Đừng sợ đi Brunei chỉ vì e dè quốc gia Hồi giáo giàu có bậc nhất thế giới
Trong suy nghĩ của nhiều người, Brunei là một đất nước giàu có. Thế nên nhiều người e dè khi đến đây. Tuy nhiên hãy đặt chân đến Brunei một lần để có những cảm nhận riêng cho mình.
Brunei đã hiện lên trong đầu chúng tôi một cách khá lạ lẫm. Brunei là đất nước như thế nào? Liệu Brunei có phát triển hơn Việt Nam không? Người dân Brunei theo đạo gì? Ở Brunei có gì hay, có cảnh đẹp nào không? Và thế là, chúng tôi quyết định lên đường tới Brunei để “tận mắt nhìn thấy” câu trả lời cho tất cả những thắc mắc vốn dĩ đều có thể tìm kiếm trên mạng Internet về đất nước cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á này.
Nếu chỉ đọc thôi, với một đứa trí nhớ ngắn hạn như tôi, nguồn thông tin ấy sớm muộn gì cũng sẽ bị quên lãng. Nhưng nếu đặt chân đến Brunei, biết đâu tôi còn tìm ra thêm thứ thú vị mà tôi còn chưa từng nghĩ tới. Và thế là, tôi đi!
Bạn có thể ghé thăm Brunei mọi thời điểm trong năm trừ tháng Ramanda bắt đầu từ 17/5 và kết thúc vào 17/6. Vào tháng Ramanda, những người theo Đạo Hồi sẽ không ăn, không uống từ 5h sáng tới 7h tối. Brunei là đất nước chủ yếu dân số theo đạo hồi nên vào tháng Ramanda, hầu hết các hàng quán sẽ đóng cửa, thậm chí đi ra ngoài đường bạn cũng không nên ăn/uống trước mặt người dân vì đây là điều khá tối kị vào tháng Ramanda.
Thời tiết ở Brunei nóng quanh năm nên các bạn lưu ý mang trang phục cho phù hợp. Vì đây là đất nước Hồi giáo nên các bạn cũng không nên ăn mặc quá hở . Mệnh giá tiền Brunei bằng mệnh giá tiền Sing nên các bạn có thể tiêu tiền Sing ở Brunei nhé!
Trước khi đi, tôi cũng đã tìm hiểu sơ qua về phương tiện đi lại ở Brunei. Brunei là một quốc gia nhỏ, chính vì vậy ở đây, người dân ai cũng có xe hơi riêng. Trên cả nước chỉ có duy nhất 50 chiếc taxi và giá khá là đắt. Xe bus được chúng tôi trưng dụng tuyệt đối. Từ sân bay, các bạn có thể bắt xe bus 34 về trạm bus trung tâm. Một điều lưu ý quan trọng là ở Brunei, xe bus sẽ dừng hoạt động lúc 6h chiều nên các bạn khi đặt vé máy bay nên đặt chuyến sáng hoặc trưa, nếu phải bay chuyến chiều sẽ khó bắt được bus. Từ bến bus trung tâm, bạn có thể bắt bus đi khắp tất cả mọi nơi tham quan. Nếu trong trường hợp nhỡ bus, người dân Brunei cũng khá thân thiện nên bạn có thể hỏi xin đi nhờ xe.
Khoảng 6h30 tối, chúng tôi về đến khách sạn Le Gallery. Khách sạn này nằm ngay gần bến bus trung tâm nên rất tiện cho việc đi lại. Đến khách sạn khi đã thấm mệt, nghe theo lời giới thiệu của nhân viên lễ tân, chúng tôi sang nhà hàng kế bên khách sạn ăn thử món thịt cừu nướng kiểu Brunei. Nhà hàng Charcoal BBQ & Grill Restaurant có vẻ khá nổi tiếng ở khu vực này. Giá ở đây hơi cao nhưng đúng là “đắt sắt ra miếng”. Thịt cừu ngon và rất mềm. Vì “no bụng, đói con mắt”, hai đứa chúng tôi lỡ gọi hơi nhiều, để tiết kiệm, chúng tôi xin hộp để đựng chỗ phần ăn còn lại mang về sáng hôm sau ăn nốt.
Ở Brunei có một điều lạ kì, đó là khoảng 8h tối, tất cả các hàng quán hay những nơi công cộng đều đóng cửa. Bạn cũng sẽ không thể tìm thấy những bar hay club ở đây vào ban đêm. Tự dưng sang Brunei du lịch mà chúng tôi có lịch sinh hoạt điều độ hẳn, đi ngủ rất sớm vì chẳng có chỗ nào để chơi lúc ban đêm.
Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá Brunei của mình. Điểm đầu tiên nhất định phải đi đó là Omar Ali Saifuddin Mosque. Chúng tôi đi bộ từ khách sạn ra đây chỉ mất khoảng 15 phút theo lối đường tắt tự tìm ra. Nhà thờ này có thể gọi là biểu tượng của Brunei với lối kiến trúc theo đúng truyền thống Đạo Hồi.
Cảnh quan nơi đây rất đẹp, có cả một vườn hoa đủ màu sắc được trồng phía trước nhà thờ, và cây cầu với biểu tượng mặt trăng dẫn lỗi.
Sau khi khám phá nhà thờ Omar Ali Saifuddin, chúng tôi đi bộ sang bờ bên kia của dòng sông để khám phá khu làng nổi của Brunei. Khác với chợ nổi ở Thái, làng nổi ở Brunei khá yên tĩnh, nó mang một không gian sống giản dị hơn so với những khu chợ nổi đã bị thương mại hoá. Brunei dường như vẫn còn khá ít khách du lịch, nên chúng tôi như những lữ khách độc hành ở khu vực này vậy.
Cuộc sống của người dân Brunei khá an nhàn vì y tế, học hành đã có nhà nước lo. Người dân thì mải miết làm công việc thường ngày của họ, còn chúng tôi thì thoả thích ngắm và tận hưởng cảm giác bình yên nơi đây.
Video đang HOT
Bạn có thể thuê thuyền đi thăm quan làng nổi với giá 15$ cho 45 phút. Từ làng nổi Brunei, nếu muốn thăm quan rừng khỉ thì bạn phải trả thêm tiền cho lái thuyền. Cảm giác khi đi thuyền cũng rất thú vị, được ngắm cây cầu bắc ngang qua sông nối liền 2 bờ, hay chiêm ngưỡng trường học trên sông của trẻ em làng nổi Brunei.
Rời làng nổi, chúng tôi bắt bus đi tiếp đến nhà thờ Jame’ Asr Hassanil Bolkiah Mosque. Đây cũng là một nhà thờ lớn ở Brunei chỉ sau nhà thờ Sultan Omar Ali. Bước vào nơi đây, bạn sẽ có cảm giác như mình đang lạc trong thế giới cổ tích với kiến trúc giống cung điện hơn là một nhà thờ Đạo Hồi.
Chúng tôi đến nhà thờ này vào đúng lúc cầu nguyện nên họ không cho phụ nữ lên tham quan. May sao gặp được một anh người Brunei, chúng tôi ngỏ ý nhờ anh chụp khu cầu nguyện phía trên để chúng tôi có thể mường tượng, anh rất nhiệt tình lên chụp ngay và thậm chí còn “khuyến mãi” đưa chúng tôi đến Ringual Mall.
Vì người đạo Hồi đa phần là quấn khăn kín mít nên đi vào các trung tâm thương mại ở đây cũng không có quá nhiều đồ thời trang để shopping. Ở Brunei, có rất ít sản phẩm do nước này sản xuất, đa phần đều được nhập khẩu từ Malaysia. Kinh tế ở Brunei rất phát triển nên họ thường sang khu vực biên giới giáp với Malaysia để mua sắm.
Loanh quanh ở Ringual Mall, chúng tôi đi tới khu chợ đêm theo gợi ý của anh bạn gặp ở nhà thờ Hồi giáo. Quả thực ở đây có siêu nhiều món ăn và rẻ hơn rất nhiều so với trong trung tâm thương mại. Chúng tôi mua mỗi thứ một ít để có thể thưởng thức hết tất cả các món. Ấn tượng nhất vẫn là món xôi bọc trong lá nướng có nhân thịt.
Đang hăm hở mua đồ ăn thì một cơn mưa to kéo tới, mưa mạnh tới nỗi gió như muốn thổi tung hết các quầy hàng theo nó vậy. Lúc ấy cũng không thể gọi taxi hay đi ra bến bus để về khách sạn, chúng tôi mới mon men hỏi một chị gái người địa phương gọi hộ xe theo app như kiểu Grab. Nhưng chắc do mưa to nên không tài nào gọi được, thấy vậy chị bèn chở luôn chúng tôi về khách sạn vì cũng tiện đường.
Sáng hôm sau, chúng tôi tranh thủ tới cung điện Brunei, nhưng rất tiếc cung điện chỉ mở một số ngày nhất định, còn hầu như trong tháng Ramanda nó sẽ đóng nên chúng tôi chưa có dịp được vào trong.
Brunei khá nhỏ bé, nên chỉ cần hơn một ngày là bạn đã có thể khám phá gần như hết các điểm “cần phải ghé thăm khi tới Brunei”.
