Dùng quen Intel suốt 15 năm, cha đẻ của Linux vẫn quyết đổi sang CPU AMD vì quá ngon: ‘Đội Xanh’ có thấy chạnh lòng hay không?
Các quan chức của AMD chắc chắn sẽ cảm thấy tự hào, khi hiệu năng của các con chip Ryzen giờ đây đã đủ sức thuyết phục một “ fanboy” Intel lâu năm như Linus Torvalds phải từ bỏ Đội Xanh để sang Đội Đỏ.
Sở hữu hiệu năng ấn tượng nhưng giá cả lại hết sức cạnh tranh, sự trỗi dậy của CPU AMD trong vài năm trở lại đây sau nhiều năm nằm dưới bóng Intel là điều không cần phải bàn cãi. Mặc dù Intel vẫn đang nắm giữ đa số thị phần, việc các mẫu CPU mang thương hiệu Ryzen liên tục thống trị phân khúc DIY (người dùng tự mua linh kiện để lắp ráp PC) tại thị trường ở nhiều quốc gia là minh chứng cho thấy sức hút không thể chối từ của Đội Đỏ.
Thực tế cho thấy, không ít người dùng có hiểu biết về công nghệ trong vài năm gần đây đã lần lượt chuyển từ CPU Intel sang dùng CPU AMD vì hiệu năng quá ‘ngon nghẻ’. Lập trình viên “huyền thoại” Linus Torvalds cũng là một trong số đó, khi cha đẻ của hệ điều hành Linux mới đây tiết lộ ông vừa lắp CPU của AMD cho dàn máy mới của mình. Theo Linus Torvalds, mẫu CPU được ông lựa chọn là Ryzen Threadripper 3970x – một con chip thuộc dòng HEDT ( High End Desktop) của AMD.
Ông Linus Torvalds – cha đẻ của hệ điều hành Linux
Đáng nói, đây cũng là lần đầu tiên ông sử dụng một mẫu CPU từ AMD, sau 15 năm liên tục dùng CPU Intel. Điều này đương nhiên đủ khiến các quan chức của AMD cảm thấy tự hào, khi hiệu năng của các con chip Ryzen giờ đây đã đủ sức thuyết phục một “fanboy” Intel lâu năm như Linus Torvalds phải từ bỏ Đội Xanh để sang Đội Đỏ.
Video đang HOT
Trên thực tế, Ryzen Threadripper 3970X cũng là một trong những mẫu CPU có năng lực xử lý tốt nhất của AMD hiện nay. Được phát triển trên tiến trình 7nm dựa trên kiến trúc Zen 2, điểm nổi bật của Ryzen Threadripper 3970X chính là số nhân / luồng. Con chip này sở hữu đến 32 nhân và 64 luồng, đi đôi với đó là 128MB bộ nhớ đệm. Nó có mức xung nhịp cơ bản đạt 3.7Ghz, trong khi xung boost có thể đạt 4.5 Ghz.
Với số nhân nhiều như vậy, Threadripper 3970X là mẫu CPU lý tưởng dành cho các ứng dụng được thiết kế để tận dụng khả năng đa nhân và đa luồng, hướng tới những người dùng máy trạm chuyên nghiệp như Linus Torvalds.
Ryzen Threadripper 3970X trang bị 32 nhân / 64 luồng
Với giá bán 1899 USD trên Amazon, hiệu năng trên giá thành cũng là một điểm mạnh của Threadripper 3970X. So với các đối thủ cùng phân khúc HEDT của Intel, hiệu năng đơn và đa nhân của Threadripper 3970X hoàn toàn ngang ngửa, thậm chí còn vượt mặt ở một vài ứng dụng.
Trên thực tế, bản thân cha đẻ của HĐH Linux cũng tiết lộ bộ PC mới sử dụng CPU AMD của ông chạy nhanh gấp 3 lần so với bộ PC cũ sử dụng CPU Intel. Nhiều khả năng, đây là bộ PC chính để Linus tiếp tục phát triển hệ điều hành Linux và các dự án khác trong tương lai. Tuy nhiên, về lâu dài, Linus Torvalds có thể sẽ chuyển sang sử dụng máy tính khiến trúc ARM, theo tiết lộ của chính ông.
