Đừng phạm phải dù chỉ là 1 trong 6 sai lầm này khi dùng điều hòa để bảo vệ con trẻ
Điều hòa là có thể được coi là “ân nhân” trong những ngày hè thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì nó chính là “sát thủ không dao” khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu.
Nhiều trẻ nhập viện vì bố mẹ dùng điều hòa sai cách
Mới đây, bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi đến khám với biểu hiện bị lệch mặt, mắt phải nhắm không kín, khi ăn vướng đồ ăn trong khoang má phải.
Qua thăm khám và các biểu hiện lâm sàng các bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Bệnh nhi đã được nhập viện và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền như: Xoa bóp, cứu ngải, chiếu tia hồng ngoại, điện châm…
Sau quá trình điều trị tích cực cùng hướng dẫn tận tình của bác sĩ, hiện tình trạng bệnh của bé trai 8 tuổi này đã tiến triển tốt.
Bé trai bị liệt một bên mặt, méo miệng sau khi ngủ điều hoà.
Chia sẻ với báo chí, BSCKII Y học cổ truyền Nguyễn Kim Hùng cho biết, đối với trẻ em bị liệt mặt, méo miệng, nguyên nhân thường là do bị lạnh. Vào mùa hè, các trường hợp trẻ bị liệt mặt thường do các gia đình sử dụng điều hoà khi ngủ quá lạnh.
Một trường hợp khác cũng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên vì nhiễm lạnh điều hòa là cháu Nguyễn Hoàng My (đã đổi tên, 12 tháng tuổi, ở Tuyên Quang). Gia đình phát hiện bé có dấu hiệu sưng ở vùng mắt và mắt nhíu sang một bên, nhìn mặt bé hơi méo nên quyết định đưa đến khoa Điều trị Liệt vận động, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) để thăm khám.
Bé 12 tháng bị liệt mặt do nằm điều hòa.
Theo bác sĩ Dương Văn Tâm, trưởng khoa Điều trị Liệt vận động, vào thời điểm nắng nóng khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn. Căn bệnh này thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào mùa hè nắng nóng khi mọi người đều dùng điều hòa máy lạnh, quạt gió, quạt phun xương nhiều.
Trường hợp của cháu Quách Thị Thu H. (4 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) cũng tương tự. Sau khi ngủ trưa trong phòng điều hòa, cháu H. có hiện tượng cười bị méo mồm. Sau đó 1 tiếng thấy con có nhiều biểu hiện lạ khác như rơi vãi nhiều khi ăn, mắt không nhắm được kín, nói ngọng kiểu ú ớ, gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương để cấp cứu.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé H bị liệt dây thần kinh số 7 do nằm điều hòa quá lạnh.
Sai lầm nào khiến trẻ nhập viện do nằm điều hòa ngày nóng?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sử dụng điều hòa đúng cách mới có thể phát huy chức năng làm mát cho con, đồng thời không gây bệnh tật cho trẻ.
Đáng tiếc là rất nhiều cha mẹ hiện nay đang mắc sai lầm khi sử dụng điều hòa, khiến con mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi… Bản thân vị chuyên gia này đã gặp không biết bao nhiêu ca trẻ nhập viện do nằm phòng có dùng điều hòa sai cách.
Video đang HOT
Những sai lầm phổ biến khi sử dụng điều hòa cho trẻ bao gồm:
Kết lại, đâu mới là cách dùng điều hòa đúng nhất trong những ngày nắng nóng?
Nằm điều hòa ngày nóng là điều cần thiết, tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ em, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý:
- Bố mẹ nên tạo độ ẩm nhất định trong phòng có điều hòa bằng cách dùng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, như vậy sẽ giúp cho da và cổ họng của bé không bị khô.
- Không nên cho trẻ bước vào ngay phòng điều hòa khi đi nắng hoặc vận động mạnh về. Trước khi ra khỏi phòng cần cho trẻ đứng ở cửa mở rộng vài phút để kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.
- Nhiệt độ điều hòa cho bé vào mùa hè ở khoảng 25 độ là tốt nhất.
- Hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát nhưng đừng để không khí trong phòng trở nên quá bí.
- Hãy vệ sinh máy điều hòa theo định kỳ, phòng ở có điều hòa cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên.