Brunei không phải là một đất nước cho những ai thích sự sôi động. Sau những ngày với biết bao mệt mỏi từ công việc, Brunei là nơi thích hợp cho chúng ta đến để cảm nhận sự bình yên. Bình yên từ cảnh quan cho tới cuộc sống của người dân. Nếu có cơ hội, hãy ghé thăm Brunei một lần, bạn nhé!
Một số hình ảnh khác trong chuyến đi Brunei:
Theo emdep.vn
Ngôi làng nổi giữa thủ đô hoa lệ của Brunei
Gần nửa dân số của thủ đô Burnei sống tại Kampung Ayer, nơi hàng nghìn ngôi nhà được dựng trên cột gỗ, đối lập với khung cảnh hoa lệ của Bandar Seri Begawan.
Brunei nằm trên đảo Borneo, là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới nhờ trữ lượng gas và dầu mỏ, với GDP đầu người là 77.000 USD. Sự giàu có được thể hiện ở những đền đài, công trình kiến trúc ngoạn mục ở thủ đô Bandar Seri Begawan. Ảnh: Mylittleadventure.
Tuy nhiên, phía bên kia sông Brunei lại là một khung cảnh khác biệt. Ảnh: CNN.
Trong ảnh là khu làng nổi Kampung Ayer, nhà của 13.000 người trong tổng số 27.000 dân của thủ đô. Ảnh: Aviigo.
Ngoài những ngôi nhà, làng còn có nhà thờ, trường học, nhà hàng, đồn cảnh sát và đồn cứu hỏa. Người dân qua lại bằng các lối đi gỗ. Ảnh: CNN.
Một phương tiện phổ biến khác ở đây là "taxi nước", đưa người dân vào bờ với giá 1 USD/chuyến. Những hình ảnh này khiến Bandar Seri Begawan còn được gọi với biệt danh "Venice phương Đông". Ảnh: Mark Abadi.
Kampung Ayer có lịch sử hàng trăm năm, được xây dựng để chống chọi với mưa lớn trong mùa mưa ở Brunei. Vào thế kỷ 16, làng mở rộng tới gần Indonesia và Philippines. Thời nay, làng đã có điện, đường dây điện thoại, Internet và truyền hình vệ tinh. Ảnh: Johannes Zielcke.
Khu làng này cũng có biển tên các tuyến đường đi lớn. Một số ngôi nhà được xây dựng gần đây gợi nhắc hình ảnh của ngoại ô nước Mỹ. Ảnh: Mark Abadi.
Một ngôi nhà 2 tầng kiểu mới ở làng có giá khoảng 45.000 USD, trong khi nhà cũ hơn chỉ khoảng 4.000 USD. Tuy nhiên, chỉ người Brunei mới được phép mua nhà ở đây. Ảnh: Renzze.
Ở khu giàu có hơn của ngôi làng, nội thất những căn nhà được trang trí khá xa hoa, sang trọng. Các dịch vụ du lịch bắt đầu hoạt động ở làng từ năm 2016, cho du khách nước ngoài cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở các ngôi nhà truyền thống. Ảnh: Biz Brunei.
Tuy nhiên, ở những khu nghèo hơn, các ngôi nhà và lối đi đã đổ nát, hoang phế. Sự giàu có và xa hoa của thành phố dường như hoàn toàn đối lập với nơi này. Ngành đánh bắt cá và cua từng rất thịnh vượng đã trở nên suy giảm trong những năm gần đây do ô nhiễm và nghề khai thác mỏ. Ảnh: Mark Abadi.
Công nghệ hiện đại giúp thủ đô Brunei dễ tiếp cận hơn, nhiều người làng đã chuyển tới sống ở đất liền. Năm 1971, khoảng 136.000 người, tương đương 60% dân số Brunei, sống tại Kampung Ayer. Đến nay, con số đó chỉ còn 3%. Ảnh: Lonely Planet.
Chính quyền Brunei hy vọng du lịch sẽ giúp Kampung Ayer hồi sinh và tạo cơ hội việc làm cho người dân nơi đây. Ảnh: Business Insider.
Theo zing.vn
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Biển Hồ, Campuchia Tonle Sap hay còn gọi là Biển Hồ, nhằm nói đến tầm vóc của hồ rộng lớn đến mức không thể nhìn thấy bờ. Đây được xem là điểm du lịch sinh thái mùa nước nổi hấp dẫn của tỉnh Siêm Riệp, Campuchia. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của Biển Hồ, Campuchia. Tonle Sap hay Biển Hồ có nghĩa là "sông...