thứ 2 nhưng không phải quạt gió.
Bên cạnh biểu tượng quạt gió thông thường, một số điều hòa hiện đại còn có biểu tượng cánh quạt thứ 2, giống như hình và đây là chức năng X-fan. Khi bật chức năng này, sau khi tắt điều hòa, quạt vẫn sẽ chạy khoảng 10 phút để làm khô hệ thống cũng như gia tăng tuổi thọ cho máy.
Nhìn chung, điều hòa càng hiện đại thì càng có nhiều chức năng chúng ta không biết đến và bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng điều hòa nhiệt độ. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn vẫn là bạn và gia đình cần sử dụng điều hòa nhiệt độ cẩn thận, thường xuyên lau chùi và vệ sinh để máy hoạt động hiệu quả và không làm giảm tuổi thọ của máy.
Theo Khám Phá
5 mẹo làm phân bón cực đơn giản chỉ từ vỏ chuối khô, rau lớn nhanh như thổi
Phân bón tuy cần thiết cho cây trồng, thế nhưng lại thường tiêu tốn một khoản không nhỏ. Với 5 mẹo dưới đây, bạn có thể tận dụng vỏ chuối khô làm phân bón hữu cơ với ưu điểm đơn giản, tiết kiệm, khiến cây trồng lớn nhanh, khỏe mạnh.
Mọi loại cây đều cần dinh dưỡng để phát triển tốt, cho năng suất cao. Đối với những người làm vườn, khoản chi phí cho phân bón thường tiêu tốn của họ một khoản đáng kể.
Thế nhưng, bạn có biết rằng, với khả năng cung cấp 40% kali, 3% phốt pho cho cây trồng khi phân hủy trong đất của vỏ chuối, bạn có thể tận dụng loại rác thải này để tự làm phân bón hữu cơ với cách thức đơn giản mà cũng hết sức tiết kiệm.
Nếu thường xuyên cần sử dụng loại phân bón hữu cơ đặc biệt từ vỏ chuối, bạn nên sấy/ phơi khô vỏ chuối để có thể bảo quản được dễ dàng trong thời gian lâu hơn. Dưới đây là 5 cách "hô biến" vỏ chuối khô thành phân bón hữu cơ đơn giản mà bạn có thể thực hành tại nhà.
1. Chôn vỏ chuối sấy khô xuống đất để bổ sung chất dinh dưỡng
Vỏ chuối sấy khô có nhiều công dụng tuyệt vời khi dùng làm phân bón hữu cơ.
Để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bạn có thể xắt nhỏ vỏ chuối khô rồi trộn vào đất rồi tưới nước để vỏ chuối nhanh chóng phân hủy trong đất hơn. Nếu bạn trồng cây bằng chậu, bạn có thể lót vỏ chuối xuống đáy chậu. Hoặc bạn cũng có thể cắt nhỏ vỏ chuối khô và phủ lên trên bề mặt đất như một lớp mùn mỏng, cung cấp dưỡng chất cho đất.
2. Trộn bột vỏ chuối xuống đất khi trồng cây
Những cây non vẫn thường đòi hỏi nhiều dinh dưỡng hơn bình thường. Vì thế, bạn có thể sấy vỏ chuối trong lò với nhiệt độ khoảng 170 - 200 độ F, tương đương 77 đến 93 độ C, nướng cho đến khi vỏ chuối đen, giòn thì nhấc ra khỏi lò và xay mịn thành bột để trộn vào đất khi trồng cây. Khi xay mịn thành bột, vỏ chuối khô sẽ dễ dàng phân hủy trong đất hơn. Bạn cũng có thể tích trữ bột vỏ chuối khô và túi zip và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để sử dụng về sau.
Hỗn hợp từ bột vỏ chuối khô và bột vỏ trứng là nguồn cung cấp kali và canxi hữu ích cho cây trồng
Ngoài ra, bạn có thể trộn bột vỏ chuối khô với bột xay từ vỏ trứng để tạo một loại phân bón hữu cơ tuyệt vời cung cấp canxi và kali cho cây trồng.
3. Làm dung dịch bón hữu cơ cho cây
Vỏ chuối khô có thể sử dụng làm dung dịch phân bón hữu cơ
Thay vì chôn trực tiếp hay trộn vào đất, vỏ chuối khô có thể sử dụng làm dung dịch phân bón hữu cơ, để phun trực tiếp lên cây trồng hoặc tưới lên đất. Công thức làm cũng rất đơn giản, bạn cần trộn vỏ chuối khô, vỏ trứng và muối Epsom theo tỉ lệ 2:1:1 bằng máy xay sinh tố để đảm bảo trộn kĩ với nhau, sau đó đổ hỗn hợp xay nhuyễn vào bình phun, thêm một lượng nước tương đương theo tỉ lệ 1:1 với hỗn hợp vừa có và lắc đều trước khi sử dụng.
4. Sử dụng làm phân bón thúc cho các loại cây có hoa
Vỏ chuối khô có thể sử dụng làm phân bón thúc cho các loại cây hoa trong vườn nhà bạn
Vỏ chuối sấy khô cũng có thể sử dụng để làm phân bón thúc bằng cách xay nhuyễn thành dạng bột, trộn với nước rồi phun lên cây, hoặc lót xuống hố trồng cây. Loại phân bón hữu cơ này đặc biệt hữu ích với loại cây hoa. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không đổ trực tiếp bột chuối khô vào rễ cây. Nếu lót xuống hố trồng cây, bạn nên phủ thêm một lớp đất lên trên để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa rễ cây và bột vỏ chuối khô.
5. Mẹo sấy khô vỏ chuối không cần dùng lò
Bạn có thể sấy vỏ chuối bằng lò nướng hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để sử dụng về sau
Nếu không có lò nướng, bạn có thể sấy khô vỏ chuối bằng lò vi sóng. Hoặc bạn có thể phơi khô vỏ chuối dưới ánh sáng mặt trời. Cách làm này sẽ tiêu tốn thời gian của bạn nhiều hơn, thường là từ 3- 5 ngày. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những vị trí phù hợp để vỏ chuối có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 5-6 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên phơi vỏ chuối trên đồ vật có chất liệu thủy tinh thay vì kim loại thông thường.
Theo Khám Phá
Nhà không vườn, không ban công vẫn tha hồ hái rau sạch nhờ cách trồng này Chỉ cần vài lọ thủy tinh và chậu gỗ hay nhựa nhỏ đặt cửa sổ, bạn đã có thể tự trồng hoặc tái sinh nhiều loại rau dễ sống, tha hồ có rau sạch rồi! Bạn có biết, có rất nhiều loại rau củ có thể tái sinh dễ dàng từ phần gốc bỏ đi hoặc phần thân cây khỏe mạnh? Chỉ bằng...