Dùng ruột ô tô làm xuồng câu cá, 2 anh em chết đuối
Anh Hoàng và Lõm bơi ra giữa hồ Gia Ui (Đồng Nai) để câu thì chiếc xuồng làm bằng ruột xe lật nhào, 2 người chìm xuống nước.
Theo thông tin ban đầu, vào sáng 27/3, anh Lê Ngọc Hoàng (41 tuổi, ngụ xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cùng em họ là Phan Khắc Lõm (quê Quảng Trị) ra hồ thủy lợi Gia Ui ( xã Xuân Tâm) câu cá.
Tại đây, anh Hoàng dùng ruột ô tô làm phao cùng Lõm bơi ra giữa hồ, tuy nhiên mới ra cách bờ vài chục mét thì chiếc phao lộn nhào, 2 người rơi xuống nước.
Người dân cùng lực lượng cứu hộ triển khai tìm kiếm người bị nạn.
Nhận được tin báo, công an xã Xuân Tâm phối hợp lực lượng cứu hộ công an tỉnh Đồng Nai nhanh chóng đến hiện trường.
Đến khoảng 15h30 cùng ngày, lực lượng cứu nạn đã tìm được thi thể nạn nhân Hoàng, cách xa bờ 50m. Thi thể của anh Lõm đến tối cùng ngày vẫn chưa tìm thấy.
Theo gia đình nạn nhân, anh Lõm từ Quảng Trị vào phụ chị gái làm rẫy. Sau khi thu hoạch xong, thời gian này rảnh rỗi nên Hoàng cùng Lõm thường đi câu cá tại hồ Gia Ui.
Mọi khi 2 người thường ngồi trên bờ để câu. Nhưng do Hoàng vừa mua được chiếc ruột ô tô bơm căng, 2 người muốn ra giữa hồ để có cá nhiều thì xảy ra tai nạn.
Gia Ui là đập thủy lợi rộng 230ha, hàng ngày có rất nhiều người đến câu cá.
Theo Zing.vn
Hai anh em cơ cực vì mẹ mất sớm
"Cháu rất thương ba một mình vất vả chăm sóc bà bị bệnh nặng, vừa phải làm việc để kiếm tiền nuôi anh em cháu ăn học, bởi mẹ đã mất rồi. Nhưng cháu cũng chưa biết phải làm gì để giúp đỡ ba, chắc có lẽ cháu phải nghỉ học để ở nhà thôi".
Lời tâm sự nghẹn lòng của em Võ Thanh Hùng (học lớp 6, trường THCS Triệu Đông, huyện Triệu Phong), khiến ai nghe chuyện cũng không cầm được nước mắt. Em mới chỉ học lớp 6 thôi, nhưng hoàn cảnh hiện tại đã buộc chặt em vào sự lo lắng, tính toan với cuộc sống và có những suy nghĩ trưởng thành so với độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" của mình.
Video đang HOT
Vừa bước vào học lớp 4, Hùng đã phải chịu đựng một nỗi đau quá lớn khi mẹ em là chị Lê Thị Thao (SN 1979), bị bệnh nặng rồi cũng sớm rời bỏ 3 bố con em ra đi. Mất mẹ, anh em Hùng chỉ còn lại ba và người bà già yếu, cũng là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Ngày mẹ em vội vã bỏ mấy ba con để về với miền đất lạnh, anh em Hùng đã khóc rất nhiều bởi không có nỗi đau nào lớn hơn thế. Suốt cuộc đời em sẽ không còn được gọi hai từ: Mẹ ơi! Không được nâng niu trong bàn tay ân cần của mẹ nữa. Nuốt nước mắt vào trong, 3 bố con Hùng cùng bà nội phải tiếp tục gượng dậy, nương tựa vào nhau mà sống. Trong căn nhà nhỏ, 4 mảnh đời sống cuộc sống tạm bợ, rau cháo có nhau.
Bà Thuấn bị bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp cao và thường xuyên phải đi viện cấp cứu
Từ ngày vợ mất, mọi gánh nặng gia đình đều đổ dồn lên đôi vai gầy của anh Võ Thương (SN 1966). Anh Thương vừa phải gánh lên mình trách nhiệm của một người cha, trụ cột của gia đình, vừa đảm đương công việc của người mẹ tảo tần chăm sóc cho 2 đứa con thơ dại; lại thay thế người con dâu thảo hiền chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già. Trước đây, khi chị Thao còn sống, chí ít chị cũng có thể giúp anh một phần công việc gia đình. Thế nhưng, giờ thì không còn cách nào khác anh phải tự mình đảm đương tất cả, cảnh "gà trống nuôi con" đối với anh Thương nghe sao mà thật lắm đắng cay, khổ cực biết nhường nào.
