Đừng phá hỏng đám cưới trong mơ của mình vì những lỗi không đáng có
Nhiều cô dâu chú rể chỉ vì vài lí do chủ quan lẫn khách quan mà tự khiến cho đám cưới của mình trở nên tồi tệ!
Một đám cưới chỉn chu được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Cô dâu chú rể nào mà chẳng muốn hôn lễ trọn vẹn, khách đến dự cũng hài lòng, nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, đôi khi có những sai lầm khiến họ chẳng thể nhận ra khiến cho hôn lễ không được như ý muốn.
Dưới đây là những điều cần tránh để không khiến đám cưới có sai sót làm cho mọi thứ không còn được trọn vẹn.
1. Lời mời đám cưới không chân thành
- Gửi trực tiếp vào group bạn bè hoặc đăng lên mạng xã hội công khai cho mọi người chứ không có gửi riêng tư.
- Trực tiếp kéo những người bạn biết vào một nhóm rồi gửi thiệp mà chẳng có chút tôn trọng.
- Thông báo mời cưới trước 2-3 ngày.
Đó đều là những cách thức cực kỳ sai khi mời cưới. Mời đi dự đám cưới có trang trọng, tử tế thì mới chứng tỏ sự trân trọng của cô dâu chú rể dành cho các vị khách.
Ảnh minh họa.
Cách đúng:
- Bạn cần thành tâm khi mời khách dự đám cưới của mình. Tốt nhất với người lớn tuổi nên được gửi giấy mời và mang đến trực tiếp. Với bạn bè ở xa có thể gửi bằng ảnh chụp nhưng cần nhắn tin cụ thể, rõ ràng hoặc một cú điện thoại trực tiếp.
- Địa điểm, tuyến đường và thời gian cử hành hôn lễ phải được ghi chính xác trên giấy. Tốt nhất nên có bản đồ và lịch trình cưới để khách nắm rõ.
- Thư mời nên gửi ít nhất là 1 tuần để khách có thời gian chuẩn bị.
Sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề gây đau đầu của nhiều cô dâu chú rể. Nhiều người là “khách lẻ” không biết xếp vào đâu. Nếu không khéo léo trong sắp xếp thì sẽ gây nên tình trạng hỗn loạn, khách cũng không có được trải nghiệm thoải mái nhất và ăn uống đầy ngượng ngùng.
Cách đúng:
- Nếu số lượng khách dự đám cưới có từ trước thì hãy lập sơ đồ chỗ ngồi đám cưới để khách không bị hoang mang khi đến.
- Trên mỗi bàn có danh sách khách để khách khứa biết mình ngồi bàn nào.
- Hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi một cách rõ ràng và có người phụ trách vấn đề đó.
3. Không sắp xếp cho khách từ xa đến
Nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới ở quê. Bạn bè ở gần thì không nói, bạn bè ở xa đến địa điểm đó cần được chăm sóc nhiệt tình và hướng dẫn chu đáo. Tuy nhiên, nhiều cô dâu chú rể vì các lí do khác nhau mà bỏ rơi khiến khách có trải nghiệm chán nản khi đi xa về dự đám cưới.
Các đúng:
- Nếu có đông khách về chỗ bạn tổ chức thì nên trực tiếp bố trí xe để mọi người đi chung cùng nhau.
- Bạn bè ở nơi khác tới, phải bố trí người đặc biệt đón, đặt trước chỗ ở để khách nghỉ ngơi nếu như họ đến sớm hơn 1 ngày.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
4. Quy trình lễ cưới quá dài dòng
Điểm nhấn của đám cưới là nghi lễ. Nó thường được tổ chức ấm cúng và lãng mạn. Nó có thể cho các vị khách hiểu về câu chuyện của cặp đôi mới cưới và gửi đến họ các lời chúc chân thành.
Nhưng các vị khách cũng chán ngán nếu như buổi lễ quá dài. Những thủ tục phức tạp, những bài phát biểu dài dòng và thói quen nhàm chán khiến không chỉ quan khách mà người nhà cũng ngán ngẩm.
Cách đúng:
- Thảo luận trước quy trình tổ chức đám cưới với người chủ trì, đơn giản hóa các liên kết không cần thiết và kiểm soát toàn bộ thời gian buổi lễ trong vòng khoảng nửa tiếng.
- Trao đổi với cha mẹ và bạn bè, đừng nói quá dài dòng trong lễ cưới, ngôn từ cũng nên nhẹ nhàng, đơn giản.
5. Cỗ cưới quá tệ
Một số cặp đôi không xác định được định lượng món ăn cũng như không quan tâm đến chất lượng cỗ, bởi vậy khách khứa khi sử dụng bị thiếu đồ và kém ngon miệng. Ngoài ra, nhiều khi cỗ dọn lên bị chậm, khách ăn xong mà món tiếp theo chưa ra. Chỉ cần như thế đã là trải nghiệm kém vui, khó có thể hài lòng nổi rồi.
