Đừng sợ hãi khi bước chân vào đời con trai nhé
Hãy lắng nghe, suy nghĩ rồi mới hành động, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói con nhé. Luôn kính trọng người lớn, thân ái với bạn bè, giúp đỡ người khác, điều đó sẽ giúp con gần gũi và dễ chịu hơn với cuộc sống chung quanh.
Con à, mẹ phải đi làm sớm, về muộn nên mượn đêm khuya viết vài dòng, hy vọng con sẽ đọc thật kỹ. Ngày con nhận bằng tốt nghiệp, mẹ vì công việc và ở quá xa, không thể có mặt chia vui cùng con, mẹ xin lỗi nhé. Mẹ rất mừng và tự hào, cuối cùng con đã hoàn thành rất xuất sắc việc học sau những khó khăn chật vật nơi phương xa, trong khi mẹ không có đủ điều kiện trang trải mọi nhu cầu cho con như những gia đình khác. Mẹ thấu hiểu và con cũng hiểu điều đó, con đã cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, mẹ nói với con điều này:
Con à, khi bước vào cuộc sống ngoài đời, nhiều điều không như tưởng tượng, mơ mộng, sẽ có rất nhiều khó khăn, cạm bẫy chực chờ phía trước. Mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để che chở, nhắc nhở, dìu dắt con. Mọi kiến thức con được học ở trường mới chỉ là lý luận, cuộc sống ngoài đời sẽ chẳng có con đường thẳng tắp, có đầy đủ các dữ liệu cần thiết để con giải quyết như giải một bài toán, nó chứa bao ẩn số khó lường, không hiện diện. Con đã trưởng thành, hãy tự bước đi trên đôi chân của mình, hãy để ý quan sát xung quanh, học hỏi và suy nghĩ đúng sai.
Cuộc sống không có gì toàn vẹn và thành công phải xen đôi lần thất bại. Trường học con đã qua, giờ là lúc con bắt đầu học trường đời. Trường đời lắm gian nan, khổ cực, chông gai, nhiều xô bồ, thực dụng, xấu tốt lẫn lộn. Nơi đó bằng cấp không là gì to lớn, chỉ đong đo bằng thời gian và kinh nghiệm sống. Một bác lao công con cũng không thể so nổi, cho nên con hãy học mọi người chung quanh nhé. Học cách sống, cách vượt qua, cách nhìn nhận, suy nghĩ, cách thành công lẫn thất bại, đừng bao giờ đánh mất nhân cách của mình.
Trường đời không một ai tốt nghiệp được cả con à, con người chỉ có thể thành đạt trong môi trường này mà thôi. Nói như thế con đừng sợ hãi, hãy tự tin và có niềm tin con sẽ vững bước, thành công, tập từng bước vỗ đôi cánh của mình trở nên cứng cỏi, mạnh mẽ, sẵn sàng đón nhận chống chọi gió bão, cứng cỏi chứ đừng nên cứng đầu. Nếu để bảo vệ quan điểm, lập luận một điều đúng, mẹ cho phép con được “cứng đầu” bảo vệ nó.
Hãy lắng nghe, suy nghĩ rồi mới hành động, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói con nhé. Luôn kính trọng người lớn, thân ái với bạn bè, giúp đỡ người khác. Những gì làm con khó chịu, căm ghét, hãy bỏ qua và tha thứ, điều đó sẽ giúp con gần gũi và dễ chịu hơn với cuộc sống chung quanh. Cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp hơn những điều buồn chán, đau khổ con à. Hãy nhớ lời mẹ con nhé.
Video đang HOT
Theo Blogtamsu
Heo, cừu và bò sữa
Trong cuộc sống có rất nhiều người thích nhìn nhận thế giới từ góc độ của bản thân mình, tưởng rằng có thể hiểu thấu người khác, còn cho mình quyền tùy ý phán xét người khác,tưởng rằng chỉ có mình là đúng. Thật ra, bạn có biết cuộc sống của người khác như thế nào đâu, lại càng không thể cảm nhận được những đắng cay ngọt bùi mà người khác phải gánh chịu, chính vì thế, đừng bao giờ phán xét và phên phán người khác một cách tùy tiện.