Phát hiện lỗ hổng bảo mật trong cả chip Ryzen và Threadripper của AMD
Đáng chú ý hơn cả là Intel lại là người tài trợ một phần cho dự án nghiên cứu lỗ hổng bảo mật trên chip AMD.
Những tưởng chỉ có chip Intel mới chứa các lỗ hổng bảo mật rất khó sửa chữa khi liên quan đến phần cứng, nhưng mới đây các nhà nghiên cứu tại Đại học Công Nghệ Graz đã mô tả chi tiết về bộ đôi cuộc tấn công kênh phụ có tên Collide Probe và Load Reload, có thể làm rò rỉ những dữ liệu bí mật trong bộ xử lý AMD bằng cách thao túng khối dự đoán bộ nhớ cache Level 1 (cache predictor).
Khối dự đoán cache được thiết kế nhăm gia tăng mức độ hiệu quả của việc truy cập bộ nhớ đệm cache trong bộ xử lý. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng cuộc tấn công kênh phụ "Take A Way" này tác động đến mọi bộ xử lý AMD từ năm 2011 đến 2019, nghĩa là lỗ hổng này xuất hiện trên cả bộ xử lý Athlon 64 X2, Ryzen 7 và ThreadRipper.
Trong khi cuộc tấn công Collide Probe cho phép kẻ tấn công theo dõi việc truy cập bộ nhớ mà không cần biết các địa chỉ vật lý hay bộ nhớ chia sẻ, cuộc tấn công Load Reload là một phương pháp bí mật hơn nhằm sử dụng bộ nhớ chia sẻ mà không phải vô hiệu hóa dòng bộ nhớ đệm, cho phép thực hiện cuộc tấn công mà nạn nhân không hề hay biết.
Không giống như các cuộc tấn công kênh phụ khác, các lỗ hổng này sớm cho thấy chúng sẽ gây ra tác động như thế nào đến thế giới thực. Nhóm nghiên cứu đã khai thác lỗ hổng này thông qua việc chạy JavaScript trên các trình duyệt Chrome và Firefox cũng như giành quyền truy cập vào các khóa mã hóa AES. Cách thức khai thác này cũng được sử dụng để thâm nhập vào các đám mây trong những trung tâm dữ liệu.
So sánh với 2 lỗ hổng Meltdown và Spectre trên các bộ xử lý Intel, những nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, cách khai thác "Take A Way" của họ chỉ làm rò rỉ "một vài bit siêu dữ liệu" trên bộ xử lý AMD, thay vì giành được quyền truy cập hoàn toàn vào dữ liệu như đối với lỗ hổng Meltdown.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng, có thể xử lý được lỗ hổng này bằng việc kết hợp cả phần cứng và phần mềm, cho dù vậy không rõ điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng. Các bản vá bằng phần mềm và firmware cho lỗ hổng Meltdown và Spectre thường làm sụt giảm hiệu năng bộ xử lý Intel, tùy thuộc vào mỗi tác vụ khác nhau.
Lỗ hổng này đã được thông báo cho AMD từ cuối tháng Tám năm 2019, nhưng cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhận được phản hồi từ nhà thiết kế chip này.
Một điều đáng chú ý trong nghiên cứu này là những nhà tài trợ cho nó. Bên cạnh các tổ chức như Cơ quan nghiên cứu Quốc gia Pháp, Hội đồng nghiên cứu châu Âu hay Cơ quan quảng bá Nghiên cứu Áo, còn có một cái tên đặc biệt khác: Intel - đối thủ lớn nhất của AMD trên sân chơi bộ xử lý x86. Tài liệu nghiên cứu cũng cho biết, Intel đã vá một lỗ hổng tương tự như trên trong bộ xử lý của mình.
Theo GenK
Xuất hiện báo cáo cho thấy CPU AMD dính 2 lỗ hổng bảo mật được tài trợ bởi... Intel Có gì đó... sai sai ở đây. Theo Đại học Công nghệ Graz (Áo) thì CPU AMD đang bị dính 2 lỗ hổng bảo mật, Collide Probe và Load Reload, khiến một số thông tin từ vi xử lý có thể bị rò rỉ. Các nhà nghiên cứu cho biết lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả vi xử lý của AMD...