Đừng quên lời cảm ơn để lòng tốt gặp nỗi buồn
Buổi sáng trên đường đi làm, tôi gặp một người phụ nữ đang mang bầu quên không gạt chân chống xe máy lên. Định tăng tốc để nhắc chị, thì từ phía sau, một em trai tóc nhuộm sặc sỡ đã phóng vèo lên và gọi: “Chị ơi, chân chống xe kìa!”. Người phụ nữ mặt lạnh te, gạt chân chống lên, không hé một lời. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy như mình đang rơi vào một nỗi buồn không đáy.
Cuộc sống sẽ ấm áp hơn nếu chúng ta quan tâm hơn tới mọi chuyện trên đường (ảnh minh họa).
Có rất nhiều lần như vậy, tôi đi đường và phát hiện ra mọi người quên chân chống xe khá nhiều, có khi là một người bố đang đèo thêm đứa con nhỏ phía sau, có khi là một người chở hàng cồng kềnh- những người này thường hay quên chân chống nhiều nhất. Mỗi lần như thế, tôi đều cố gắng để nhắc họ, vì e sợ một bất trắc nào đó trên đường có thể xảy ra sẽ để lại hậu quả khôn lường. Nào ai có thể biết trước được đâu.
Thế nhưng, điều làm tôi thấy buồn là không nhiều lần trong số đó tôi nhận được một lời cảm ơn nào hết, phần lớn họ đều thò chân xuống, gạt chân chống lên rồi đi tiếp, thậm chí còn chẳng thèm nhìn sang người vừa nhắc mình lấy một nửa ánh mắt. Cứ như thể cái người vừa nhắc nhở kia có nghĩa vụ phải nhắc mình, có nghĩa vụ phải làm “người tốt bụng” vậy.
Tất nhiên chẳng ai đi nhắc chân chống xe cho người khác với mục đích nhăm nhăm chỉ để đổi lấy một lời cảm ơn. Tôi cũng nghĩ thế, nên nhiều khi gặp phải những người “mặt lạnh”, chỉ thấy tái tê một chút trong lòng, rồi cũng lại quên ngay. Và lần sau đi đường, lại tiếp tục nhắc nhở nếu thấy có người đãng trí.
Nhưng tôi cứ nghĩ hoài về những con người ấy, những người xa lạ tôi tình cờ gặp trên đường, đã từng ít nhất một lần trong đời quên chân chống xe, quên chưa kéo khóa ba lô hay túi xách, cái điện thoại, chùm chìa khóa trong túi quần trồi lên và sắp sửa rơi ra… Được một người xa lạ nhắc nhở, tại sao họ lại có thói quen không hé môi nói lấy một lời? Chẳng lẽ sự vô cảm đã tràn lan tới mức đó rồi ư?
Chúng ta cứ thở than sao càng ngày càng có ít người cố gắng làm việc tốt trên đường, chính là bởi vì càng ngày càng có nhiều người bỏ mất thói quen nói những lời “cảm ơn” khi nhận được một sự giúp đỡ tình cờ nào đó. Lời cảm ơn chỉ là một câu nói giản đơn, quá dễ để thốt ra mỗi khi mình nhận được ở ai một sự giúp đỡ, một sự sẻ chia, tuy nhiên, hình như không phải ai cũng có sẵn sàng nói ra. Và cuối cùng lâu dần, họ trở thành một người vô cảm lúc nào không hay.
Con người hiện đại hình như đang ít dần mối quan tâm và hứng thú được giao tiếp với đồng loại, họ càng ngày càng thu vào những vỏ bọc của riêng mình. Đó phải chăng là một dạng phản ứng có tính “phản vệ” để cách ly mình ra khỏi những nguy cơ từ thế giới bên ngoài đang ngày một ít đáng tin hơn? Nhưng liệu có phải vì thế mà họ quên mất cả cách cảm ơn- cách thể hiện tối thiểu của một người hoàn toàn bình thường về nhận thức và giao tiếp xã hội?