Một người chọn cuộc sống như thế nào, đi con đường nào, những người ở bên cạnh anh ta không bao giờ có thể hiểu rõ. Do đó, bất kỳ ai cũng không có quyền chỉ trích người khác, vì bản thân mình nếu chưa thật sự trải nghiệm những cảm xúc đó thì không thể nào hiểu được.
Có thể bạn thông minh, có học thức cao hơn người khác, trong mắt bạn cuộc sống của người khác thật không ra gì, nhưng đừng bao giờ đứng trên lập trường của mình mà nhìn cuộc sống của người khác, chỉ trích người khác. Trên đời này không có cái gì là tuyệt đối, nhìn vấn đề cũng đừng quá phiến diện. Thực tế, có những lúc chúng ta cũng nên học cách thay đổi lập trường để nhìn nhận vấn đề.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này: Một con lợn, một con cừu và một con bò sữa bị nhốt chung trong một cái chuồng. Một hôm, chủ nhà vào chuồng bắt lợn, lợn liền kêu rống lên, chống cự mãnh liệt. Cừu và bò sữa thấy lợn kêu gào thì tức giận mắng: "Chị có cần phải ầm ĩ lên thế không, mọi hôm ông chủ cũng bắt chúng tôi đi mà chúng tôi có gào thét ầm ĩ như anh đâu." Lợn nghe xong liền đáp trả: "Bắt các chị với bắt tôi không giống nhau. Ông chủ bắt các chị là vì muốn bộ lông và sữa của các chị, nhưng tôi thì khác, ông ta bắt tôi là để lấy mạng tôi." Bầy giờ, cừu và bò sữa mới hiểu, cúi đầu không nói gì.
Câu chuyện này có một ý nghĩa rất sâu sắc, nó cho thấy những người đứng ở lập trường khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau rất khó thấu hiểu được cảm giác của đối phương. Nếu mỗi người có thể đứng trên lập trường của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ nội tâm của mình suy nghĩ cho người khác, càng tiến gần lại càng phù hợp với thực tế, giữa người với người cũng dễ dàng có sự cảm thông, chia sẻ, khiến người khác dễ dàng chấp nhận. Như vậy, những hiểu lầm và mâu thuẫn giữa người với người cũng ít đi nhiều.
Không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân nào đó, một người dù làm bất kỳ việc gì cũng có nguyên nhân và lý do riêng. Ai cũng có nhưng hỉ nộ ái ố mà không để cho người khác biết được. Những người thích phê bình chỉ trích người khác đều là do họ không hiểu rõ nguyên nhân vì sao người kia lại có những việc làm như vậy. Trước khi chỉ trích người khác, nhất định phải tìm hiểu thấu đáo tình hình. Nếu chưa phân biệt rõ trắng đen đúng sai đã vội vạ chỉ trích họ thì rất dễ gây cho họ sự tổn thương sâu sắc.
Nói một cách khác, bạn sẽ phát hiện ra không chỉ có mình là trung tâm của thế giới. Mỗi người mỗi khác, ai cũng có những câu chuyện của riêng mình, câu chuyện nào cũng có nhân vật chính riêng, bất luận đó chỉ là một câu chuyện giản dị bình thường hay đau thương bi phẫn. Nhân sinh vô thường, ai không có nước mắt, không có nỗi đau? Chúng ta phải học cách thưởng thức và đau thương, học cách đối xử với người khác, suy cho cùng, một đời người không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Còn có một câu chuyện thật thế này: một bác sĩ nhận được cuộc điện thoại phẫu thuật khẩn cấp, liền nhanh chóng đến bệnh viện, thay quần áo phẫu thuật, cha của bệnh nhân mất bình tĩnh quát bác sĩ: "Sao muộn thế này mà ông mới tới? Chẳng lẽ ông không biết con trai tôi đang nguy kịch hay sao? Sao ông không có một chút trách nhiệm nào thế hả?" Bác sĩ chỉ điềm nhiên cười và nó: "Thật xin lỗi, tôi không có ở bệnh viện, nhận được điện thoại là tôi lập tức tới đây. Bác hãy bình tĩnh." "Bình tĩnh? Nếu người nằm trong phòng phẫu thuật là con trai của ông thì ông có thể bình tĩnh không? Nếu bây giờ con trai của ông chết rồi thì ông sẽ thế nào? Bố của bệnh nhân tức giận mắng.