Cách đúng:
- Hãy ăn thử món, cô dâu chú rể cùng gia đình sắp xếp thời gian đi thử món để xác định món ăn và số lượng, tránh tình trạng bị thiếu.
- Dặn dò kỹ càng với khách sạn chuyện thời gian và tốc độ ra đồ ăn và cung cách phục vụ để khách mời hài lòng nhất.
Hi vọng rằng, các cô dâu chú rể sẽ chu đáo và chuẩn bị từng bước một để đám cưới của mình sẽ không gặp phải sai sót nào cả!
Đừng bối rối khi muốn có một đám cưới trong mơ: Từ A đến Z những thứ cô dâu chú rể cần chuẩn bị
Với những người không có kinh nghiệm, được "mách nhỏ" cho toàn bộ việc lập kế hoạch cưới cực kỳ quan trọng.
Đám cưới là dịp trọng đại của đời người. Ai cũng muốn chuẩn bị sao cho chỉn chu, hợp lí nhất. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng đủ kinh nghiệm để sắm sửa, chuẩn bị hay đơn giản là bắt tay từ những công việc nào. Dưới đây là những điều chuẩn bị cho đám cưới mà cô dâu chú rể nên nằm lòng.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tiên (khuyến nghị trước hơn 6 tháng)
1. Xác định ngày cưới:
Nếu chọn các ngày lễ thì khách sạn, hoa nhân công... sẽ cao hơn, chi phí bị đội lên rất nhiều. Chọn những ngày tốt lành nhất năm hoặc ngày có ý nghĩa quan trọng thì không chỉ giá tiền mà để có được những dịch vụ tốt nhất còn phải đi giành chỗ. Bởi vậy, hãy chọn ngày một cách cẩn thận và nhanh chóng đặt trước những dịch vụ thiết yếu.
2. Xác định số lượng khách mời:
Việc này nên được ước tính cùng cha mẹ. Bạn bè của cha mẹ, họ hàng hai bên và bạn bè của cô dâu chú rể. Cũng phải mất kha khá thời gian để hoàn thiện bước chuẩn bị mời khách này.
3. Tự chọn được phong cách tổ chức:
Cái này bạn phải tự lựa chọn thôi, muốn làm đám cưới ngoài trời hay trong nhà, có yêu cầu đặc biệt gì về nơi tổ chức không? Ví dụ cô dâu chú rể muốn đám cưới ở bãi cỏ, đám cưới ven hồ hay trong khách sạn...
4. Xác định xong các điểm 1,2,3 ở trên, các bạn bắt đầu phải cân nhắc lựa chọn đến địa điểm tổ chức tiệc cưới.
5. Xác định được đám cưới phải chỉn chu nhất:
Nhiều cô dâu chú rể xuề xòa, dễ tính, không yêu cầu cao trong cả việc trang trí lẫn cách thức tổ chức. Để rồi khi xuất hiện trong một đám cưới như vậy, họ buồn bã, suy sụp vì mọi thứ không như mình tưởng tượng. Bởi vậy, cô dâu chú rể nên cố gắng xác định đám cưới của mình phải chỉn chu nhất và các bước tiến hành cũng theo yêu cầu đó để thực hiện.
6. Lập ngân sách đám cưới cũng là một việc quan trọng. Chuyện chi ra những khoản nào lớn, những khoản nào có thể cắt giảm nên ghi rõ ràng bởi đám cưới cũng là một dịp tốn kém.
Giai đoạn thứ hai (khuyến nghị trước 3-6 tháng)
1. Xác định phong cách tổ chức:
Tổ chức đám cưới không có cái nào tốt hay xấu, không có đắt hay rẻ, quan trọng là chọn cái phù hợp với mình. Bạn có thể tự tay hoặc nói chuyện với bên tổ chức tiệc cưới để thiết kế đám cưới.
2. Chọn váy cưới và đặt vest:
Trang phục và váy cưới của cô dâu nên phù hợp với xu hướng của bên thiết kế đám cưới. Cũng tương tự như thế, bộ vest chú rể phải vừa vặn để giúp chú rể cao và bảnh bao hơn trong đám cưới.
3. Giày cưới và giày thay thế:
Cô dâu sẽ có nhiều hoạt động như chụp ảnh, đón khách, thay quần áo, làm lễ, nếu đi giày cao gót sẽ rất mỏi chân nên tốt nhất, khi chụp ảnh lộ chân thì đi giày cao gót và những lúc khác hay chọn đôi thay thế đơn giản, nhẹ nhàng và tạo cảm giác thoải mái hơn. Điều này cần trao đổi với phù dâu và nhờ họ cầm hộ những thứ cần thiết.