Video đang HOT
Buổi sáng, chứng kiến cảnh người phụ nữ mặt lạnh te với cậu thanh niên vừa giúp mình thoát khỏi một điều không may nào đó có thể xảy đến trong tương lai, tôi chợt cảm thấy buồn ghê gớm. Tôi lo sợ rằng cậu thanh niên kia, sau khi nhận được phản ứng vô cảm đến thế về việc tốt mình vừa làm, có thể dần dần sẽ thấy chán chường. Cậu bé có thể sẽ nhận thấy những nỗ lực làm-việc-tốt của mình (dù nhỏ xíu thôi) cũng chẳng để làm gì. Nên rất có thể lần sau, thấy một người quên gạt chân chống xe, cậu rồi sẽ thờ ơ mặc kệ.
Vì thế nên tôi đã quyết định làm một việc thật trái với tính cách của mình, đến nỗi tới giờ tôi vẫn còn bất ngờ với hành động ấy. Tôi đã nói thật to: “Chị cảm ơn em nhé!”, và cậu con trai “đầu xanh đầu đỏ” mỉm cười thật tươi. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới thấy một nụ cười dễ thương đến thế.
Mỗi ngày, hãy cố gắng mở lòng và tiếp nhận cuộc sống bằng một trái tim nồng ấm hơn, chẳng phải đó là chiếc chìa khóa để mỗi chúng ta mở thêm nhiều cánh cửa để đến được với nhau? Một sự giúp đỡ, một lời sẻ chia, một bàn tay chìa ra vào lúc nguy cấp, có lẽ đó là điều quý giá nhất mà chúng ta có thể nhận được từ đồng loại của mình.
Bạn hãy nói với tôi, có phải bạn sẽ yêu đời và thấy cuộc sống dễ thương hơn nếu mỗi khi đãng trí trên đường, thì có ngay một giọng nói xa lạ thật ân cần: “Anh ơi (chị ơi), chân chống xe kìa!”.
Theo vietbao
Chuyện chàng trai vượt biên 'mua vợ' nơi đất khách
Trong hành trình vượt biên, Quang đã gặp một người phụ nữ cũng chịu cảnh "gông cùm" nơi xứ người nên đã quyết tâm giải cứu. Và rồi, chính hành động đầy tình người này đã đưa họ đến với nhau.
Đứa con thơ vắng mẹ
Nằm ẩn mình trong một con ngõ nhỏ thuộc làng Bắc Mã (xã Bình Dương), căn nhà nhỏ bình yên từ lâu đã là ngôi nhà hạnh phúc của anh Cao Văn Quang và chị Nguyễn Thị Thủy. Vừa đi làm về, thấy có khách, lau vội những giọt mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt đen sạm, anh Quang giãi bày: "Đang vào vụ nên tương đối bận rộn, mấy hôm nay làm quần quật mà vẫn chưa xong các chú ạ! Chắc phải hai, ba hôm nữa mới hoàn thành, khi đó sẽ có thời gian để làm thêm việc khác chứ cứ trông vào việc đồng áng thì chết đói mất".
Rót chén nước trà mời khách, châm vội điếu thuốc, anh Quang chầm chậm kể về quãng thời gian mà anh đã phải trải qua. Câu chuyện mà anh kể cho chúng tôi hệt như những lát cắt trong cuộc đời của một đứa trẻ khi ấy mới được 10 tuổi đầu. Ký ức buồn ùa về, chốc lát người đàn ông lại đưa tay lên gạt những giọt nước mắt đang trào ra trên đôi gò má.
Gia đình anh Quang hồi mới về nước (ảnh gia đình cung cấp).
Sinh ra trong một gia đình có kinh tế tương đối ổn định, bố làm cán bộ xã, mẹ là một người tần tảo, sớm tối ngược xuôi với những gánh hàng. Tuổi thơ của Quang cứ êm đềm trôi qua cho đến khi anh được 10 tuổi. Một buổi sáng mùa đông như thường lệ, mẹ anh dậy sớm bắt xe đi Móng Cái để lấy hàng. Thế nhưng một ngày rồi hai ngày vẫn không thấy bà trở về. Một tuần, một tháng rồi đến một năm người mẹ của Quang vẫn không hề có một chút tin tức. Mọi hy vọng vụt tắt khi gia đình biết tin người mẹ của Quang đã bị lừa bán sang Trung Quốc. "Thời điểm này, rất nhiều phụ nữ bị lừa bán sang bên kia biên giới và nó trở thành tình trạng nhức nhối ở nhiều địa phương" - anh Quang tâm sự.