Giấy chứng nhận gia đình bà Thuấn, anh Thương thuộc hiện nghèo
Với vẻ ngoài khắc khổ, chân chất, trông anh Thương già hơn so với cái tuổi 47 của mình, bởi không chỉ cực nhọc về thân xác mà tinh thần của anh cũng chưa một ngày được thanh thản. Hết lo chạy chữa bệnh tật cho vợ, nay anh lại phải chạy vạy khắp nơi để lao động kiếm tiền thuốc thang cho người mẹ già ốm đau thường xuyên.
Ngậm đắng cay vào trong, anh Thương bắt đầu kể về chuỗi ngày cay đắng nhất của cuộc đời mình. Năm 2009, vợ anh bị căn bệnh rất nặng, toàn bộ thân thể, chân tay bị sưng phù một cách bất thường. Lo cho sức khỏe của vợ, anh chạy vạy khắp xóm vay mượn tiền bạc từ người thân, bạn bè để đưa vợ lên bệnh viện khu vực ở xã Triệu Hải khám. Tuy nhiên, các bác sĩ ở đây đều lắc đầu và yêu cầu gia đình chuyển vào bệnh viện Huế. Dù chưa biết vợ mang bệnh gì, nhưng qua ánh mắt của các bác sĩ anh cũng đã hiểu được phần nào bất hạnh đang giáng xuống gia đình mình.
Tiếp tục đưa vợ vào Bệnh viện Trung ương Huế khám, anh Thương cay đắng đến tận cùng khi các bác sĩ cho biết vợ anh bị bệnh tim, ung thư, viêm khớp và khuyên anh đưa vợ về nhà chăm sóc vì không thể cứu chữa. Cũng vì tiền vay mượn đã cạn dần, không có để điều trị tiếp nên chỉ được ít ngày sau, anh đành đưa vợ về nhà chăm sóc. "Lúc đó tui thấy mình hoang mang, bất lực vô cùng, phần vì thấy bệnh tình của vợ quá nặng, đã chuyển sang giai đoạn cuối mà không biết lấy chi để điều trị. Phần lại nghĩ đến 2 đứa con thơ dại, chúng sẽ đón nhận sự thật này như thế nào đây khi biết mẹ chúng không còn sống được bao lâu nữa. Cũng vì không có tiền nên sau lần đó tui cũng không dám đưa vợ đi bệnh viện lần nào nữa. Chăm sóc ở nhà được 2 năm thì vợ tui mất. Tui ân hận vô cùng vì làm chồng mà không lo được cho vợ, cho con. Trước khi vợ nhắm mắt vẫn không ngớt lời căn dặn tui cố gắng nuôi mấy đứa nhỏ. Nhưng chú xem đấy, gia đình tui có tài sản gì đáng giá đâu, không biết có nuôi nổi các con ăn học không nữa...".
Bà Thuấn rất thương con, thương cháu nhưng vì già, yếu nên không giúp gì được
Bà Hoàng Thị Thuấn (80 tuổi, mẹ anh Thương) dù đang đau ốm, nằm liệt giường từ mấy ngày qua nhưng khi biết chúng tôi đến cũng năn nỉ anh Thương đỡ dậy nói chuyện. "Chú có cách nào giúp đỡ cho mấy cha con nó với chú ơi! Vợ mất sớm, một mình nó phải làm đủ mọi việc để chăm sóc tui và 2 đứa con nhỏ. Tui thì già yếu không làm được chuyện gì để đỡ đần cho nó, lại còn gieo thêm gánh nặng cho mấy cha con. Tội nhất là 2 đứa cháu phải sống cảnh thiếu thốn tình thương của mẹ, không biết rồi đây cha nó có nuôi nổi cho ăn học không nữa" - bà Thuấn mủi lòng.
Anh Thương cho biết, mẹ anh đang bị bệnh nhồi máu cơ tim kèm chứng huyết áp cao. Mỗi khi huyết áp thay đổi đột ngột là phải gọi xe cấp cứu chứ không thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Cách đây chừng 5 ngày, huyết áp của bà lên cao khiến tui phải nhờ mấy người trong xóm đưa lên viện điều trị mất 2 ngày.
