Đừng quá sốc khi tuổi 20 không như bạn tưởng tượng
Không ít các bạn trẻ cảm thấy sốc khi tuổi 20 quá khác so với những gì các bạn đã tưởng tượng và mơ ước.
Có thể anh, chị của các bạn đã từng kể về cuộc sống thực sự khi bước sang tuổi 20, nhưng các bạn chưa trải qua nên không thể có cái nhìn đồng cảm được.
1. Lúc nào cũng thấy thiếu quần áo mặc
Quãng thời gian trung học và trung học phổ thông, ngày nào tới trường các bạn cũng mặc đồng phục. Lúc đó hẳn không ít các bạn quyết tâm khi lên đại học sẽ lấp đầy tủ quần áo của mình bằng những bộ quần áo thật đẹp.
Thế nhưng cũng chính vào lúc không còn mặc đồng phục ấy, dù vừa mới đi mua sắm quần áo vào tháng trước thôi, bạn vẫn luôn cảm thấy tủ quần áo của mình không có gì đáng để mặc. Thôi thà rằng lại được mặc đồng phục đi học như hồi cấp 3 để đỡ phải đau đầu!
2. Cuộc sống trong trường đại học không giống như phim truyền hình
Qua nhiều bộ phim truyền hình nói về cuộc sống sinh viên, tưởng tượng của các bạn về cuộc sống ấy luôn là những viễn cảnh tươi đẹp. Được làm những việc mình thích, tham gia các câu lạc bộ, hẹn hò và đi làm thêm… Tuy nhiên khi bước vào thực tế, các bạn lại nhận ra cuộc sống sinh viên không phải là một màu hồng, bận rộn giữa trường và nhà, nhà và trường, lặp đi lặp lại.
Tất nhiên, cuộc sống sinh viên giống như tưởng tượng của các bạn không phải là không thể xảy ra, nhưng nó cũng đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ và kiên trì để có thể thực hiện được.
3. Cứ nghĩ rằng lên đại học sẽ không cần phải học nhiều nữa
Quãng thời gian học cấp 3 và ôn thi đại học vô cùng vất vả và căng thẳng. Các bạn luôn nghĩ rằng chỉ cần vào được đại học thôi thì việc học sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Phải đến khi đã thực sự trở thành sinh viên rồi các bạn mới hiểu, những thứ cần phải học nhiều tới mức các bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.
Video đang HOT
4. Đã tới lúc phải hoạt động độc lập
Thời cấp 3, cứ giờ ra chơi hoặc giờ ăn trưa, các bạn thường túm năm tụm ba cùng nhau trò chuyện hoặc ăn trưa. Nhưng bây giờ, các bạn phải làm quen với việc đi học các môn học một mình hay ăn trưa một mình để cho kịp những tiết học sớm buổi chiều.
5. Tiêu tiền thì dễ mà kiếm tiền mới thật khó
Bước ra khỏi cánh cửa trường cấp ba, nhiều bạn quyết tâm đi làm thêm để có thêm tiền tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, kiếm tiền quả nhiên không phải việc dễ dàng, kiếm được một công việc bán thời gian phù hợp đã khó, chịu được nhiệt để làm công việc đó lâu dài lại càng khó khăn hơn.
Tiền điện thoại, tiền ăn, tiền đi lại, vui chơi.. quả thật tiền làm thêm không thấm vào đâu cho dù các bạn đã làm việc chăm chỉ suốt cả tháng.
6. Học cách nói lời xin lỗi
20 tuổi, các mối quan hệ của bạn không còn bó hẹp trong khuôn viên trường cấp 3 nữa. Bước ra xã hội, bạn phải gặp gỡ và đối mặt với nhiều mối quan hệ khác nhau.
Khi còn học cấp ba, có thể các bạn sẽ nhanh chóng hòa giải được với bạn mình, nhưng ra xã hội rồi thì hoàn toàn khác.
Trong trường hợp bạn là người mắc lỗi, hãy đừng bỏ lỡ thời cơ để nói lời xin lỗi bởi, thời gian trôi qua thì mối liên hệ xã hội giữa bạn và người đó sẽ dần mất đi và không có lý do gì để gặp lại nhau nữa.
7. Sức khoẻ không được như trước
Trước đây, dù có thức đêm để học hay thậm chí là chơi game đi nữa, bạn cũng cảm thấy không có vấn đề gì to lớn. Nhưng bước sang ngưỡng tuổi 20, bận rộn với bài vở, làm thêm, với những buổi liên hoan có rượu, bia cùng bạn bè, bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi hơn so với trước đây. Đó chính là thời điểm bạn cảm thấy mình cần phải quan tâm tới sức khoẻ nhiều hơn.
8. Bài tập nhóm
Học đại học đồng nghĩa với việc bạn phải làm bài tập nhóm rất nhiều. Có rất nhiều bạn không thích ứng được với việc làm bài tập nhóm liên tục và luôn cảm thấy bị stress nặng nề mỗi lần phải làm bài tập cùng nhóm.
Có những bạn ghét làm bài tập nhóm tới mức thà được làm bài tập cá nhân mỗi ngày còn hơn phải làm bài tập nhóm định kỳ. Với những trường hợp gặp phải bạn cùng nhóm không có trách nhiệm hoặc không có ý thức làm bài thì quả thật sẽ vô cùng mệt mỏi.
9. Quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội
Câu nói “Càng nhiều bạn càng tốt” dường như không còn đúng trong nhiều trường hợp. Bước vào lứa tuổi 20, khi những mối quan hệ xã hội của bạn ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn, sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy, có một người bạn chân thành thực sự sẽ tốt hơn nhiều việc có tới cả trăm người bạn.