Một thời gian sau, người cha của Quang đã kết hôn với một người phụ nữ khác với hy vọng người này sẽ là người mẹ thứ hai chăm bẵm cho những đứa con đang ngày ngày bơ vơ ngóng mẹ. Nhưng điều hy vọng ấy lại một lần nữa không trở thành hiện thực, chỉ hai năm sau khi lấy vợ lẽ, người cha của Quang đã bỏ lại những đứa con thơ dại của mình vì căn bệnh hiểm nghèo. Sau đó, người mẹ kế vì không thể kham nổi công việc chăm bẵm mấy đứa con mà người chồng để lại đã bỏ mấy chị em Quang mà đi. Đang sống trong cảnh đầy đủ, chị em Quang phải vật lộn mưu sinh. Những bữa cơm độn sắn, độn khoai luôn thường nhật trong cuộc sống của mấy đứa trẻ mồ côi này.
Hành trình tìm mẹ trên đất khách, quê người
Mặc dù luôn trong cảnh sống chật vật bữa đói bữa no nhưng ý nguyện tìm bằng được người mẹ thất lạc nơi đất khách lúc nào cũng thường trực trong suy nghĩ của Quang. Anh bảo, có những đêm, giật thót mình khi nhìn thấy mẹ đang bị đày ải trong một trang trại của Trung Quốc. Lại có những lần anh thảng thốt, toát mồ hôi khi thấy mẹ mình đang bị những gã đàn ông đánh đập trong một căn nhà hoang vắng... Cứ mỗi giấc mơ như thế, sau khi tỉnh ngủ, nỗi nhớ, nỗi khát khao phải tìm bằng được mẹ trong anh lại lớn hơn. Và rồi, một thông tin đã làm Quang sướng đến phát điên khi một ngày anh biết được, mẹ anh đang sống ở Kiến Trì, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi cách gia đình anh hàng ngàn cây số.
Không ngần ngại, chàng thiếu niên quyết định tìm đường vượt biên. Do không biết đường đi, lối lại, không biết tiếng bản địa, Quang lại phải mất một thời gian dài để tìm hiểu, làm quen và lần tìm manh mối. Cũng vì thế, anh đã quen một người phụ nữ. Sau khi bày tỏ nguyện vọng của mình, người phụ nữ đó đã đồng ý cho Quang đi cùng.
Thế nhưng điều mà Quang không ngờ tới đó chính là người phụ nữ đi cùng anh lúc này lại là một kẻ sống bằng cách lừa những phụ nữ nhẹ dạ cả tin rồi đem sang nước ngoài để bán. Sở dĩ biết được điều này vì trên cùng chuyến tàu anh đã biết được ngoài anh và người đàn bà kia còn có hai người phụ nữ khác. Khi đến Trung Quốc, họ đã bị bán một cách không thương tiếc cho hai người đàn ông đang đợi sẵn trong một nhà hàng tồi tàn và ẩm thấp.
Với hai người phụ nữ thì vậy, còn với Quang bọn chúng bắt anh vào một trang trại để làm, kiếm tiền trả nợ cho chúng. Anh bị bọn chúng bóc lột một cách thậm tệ chẳng khác gì kiếp trâu ngựa. Tiền công thì hết sức rẻ mạt, nhưng đâu chỉ có thế, bọn chúng còn đánh đập một cách tàn nhẫn mỗi khi anh làm sai hoặc ốm mệt. Phải mất hơn 3 năm trong cảnh "nô lệ", Quang mới làm đủ số tiền mà bọn chúng yêu cầu.
Anh Quang với công việc thường nhật của mình.