- Lưu ý không để điều hòa chiếu thằng nơi bé nằm hoặc nằm quá gần luồng gió thổi từ điều hòa ra.
- Gia đình nên đặt điều hòa ở nơi càng cao càng tốt, hãy điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi thẳng một chỗ.
Theo helino
Mắc bệnh vì lạm dụng máy điều hòa trong ngày nắng nóng
Thời tiết nắng nóng nên điều hòa là "cứu cánh" của hầu hết các gia đình, cơ quan, công sở. Thế nhưng, nếu dùng điều hòa không đúng cách, bạn có thể mắc bệnh, thậm chí đột quỵ hoặc tử vong.
Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện xảy ra trong chính gia đình mình mà nguyên nhân là chiếc điều hòa. Phụ huynh kể: "Do mình về quê mấy ngày nắng nóng đỉnh điểm trên 39-40 độ C nên buổi trưa và tối mình thường bật điều hòa cho con ngủ. Vì nhiệt độ trong phòng thì lạnh mà nhiệt độ ngoài trời rất nóng nên con bị sốc nhiệt. Sau 3 ngày thì mình thấy con có biểu hiện miệng méo khi nháy mắt. Mình theo dõi con mấy ngày thì thấy tần suất càng tăng lên nên mình đưa con đi khám ở bệnh viện thành phố thì được bác sĩ giới thiệu chuyển lên bệnh viện tỉnh, sau đó bệnh viện tỉnh lại chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bác sĩ thăm khám rồi cho uống thuốc ngủ để điện não đồ và chích thuốc mê để chụp MRI. Nhìn con như vậy mình rất xót và đau lòng. Sau khi có kết quả thì bác sĩ chuẩn đoán con bị viêm sưng dây thần kinh số 7".
Những bệnh không ngờ do... điều hòa
Vị phụ huynh này đã gửi kèm hình ảnh con gái sau khi chụp MRI được các bác sĩ cho thở oxy để hồi tỉnh và nhắn nhủ đến các gia đình: "Cũng đã có nhiều bạn nhỏ nằm điều hòa cũng bị như con mình rồi nên các bố mẹ chú ý nhé. Nếu các bố mẹ cho con nằm điều hòa thì nhiệt độ trong phòng và ngoài trời đừng nên chênh lệch quá 7 độ C. Đừng để bị như con mình".
Cháu bé bị bệnh do nằm điều hòa lạnh. (ảnh: NV)
Một trường hợp khác là bà Nguyễn Thị An (quận Ba Đình, Hà Nội). Suốt mấy tuần qua, kể từ hôm lắp máy điều hòa trong phòng ngủ, bà An thường bị đau đầu, sổ mũi sụt sùi, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh, ăn uống kém ngon mặc dù đa phần thời gian trong ngày đều ở trong phòng điều hòa mát rượi. Nhất là vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ ban đêm, nhiệt độ phòng thường duy trì ở mức 18-20 độ C, bà An giải thích: "Do nhà có mấy cháu nhỏ, phải để nhiệt độ như thế chúng mới ngủ yên".
Sau khi đi khám bệnh, bác sĩ giải thích rằng nhiệt độ lạnh quá mức đã khiến cho thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh gây nên chứng cảm lạnh. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc, bà An cho biết đã điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ cao hơn và chỉ sử dụng vào buổi trưa và buổi tối, kết hợp sử dụng quạt máy vào những lúc trời chưa nắng gắt.
Nếu với người bình thường thời tiết nắng nóng đã gây khó chịu, thì đối với những người đang mang thai còn khó khăn hơn nhiều. Theo miêu tả của chị Nguyễn Thị Nga (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mặc dù nhiệt độ trong phòng ở mức 22 độ C nhưng vẫn khiến chị cảm thấy bức bối trong người. Để giải nhiệt, chị uống nhiều nước lạnh, duy trì nhiệt độ thấp nhất trong phòng ngủ suốt đêm cho đến sáng. Hậu quả là con chị Hằng khi sinh ra bị viêm phổi, quá trình điều trị rất lâu dài, phức tạp.
Dùng điều hòa thế nào cho đúng cách?