Bác sĩ kia vẫn điềm đạm cười nói: "Tôi sẽ tự nhủ với mình &'Con người sinh ra từ cát bụi rồi sẽ lại trở về với cát bụi.' Xin càu nguyện cho con trai của bác!" Bố của bệnh nhân lặng lẽ nói: "Chỉ khi ông không quan tâm tới sự sống chết của người khác thì mới có thể nói ra những lời ấy." Mấy tiếng đồng hồ sau, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, bác sĩ vui mừng bước ra khỏi phòng phẫu thuật, nói với bố của bệnh nhân: "Tạ ơn Trời phật, con trai bác được cứu rồi!" chưa đợi bố bệnh nhân kia trả lời, bác sĩ đã quay người bước đi, nói: "Có vấn đề gì, bác có thể hỏi y tá!" "Sao bác sĩ phải vội vàng thế chứ, chẳng lẽ đến vài phút nghe tôi hỏi bệnh tình của con trai cũng không có hay sao?" bố bệnh nhân bất bình nói với y tá.
Cô y tá mắt đỏ hoe, nói: "Hôm qua, con trai bác sĩ đã mất trong một tai nạn giao thông, khi chúng tôi gọi điện cho bác sĩ, ông ấy đang trên đường đến nhà tang lễ. Bây giờ làm phẫu thuật xong rồi, ông ấy phải quay lại đám tang của con trai."
Bạn không hiểu cuộc sống của người khác, xin đừng tùy tiện trách họ.
Cuộc sống của người khác ra sao, họ đang phải trải qua những dằn vặt đau đớn nào, đứng trên lập trường của bạn mà nhìn cũng không thể thấy được, bạn chỉ nhìn thấy biểu hiện bên ngoài mà thôi.
Đừng dễ dàng chỉ trích người khác, vì chúng ta không có đủ trí tuệ để biết được niềm vui, nỗi khổ của người khác, trải nghiệm cảm xúc của người khác. Vì hoàn cành sống và lập trường của mỗi người đều khác nhau nên chúng ta rất khó hiểu được cảm nhận của đối phương. Do đó, đừng bao giờ tùy tiện trách cứ, chê bai người khác, nếu không sẽ khiến họ chịu tổn thương.
Một người có văn hóa, có giáo dục sẽ thể dùng "trái tim từ bi bao dung" để giúp đỡ người khác, kỳ thực cũng là giúp đỡ chính mình. Một người có thể nhìn rõ bàn chất từ những "hiện tượng" mới thực sự biết cách tu dưỡng bản thân. Bản thân có trải qua đau khổ mới có thể hiểu được nỗi khổ của người khác, bản thân có nỗi đau không để cho ai biết thì cũng nên hiểu người khác cũng vậy, bản thân mình có phải chật vật đứng lên từ bi thương mới hiểu được người khác cũng vất vả không kém. Một người có tu dưỡng sẽ hiểu được "lợi và hại của lời nói", sẽ không đánh giá vấn đề một cách phiến diện, như vậy cũng sẽ không làm tổn thương người khác.
Nếu biết cách đối xử với người khác, khoan dung người khác thì cuộc sống của chúng ta sẽ càng yên bình nhẹ nhàng hơn. Có một câu châm ngôn rất hay: Hạnh phúc không đến từ tiền bạc, danh tiếng hay sắc đẹp, mà chính là ở cách bạn đối xử với người khác. Bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc, vậy thì hãy bắt đầu từ việc đối xử với người khác!
Theo Blogtamsu
Khốn khổ với vợ bướng bỉnh, cãi chồng nhem nhẻm Các bác ạ, em chưa bao giờ phải xuống nước với ai. Thế mà với cô vợ của em, em phải xin lỗi rối rít. Em thường xuyên bị bỏ đói ở bếp và... ở cả trên giường. Nói chung là em đang rất uất ức. Em chỉ góp ý thôi mà cô ấy cũng giận dỗi, càu nhàu mãi. Bọn em mới...