Dùng “sổ đỏ”, đăng ký ô tô giả lừa 70 tỷ đồng
Ngày 6-2, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay trong các hoạt động tổ chức tín dụng xảy ra tại một số ngân hàng.
Có 5 bị can bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm: Nguyễn Thị Mai Anh (SN 1979) và Đỗ Thành Trung (SN 1978), cùng trú tại quận Thanh Xuân; Trần Ngọc Lệ (SN 1982), trú tại huyện Ba Vì, Giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại A Phùng Quốc Tú (SN 1986), trú tại quận Hai Bà Trưng; Lê Anh Tuấn (SN 1976), Giám đốc Công ty CP T76. 2 bị can bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong các hoạt động tổ chức tín dụng là Đỗ Đình Hoà (SN 1986), trú tại quận Đống Đa, cán bộ ngân hàng TMCP Tiên Phong và Vũ Lê Trung (SN 1981), nguyên Trưởng phòng giao dịch Định Công thuộc Ngân hàng SHB – Chi nhánh Hà Nội.
Theo điều tra, xác minh của cơ quan tố tụng, từ năm 2008 đến 2010, Nguyễn Thị Mai Anh đã thuê người làm giả 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; 8 hợp đồng góp vốn đầu tư bất động sản; 1 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và 40 đăng ký xe ô tô, đồng thời tạo dựng các hợp đồng mua bán ô tô khống với mục đích để thế chấp nhằm đảm bảo các khoản vay của các cá nhân và ngân hàng, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt của 7 cá nhân và nhiều tổ chức với số tiền gần 70 tỷ đồng.
Đối với các bị can Đỗ Thành Trung, Trần Ngọc Lệ, Phùng Quốc Tú, Lê Anh Tuấn, cơ quan tố tụng xác định đã có hành vi sử dụng các hợp đồng góp vốn giả, “sổ đỏ” giả, giấy đăng ký ô tô giả để giúp sức cho Mai Anh thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
2 bị can nguyên là cán bộ ngân hàng đã không thực hiện đúng quy trình về thẩm định, lập hồ sơ xét duyệt cho vay vốn, tạo điều kiện cho Mai Anh cùng đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo. Bị can Đỗ Đình Hoà được cho là đã nhận 80 triệu đồng tiền bồi dưỡng của Mai Anh, qua đó có hành vi gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong gần 11 tỷ đồng. Bị can Vũ Lê Trung cũng có hành vi sai phạm, dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội gần 2,2 tỷ đồng.
Theo_An ninh thủ đô
Công "mô tô" chi gần 2 tỷ đồng mua chuộc cán bộ
Ngày 25.2, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố Huỳnh Văn Xuân (SN 1970, còn gọi Công "mô tô", Giám đốc Cty TNHH Dịch vụ Thương mại Thành Công SG có trụ sở tại TP.HCM) và 7 bị can khác về các tội đưa - nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ảnh minh họa.
Trong vụ án trên, Công "mô tô" bị xác định đã câu kết với Vũ Thị Huệ (trú tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) để dùng tiền mua chuộc một số cán bộ quản lý thị trường tỉnh Hải Dương nhằm hợp thức hóa xe gian.
Theo cáo trạng, từ năm 2007 - 2008, Công "mô tô" có 85 mô tô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất song không có giấy tờ hợp pháp. Qua các mối quan hệ, Xuân đã nhờ Huệ móc nối với cán bộ có chức quyền ở tỉnh Hải Dương để tìm cách hợp thức hóa giấy tờ cho lô xe máy nói trên.
Sau đó Huệ đã tìm gặp, đặt vấn đề với Trần Quốc Huy, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 3 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hải Dương và được Huy đồng ý. Sau khi thỏa thuận với Huy, Huệ yêu cầu Công chuyển một số xe máy cũ nát từ TP.HCM ra Hải Dương để Huy dàn dựng các cuộc kiểm tra, bắt giữ xe máy phân khối lớn không có giấy tờ rồi tổ chức bán xe thanh lý, mua lại, lấy giấy tờ hợp pháp chuyển cho Công.
Có được hồ sơ mua xe thanh lý, Công "mô tô" đã đăng ký lưu hành hợp pháp 85 xe máy phân khối lớn tại TP.HCM và bán ra thị trường từ 48 triệu đồng đến 645 triệu đồng/xe, trong khi giá mua thanh lý chỉ từ 2,8 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/xe. Như vậy, Công "mô tô" chỉ phải bỏ ra 278 triệu đồng để mua 85 xe thanh lý, trong khi giá trị thực của số xe này lên đến gần 20 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng xác định, Huệ đã nhận của Công "mô tô" tổng cộng hơn 1,8 tỷ đồng để đưa hối lộ cho Huy. Tuy nhiên, Huy chỉ thừa nhận đã nhận 360 triệu đồng, số còn lại Huệ không chứng minh được đã sử dụng vào việc gì.
Ngoài số tiền nhận từ Huệ, Huy còn chỉ đạo nhân viên làm tờ trình xin UBND huyện Ninh Giang thanh toán gần 25 triệu đồng tiền mua tin bắt giữ 85 xe gian.
Từ số tiền nhận được, Huy đã chia cho Phạm Đình Quang (Đội phó Đội quản lý thị trường số 3) 22 triệu đồng, Phạm Đăng Duyên (Đội phó Đội quản lý thị trường số 5) 20 triệu đồng, Ngô Văn Tới (Đội phó Đội quản lý thị trường số 2) 6 triệu đồng.
Ngoài số cán bộ quản lý thị trường "biến chất" nêu trên, Viện KSND Tối cao còn truy tố hai bị can là cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ninh Giang và Chi cục Thuế huyện Ninh Giang (Hải Dương) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo_Dân việt
Truy tố Công "mô tô" và nhiều cán bộ quản lý thị trường Ngày 25/2, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố 8 bị can trong đường dây tiêu thụ xe mô tô không rõ nguồn gốc do Huỳnh Văn Xuân (còn gọi Công "mô tô"), Giám đốc Công ty TNHH DV-TM Thành Công Sài Gòn có trụ sở tại TP.HCM, cầm đầu. Thông tin, trên báo Thanh niên Công "mô tô" và Vũ...