Có những lúc bạn cảm thấy mình đối xử rất tốt với người khác, nhưng khi cần lại không có một ai giúp đỡ, hoặc có khi cả năm không một lần liên lạc nhưng khi cần lại có bạn gọi cho mình để nhờ vả.
Hãy đối xử tốt với những người đang ở cạnh chúng ta, và cũng hãy học cách không quá thất vọng khi người đó không còn ở bên cạnh. Bởi suy cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là chính bản thân chúng ta mà thôi. Hãy làm những gì mà chúng ta cảm thấy đúng và thoải mái.
10. Bữa cơm gia đình là điều tuyệt vời nhất
Học đại học đồng nghĩa với việc nhiều bạn phải xa gia đình sống tự lập. Sẽ có những lúc bạn nhớ vô cùng những bữa cơm gia đình.
Trước đây có thể không ít lần bạn than vãn cơm mẹ nấu ít món hay lặp đi lặp lại chỉ có vài món ăn. Nhưng rồi thời gian trôi đi, bạn thực sự nhận ra rằng, những bữa cơm mẹ nấu cùng ăn bên gia đình tốt hơn nhiều những bữa cơm ăn một mình hay mua ở ngoài về ăn.
Theo Blogtamsu
Cú lừa chạy công chức ngoạn mục ở phố núi
Nguyễn Thành Lâm "nổ" là có nhiều mối quan hệ xã hội, có thể xin cho nhiều người vào làm việc trong các sở, ban ngành, các trường ĐH, CĐ CAND...
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 30/8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Yên Bái cho biết, vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án Nguyễn Thành Lâm, phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (ảnh bên). Quá trình đấu tranh xác định, bằng thủ đoạn giả danh Công an, chạy trường, chạy điểm, Lâm đã gây ra hàng loạt các vụ lừa đảo tại Yên Bái, Phú Thọ, Ninh Bình...
Trước đó, ngày 2/4, Phòng PC45 Công an tỉnh Yên Bái tiếp nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Yên Bình (Yên Bái) chuyển đến, thụ lý theo thẩm quyền. Qua tài liệu điều tra xác minh của Công an huyện Yên Bình, bị can Nguyễn Thành Lâm (31 tuổi, trú tại thôn Miếu Hạ, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình) sau khi bị khởi tố đã trốn khỏi địa phương. Đến ngày 8/2, đối tượng bị bắt. Cùng thời gian này, khi có đơn tố cáo của nhân dân, các cơ quan CSĐT Công an huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; Công an TP Yên Bái, Công an tỉnh Ninh Bình đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự đối với Lâm, sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái thụ lý.
Siêu lừa Nguyễn Thành Lâm.
Theo ANTV, tại cơ quan Công an, Nguyễn Thành Lâm khai nhận, anh ta nảy ý định phạm tội rất tình cờ... Trong một lần đưa vợ vào bệnh viện thăm khám, Lâm tỷ tê nói chuyện với một bác sỹ về chỉ tiêu tuyển sinh của bệnh viện. Vị bác sỹ vô tư kể cho Lâm về các chỉ tiêu trong năm. Khi nắm bắt được thông tin này, Lâm nảy ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc.
Để có thêm thông tin, đối tượng này còn tìm đến cả Sở Y tế để dò hỏi. Sau đó, Lâm về địa phương phao tin rằng anh ta có khả năng xin việc, "chạy" trường, "chạy" điểm... Những nạn nhân đầu tiên sa lưới Lâm là 3 chị em trong một gia đình gồm bà Trần Thị Lý, Trần Thị Luyến và Trần Thị Phiên, đều trú tại huyện Yên Bình. Giữa năm 2013, con gái bà Lý vừa dự kỳ thi đại học nhưng không trúng tuyển, bà này có nguyện vọng xin cho con vào Trường Đại học Y Thái Nguyên; bà Phiên thì lại muốn "lo" cho con vào học tại Học viện Cảnh sát nhân dân, còn bà Luyến thì muốn "chạy" cho con trai vào Trường Đại học Giao thông vận tải. Khi gặp các nạn nhân, Lâm khua môi, múa mép về khả năng cùng các mối quan hệ rộng rãi của anh ta và hứa hẹn sẽ làm giúp, với chi phí từ 150 đến 200 triệu đồng/trường hợp. Bà Lý, bà Phiên và bà Luyến, mỗi người đã đưa cho Lâm từ 50-70 triệu đồng để Lâm hoàn tất các thủ tục. Trong thời gian này, Lâm còn nhận hồ sơ xin việc cho con trai của bà Đỗ Thị Vân (cũng ở Yên Bái), vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái...
Sau khi nhận tiền của những người bị hại, Lâm không có một tác động gì, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, đối tượng này đều sử dụng để đánh bóng bản thân và tiêu xài cá nhân. Anh ta cũng thường xuyên lên mạng Internet, đọc báo nghe đài để tìm hiểu thông tin liên quan đến việc tuyển dụng cũng như tên, tuổi... của các vị lãnh đạo đứng đầu các đơn vị đó.
BTV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tú bà tuổi teen môi giới bán dâm giá 1,5-2 triệu đồng Ba tú bà tuổi teen thông qua các mối quan hệ xã hội để có số điện thoại của khách làng chơi và gái mại dâm rồi môi giới. Ngày 7/8, cơ quan CSĐT - CAH Mê Linh (Hà Nội) vừa hoàn tất điều tra 3 vụ án môi giới mại dâm trẻ vị thành niên, đề nghị truy tố 3 "tú bà"...