Dùng nước tăng lực có tốt cho sức khỏe?
Môt sô ngươi lam viêc qua nhiêu, ngu không đu giơ, ăn không đu chât… cơ thê mêt moi, uê oai, thay vi nghi ngơi, bôi bô sưc khoe thi lai chon nươc tăng lưc (NTL) đê nhanh lây lai tinh thân. Môt sô ngươi lao đông năng, ngươi chơi thê thao… cung chon NTL đê tăng sưc khỏe cơ băp. Nhưng tai xê lai xe đương dai thương dung NTL đê tinh thân đươc tinh tao, minh mân khi điêu khiên phương tiên.
PGS-TS Nguyên Hưu Đưc – ĐH Y Dươc TP.HCM cho biêt, bô nao cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể rất cần môt chât goi la adenosine triphosphate (viết tắt ATP) là chất chuyển hóa sinh ra năng lượng làm tăng hoạt động trí não. Cơ thê lam viêc cang nhiêu thi ATP được cơ thể san xuât hoặc được đưa từ ngoài vào phải cang cao. NTL được quảng cáo có chứa ATP nên nhiều người nghĩ đó là “thần dược”.
Môi công ty san xuât NTL đêu co “bi quyêt” riêng, nhưng thanh phân chưa nhiều nhất thương là đường, ngoài ra còn có caffeine và nhiều chất khác. Lượng đường chứa rất nhiều làm thứ nước này uống rất ngọt và cung cấp rất nhiều năng lượng, giúp hoạt động cơ băp tốt hơn. Caffeine co trong NTL là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Nhờ có caffeine nên khi uống NTL, ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn do chất này kich thich hê thân kinh hoat đông manh hơn, lam tinh thân thoai mai, sang khoai hơn…
Theo PGS-TS Nguyên Hưu Đưc, bên canh tac dung lam tinh tao, hưng phấn, thoai mai tinh thân tam thơi (khoang hai-ba giơ), NTL có thể gây hang loat tac dung phu có hại cho người dùng.
NTL không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì nó không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó thực chất là thức uống “cao năng lượng”. Những người uống nhiều NTL do chứa nhiều đường mà vẫn ăn ngon miệng và ăn nhiều thi sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì hay bị tiền đái tháo đường (rất dễ chuyển thành đái tháo đường).
NTL có chứa caffeine. Một số người không “hạp” caffeine có thể bị mất ngủ (do caffeine gây kích thích) hoặc tim đập nhanh (caffeine làm tăng nhịp tim) gây khó chịu, hoặc tăng dich vi da day gây xót ruột.
Nếu NTL có ATP hàm lượng cao (thường NTL không ghi rõ hàm lượng thành phần) có thể gây tác dụng phụ có hại như loạn nhịp tim, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, khó thở, tức ngực.
Video đang HOT
Đối với trẻ con, uống nhiều NTL hoàn toàn không có lợi. Những calori rỗng của NTL khiến trẻ cảm thấy no, chán ăn, không muốn ăn và ăn không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hậu quả là trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Nếu người tập thể dục thể thao nặng mà uống NTL để bù nước và bù chất điện giải thì lợi bất cập hại, vì loai nươc nay hoàn toàn không co tac dung bu nươc cũng như chẳng có chất điện giải nào để bù. Uống càng nhiều NTL thì càng thiếu nước và chất điện giải, lam giam hiêu qua luyên tâp, tăng nguy cơ chân thương.
Theo PNO
Món ăn cho sĩ tử nhớ lâu
Kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học đang sắp tới, ăn thế nào để tốt cho trí não của con để con vượt qua các kỳ thi là bài toán mà nhiều phụ huynh cần có câu trả lời. ThS.BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc Gia, sẽ tư vấn những bí quyết bổ sung dinh dưỡng cho sĩ tử hiệu quả nhất trong mùa thi.