Giai đoạn ba (khuyến nghị trước 2 tháng)
1. Trao đổi sâu với bên thiết kế tiệc cưới, nói rõ những yếu tố mà bạn muốn sử dụng. Nếu không thể nói được điều mà bạn cực kỳ thích thì phải nói ra được điều mà bạn cực kỳ không thích. Ngoài ra, hai bên cũng nên thống nhất về màu sắc sử dụng trong đám cưới.
2. Mua các đạo cụ nhỏ:
Nhiều thứ nhỏ nhắn như bảng tên, mấy cái nơ xinh xinh cũng sẽ góp phần khiến đám cưới của bạn đáng yêu hơn.
3. Mua sắm đồ trang trí phòng cưới:
Hoa, bong bóng, súng hơi, dây buộc, hình búp bê... Tất cả những thứ trang trí cho phòng tân hôn đừng để bị quên, phải chuẩn bị trước.
Giai đoạn thứ tư (khuyến nghị trước 1 tháng)
1. Duyệt nốt kế hoạch và diễn biến của tiệc cưới. Phía công ty tổ chức đám cưới sẽ chuẩn bị các phần khác nhau và làm sao để khớp nhất, hoàn hảo nhất.
2. Gặp gỡ và trao đổi với MC tiệc cưới để thống nhất nội dung và quy trình tổ chức. Người dẫn chương trình hiểu rằng những lời thoại phù hợp, bắt được không khí đám cưới rất quan trọng nên chuyện gặp trước cô dâu chú rể là không thể bỏ sót.
3. Hẹn trang điểm thử:
Trang điểm đám cưới phải phù hợp với chủ đề. Ví dụ đám cưới nhỏ thì chọn tone nhẹ nhàng, tươi tắn. Tốt nhất nếu được thì cô dâu nên có váy cưới để thử luôn sau khi trang điểm xong để chọn phụ kiện phù hợp nhất.
4. Xác định chỗ ngồi và sắp xếp tiệc cưới:
Bàn nào sẽ là những vị khách nào, đảm bảo họ có mối liên hệ, quen biết khi ngồi cạnh nhau để không khí ăn uống, thoải mái, dễ chịu hơn. Bạn cần lập sơ đồ bàn ví dụ như: Họ hàng cô dâu, bạn học cô dâu, họ hàng chú rể...
6. Xác định người cụ thể ở khu vực đón khách:
Người đứng canh hộp tiền mừng, người chịu trách nhiệm dẫn khách, người bắt tay cảm ơn... đều được sắp xếp từ trước.
7. Đặt mua thuốc lá, bánh kẹo:
Sau khi xác định số bàn, bạn hãy mua kẹo cưới, thuốc lá để đặt lên bàn khi tiếp khách.
8. Chuẩn bị và mua thiệp mời.
Giai đoạn thứ 5: Đếm ngược
Trước 2 tuần:
- Xác định em bé là người cầm váy, rắc hoa lúc cô dâu chú rể tiến vào.
- Lựa chọn người sẽ phát biểu tại buổi lễ.
- Liên hệ với bên xe hoa cưới.
Trước 1 tuần:
- Đảm bảo khách khứa đã được mời đông đủ.
- Cô dâu đóng gói kĩ càng trang sức dùng trong đám cưới và giao cho mẹ hoặc dì giữ hộ.
- Kiểm tra lại áo cưới, vest cưới đã mua. Nếu váy cưới đi thuê thì hãy kiểm tra lại với bên cung cấp dịch vụ về số đo, thời gian giao đồ.
- Đặt chỗ cho khách xa đến dự.
Trước 1 ngày:
- Bàn giao những thứ chuẩn bị cho đám cưới ví dụ như đồ uống, bánh kẹo, hoa quả sấy tiếp khách nếu cô dâu chú rể tự mua.
- Tổ chức họp gia đình để phân công nhiệm vụ, sắp xếp mọi thứ.
- Đến kiểm tra tại địa điểm tổ chức và giám sát quá trình cắm hoa, trang trí sao cho ưng ý nhất.
Giai đoạn 6: Ngày cưới
Lịch trình đã được chuẩn bị một cách kỹ càng, mọi chuyện nằm trong kế hoạch. Cô dâu chú rể hãy thoải mái "xõa". Hi vọng rằng, các bạn sẽ có một đám cưới như mơ sau thời gian chuẩn bị vất vả và thật nhiều công đoạn.
Tiệc cưới chỉ vỏn vẹn 50 khách nhưng phải chuẩn bị trước 8 tháng: Tinh tế nhất là phần dành cho trẻ em! Khách mời không nhiều, tổ chức không phức tạp song tất cả những gì có ở đám cưới này đều rất tinh tế! Nhiều cô dâu rất cầu toàn, muốn tự tay lập kế hoạch cưới cho bản thân vì không tin tưởng được vào những bên tổ chức sự kiện. Dưới đây là câu chuyện của một cô dâu đã mất 8...