Hạnh phúc vỡ òa
Có được số tiền mà Quang đưa cho, đến lúc này người phụ nữ kia mới dẫn anh đến gặp mẹ mình. Gần 10 năm xa cách, anh không thể tin được rằng mẹ mình lại tàn tạ như một người ở độ tuổi 60, mặc dù thời điểm đó bà mới hơn 40. Nghe bà kể những năm tháng sống bên xứ người, Quang chỉ biết đứng lặng với hai con mắt đỏ hoe. "Sau khi bị lừa bán sang Trung Quốc, mẹ tôi đã phải lấy một người đàn ông ở Kiến Trì. Không chịu được cuộc sống nghiệt ngã, bà đã nhiều lần bỏ trốn. Nhưng vì không biết đường đi lối lại, tiền nong lại không có nên bà bị bắt quay trở lại" - anh Quang nhớ lại.
Đầu năm 1990, khi đang đi làm thuê, tình cờ Quang nghe những người địa phương kể về một nhóm phụ nữ Việt bị lừa bán sang đây và bị đánh đập rất dã man. Đặc biệt có một người tên là Thủy, do không chịu lấy ông lão 80 nên cô đã bị bọn chúng hành hạ. Biết được tin này, Quang đã vội chạy đến nơi cô gái bị giam giữ. Nhìn thấy cảnh này, Quang đã không kìm nén được lòng mình.
Không một phút suy nghĩ, Quang vội về nhà, vét cạn số tiền mà bấy nhiêu năm anh tích cóp được đem đến để mua cô gái đó với số tiền 3.000 tệ để giải cứu cho người phụ nữ đáng thương này. Nhưng điều anh không thể ngờ được rằng, người phụ nữ mà anh giải cứu sau này lại trở thành người bạn đời của mình.
Kể về chuyện này, anh Quang vẫn không giấu được vẻ thẹn thùng: "Có lẽ là do đồng cảnh nên tôi và cô ấy đã nên duyên vợ chồng. Đầu tiên tôi mua cô ấy vì tình thương, nhưng sau đó là một tình yêu". Chị Thủy, vợ anh Quang cũng tâm sự với những giọt nước mắt: "Do nhà nghèo nên tôi không được đi học, chỉ ở nhà quanh quẩn ruộng vườn. Thế rồi có người rủ sang Trung Quốc làm việc lại có thu nhập cao nên tôi cũng đánh liều đi theo, nào ngờ. Cũng may là tôi gặp được anh Quang, nếu không cuộc đời chẳng biết sẽ đi về đâu".
Ở Trung Quốc một thời gian, hai vợ chồng anh quyết định trở về quê nhà. Bằng tình yêu, họ đã xây dựng một gia đình ấm êm hạnh phúc với 3 đứa con khôn lớn khỏe mạnh. Hiện tại cháu lớn đã lấy chồng, cháu thứ hai đang học cấp hai, duy nhất cháu thứ ba đang ở cùng với bà nội bên Trung Quốc...
Sự hiếu thảo khiến người đời bội phục
Biết được hoàn cảnh của mẹ, Quang lại quyết tâm lăn lộn để kiếm tiền chuộc. Nhưng khi bày tỏ ý định này, sau vài ngày suy nghĩ, mẹ anh đã không đồng ý. Bà bảo, các con ở quê cũng đã lớn khôn; người chồng ở quê đã mất. Hơn nữa bên này bà cũng đã có con với người chồng Trung Quốc và ông ta không còn đánh đập bà như trước nữa. Bà cũng sợ rằng nếu về Việt Nam thì thêm một lần nữa bà lại phải sống trong cảnh chia ly với các con, với người chồng hiện tại của mình. Nghĩ đi nghĩ lại, Quang đã quyết định ở lại với mẹ. Bằng một chút vốn, anh dựng một căn nhà tạm gần ngay nhà của mẹ mình, tìm cách mưu sinh.
Theo vietbao
Sự sống mong manh của người phụ nữ bị nhiễm trùng huyết Chồng là bảo vệ, vợ làm công nhân, với thu nhập của hai vợ chồng để nuôi hai đứa con đang ăn học đã rất vất vả. Giờ chị lại ngã bệnh nặng, chi phí điều trị rất lớn khiến cho gia đình rơi vào kiệt quệ. Đó là hoàn cảnh của vợ chồng chị Huỳnh Thị Trúc (sinh năm 1964) và anh...