Mái nhà đã bị mối tấn công nên anh Thương phải dùng thân tre để gia cố
Căn nhà của mấy mẹ con anh Thương đang ở hiện đã xuống cấp, mối mọt đã ăn sâu hầu hết phần mái, cột nhưng anh Thương cũng chưa có tiền để sửa lại. Lo sợ nhà bị sập bất cứ lúc nào, anh Thương phải dùng thân tre để gia cố nhưng chắc cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Hàng ngày, ngoài việc đồng áng, anh còn chăm sóc thêm con gà, con lợn để bán lấy tiền trả nợ vay cho người ta. Thỉnh thoảng, những người trong xã có gọi đi làm thợ hồ, nhưng ngày công cũng chưa đủ cho mấy bố con sống qua ngày và thuốc thang cho mẹ. Món nợ vay hơn 30 triệu đồng từ những năm vợ anh bị bệnh nay đã quá hạn mà anh cũng chưa biết lấy đâu để thanh toán. "Hôm trước, nhận được học bổng từ Hội khuyến học tỉnh hỗ trợ cho cháu Hùng được hơn 1 triệu đồng nhưng tui phải đưa đi trả nợ cho mấy người trong xóm, chỉ để lại hơn 200 nghìn để mua dụng cụ học tập cho các cháu thôi" - anh Thương nói.
Em Hùng lúi húi nhen lửa nấu lại nồi cháo cho bà nội
Vừa mới từ trường về, Hùng vội vã bỏ cặp sách ở bàn rồi chạy ra bếp lúi húi nhen lửa nấu lại nồi cháo cho bà đang ốm. Sau đó, Hùng lại quay sang nấu cơm cho 3 bố con. Khi mọi việc đã xong xuôi, em mới tranh thủ ngồi vào bàn, xem lại bài tập để chiều đi học tiếp. Hùng nói: "Cháu rất thương ba vì một mình vất vả chăm sóc bà bị bệnh nặng, vừa phải làm việc để kiếm tiền nuôi anh em cháu ăn học, mẹ đã mất rồi. Nhưng cháu cũng chưa biết phải làm gì để giúp đỡ ba lúc này, chắc có lẽ cháu phải nghỉ học để ở nhà thôi".
Em biết tự sắp xếp thời gian học cho mình và nhiều năm liền em luôn đạt danh hiệu học sinh khá
Sau Hùng còn có em trai là Võ Thanh Dũng, học lớp 3 trường Tiểu học cơ sở xã Triệu Đông. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng anh em Hùng vẫn chăm chỉ học tập và đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Các em rất chăm ngoan, lễ phép, ngoài thời gian học còn biết giúp ba dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc lợn, gà như một người đã trưởng thành.
Chia sẻ về ước mơ của mình, em Hùng cho biết, nếu được ba cho đi học thì cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng và sự chăm sóc của ba. Nếu được thi vào Đại học thì cháu sẽ chọn thi vào ngành Y để sau này trở thành bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Còn không thì lớn lên cháu sẽ đi làm để kiếm tiền rồi thi tiếp để đi học Đại học. Nhưng không biết ba có nuôi được đến lúc đó không nữa?
Suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, đôi mắt Hùng ngân ngấn nước khi nhắc đến mẹ của mình. Có lẽ ước mơ trở thành bác sĩ của em cũng nhen nhóm từ ngày mẹ em bị lâm bệnh hiểm nghèo, nhưng gia đình không có tiền cứu chữa để rồi mẹ em đã ra đi mãi mãi. Thắp nén nhang lên bàn thờ người mẹ xấu số, Hùng cầu mong mẹ phù hộ cho ba và bà nội của mình có sức khỏe. Hùng cũng hứa rằng hai anh em sẽ cố gắng học thật giỏi và không làm điều gì để ba và bà nội phải phiền lòng.
Thắp nén nhang lên bàn thờ người mẹ xấu số, Hùng cầu mong mẹ phù hộ cho ba và bà nội của mình có sức khỏe
Chia tay gia đình anh Thương, nghĩ đến mong ước của cháu Hùng mà lòng tôi cứ day dứt. Dù rất thương em nhưng tôi cũng chỉ biết cầu mong cho em được may mắn, học thật tốt để có thể thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ. Cái ước mơ đang chất chồng những khó khăn phía trước...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1363: Anh Võ Thương, ở Đội 6 thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. ĐT: 01675.746.711 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đăng Đức
Theo Dantri
"Gọi xe buýt là "hung thần", anh em tài xế áp lực lắm!" Trong cuộc họp báo ngày 21/3, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, đã "khẩn khoản" nói với báo giới: "Đừng gọi xe buýt là hung thần. Cái tiếng ấy đè nặng anh em tài xế lắm!". Sau 2 vụ xe buýt tông chết người xảy ra liên tiếp trong vòng 1 tuần (ngày 28/2 và 6/3)...