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hương (Bệnh viện Nhi Trung ương), trẻ em cũng như người lớn cần không khí mát mẻ để ngủ ngon giấc hơn, tuy nhiên nếu sử dụng nguồn khí lạnh nhân tạo không đúng cách sẽ làm chênh lệch nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng "sốc nhiệt" gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, thai phụ và người lớn (nhất là người cao tuổi), bác sĩ Hương khuyến cáo nên duy trì nhiệt độ từ 28-29 độ C đối với trẻ sơ sinh, 27-28 độ C đối với trẻ dưới 3 tuổi.
Riêng phụ nữ mang thai, nhiệt độ phòng điều hòa an toàn là ở mức 26-28 độ C. Tuy nhiên, thai phụ cần tránh ngồi thẳng hướng luồng gió của máy điều hòa, vì vào thời điểm có thai, lỗ chân lông bị hở, nhạy cảm hơn người bình thường nên dễ bị cảm gió. Khi ngủ dưới điều hòa cần mặc áo kín cổ, mang vớ chân, dùng chăn đắp từ phần ngực trở xuống để không bị nhiễm lạnh.
Còn đối với người cao tuổi, do thân nhiệt thường không ổn định, sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh huyết áp, thấp khớp khi ngồi lâu dưới điều hòa, do đó cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa vừa phải ở mức 26-27 độ (không quá lạnh, cũng không quá nóng).
Nên lắp điều hòa trên cao để tránh khí lạnh thổi trực tiếp vào người. (ảnh: NV)
Dưới đây là một số kiểu nằm điều hòa có thể khiến bạn mất mạng cần phải thay đổi ngay:
Ngủ trong phòng điều hòa sau khi say rượu, bia
Khi đang trong trạng thái lâng lâng dễ ngủ vì say bia, rượu, nhiều người có thể ngủ quên khi điều hòa mới khởi động mở mức nhiệt độ thấp. Cơ thể khi bị nhiễm lạnh lâu mà bản thân người nằm điều hòa không ý thức được để phòng vệ sẽ dẫn tới tình trạng nguy kịch như sốc, tê liệt.
Thiết kế điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ em
Khi bị luồng không khí với nhiệt độ quá thấp thổi thẳng vào cơ thể trong thời gian dài sẽ khiến máu huyết không lưu thông, gây ra đau nhức, thậm chí là tê liệt các cơ. Do đó, sau khi bật điều hòa, bước tiếp theo là bạn nên điều chỉnh hướng gió cho thích hợp, tốt nhất là để luồng lạnh thổi hướng lên trên, tránh thổi trực tiếp vào người bé, nhất là phần đầu và tứ chi.
Ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm đêm
Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ.
Chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại
Đây là thói quen cực nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Nguyên nhân là do cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, nhất là khi di chuyển từ một chỗ quá nóng sang một nơi quá lạnh và ngược lại.
Mở máy điều hòa cả ngày
Bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ.
Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Ngoài ra, nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.
Hạ nhiệt độ sau khi bé đổ mồ hôi
Mùa nắng nóng bé rất dễ đổ mồ hôi, vì vậy bạn nên tránh để nhiệt độ hạ thấp ngay khi mồ hôi trên người bé còn chưa khô, bất luận là việc tắm rửa hay bật điều hòa cũng vậy. Do sau vận động và đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể bé giãn nở, nếu lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các bệnh do nhiễm lạnh.
Vừa tắt điều hòa là cho trẻ ra ngoài ngay lập tức
Cũng tương tự như việc trẻ vừa đổ mồ hôi mà vào phòng điều hòa ngay sau đó, việc để trẻ ra khỏi phòng ngay sau khi tắt điều hòa cũng khiến nhiệt độ chênh lệch lớn, khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, dễ sinh ra bệnh tật như đau đầu, cảm sốt... Tốt nhất sau khi tắt điều hòa, bạn nên cho trẻ ở trong phòng thêm một phút rồi mới ra ngoài.
H. Phong
Theo laodongthudo
Bé trai 8 tuổi liệt mặt, méo miệng do thói quen dùng điều hoà sai cách Khi vừa ngủ dậy, cha mẹ phát hiện con trai 8 tuổi bị lệch một bên mặt, một bên mắt không thể khép kín. BS Nguyễn Kim Hùng, khoa Y học cổ truyền, BV đa khoa Hùng Vương cho biết, bé trai Đặng Tiến Thành, 8 tuổi ở Đoan Hùng, Phú Thọ được đưa đến BV khám do cha mẹ phát hiện con...