4 nhóm chất tối quan trọng với sĩ tử
Theo BS. Lê Thị Hải, mùa thi sắp tới, nên trí não của các sĩ tử luôn hoạt động căng thẳng nên rất cần nâng cao lượng dinh dưỡng. Theo đó, trung bình mỗi ngày, bạn nam cần nạp đủ dinh dưỡng 2500 calo/ngày, nữ cần 2000-2300 calo/ngày. Đặc biệt, những em nặng cân thì cần bổ sung nhiều calo hơn. Trung bình, bộ não tiêu tốn 400 calo/ngày, tiêu hao 1/5 năng lượng cơ thể.
Các sĩ tử đang phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với người lớn. Cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động trí não cho các em. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng cân đối từ 4 loại nhóm chất:
Tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, có nhiều trong cơm, phở, bánh mì, mì tốm, ngô, khoai, sắn.... Tinh bột cần cung cấp 60% năng lượng hàng ngày tương đương với 400 gram gạo. Như vậy, một ngày có thể ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 bát, buổi sáng có thể thay bằng phở, mỳ, bún, bánh mỳ.
Nhóm dầu mỡ, chiếm khoảng 25% năng lượng hàng ngày, tương đương với 80 gram dầu, mỡ. Nên dùng 50% dầu và 50% mỡ. Mỡ từ cá béo tốt hơn mỡ động vật. Mỡ gia cầm tối hơn mỡ gia súc. Dầu thực vật: thường có nhiều axit béo chưa no rất tốt cho tiêu hóa. Các chât béo không no omega3 và omega6 rất tốt cho trí não có nhiều trong: cá ba sa, cá thu, cá trích, các loại hạt bí đỏ, hướng dương...
Nhóm đạm, chiếm 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Đạm cung cấp axit-amin để tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường hoạt động trí não. Đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt. Mỗi ngày cần 200-250 gram thịt cá, đậu phụ và các loại hạt. Cần lưu ý đảm bảo 2 nguồn đạm từ động vật và thực vật.
Nhóm chất vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất chống oxi hóa, nhóm chất này không tạo ra năng lượng nhưng vô cùng cần thiết vì nó giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Thiếu hụt các loại chất này có thể làm rối loạn hoạt động của cơ thể, dẫn đến ốm yếu. Nhóm này có trong các loại rau, củ, quả. Nên ăn khoảng 400-500gam/ngày. Các khoáng chất đặc biệt cần lưu ý cho các sĩ tử là sắt và iot. Nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng mệt mỏi, học kém tập trung, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt có nhiều trong gan, rau ngót, các loại rong, tảo và các loại đậu. Hoa quả tươi như: cam, bưởi, táo, đu đủ, dưa hấu... sẽ giúp các em dễ hấp thu sắt hơn. Iot cũng là một khoáng chất không thể thiếu vì thiếu iot, não sẽ hoạt động trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu khi học. Iot có nhiều trong cá biển, các loại rong, tảo biển và hải sản.
Các thực phẩm tuyệt đối nên tránh
Thực tế có rất nhiều thói quen không tốt cho sức khỏe mà sĩ tử hay sử dụng vô tình gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm nên tránh sử dụng:
Các chất kích thích, ôn luyện mệt mỏi lại đang tuổi ăn, tuổi ngủ nên rất nhiều thí sinh phải uống trà, cà phê, nước tăng lực hoặc nhai kẹo cao su để tỉnh táo. Tuy nhiên, những đồ ăn, uống đó chỉ khiến các sĩ tử bị phân tán và tạm quên đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi trong chốc lát. Bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt hoạt động khiến cơ thể càng mệt mỏi, thiếu minh mẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Chất caffeine có trong các thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực... giúp mọi người tỉnh táo bằng cách "chống lại" đòi hỏi khi ngủ của cơ thể. Chất này còn làm tim đập nhanh, đi tiểu nhiều gây mất nước, mất ngủ, nhức đầu gây hại cho não và ngăn cản quá trình hấp thụ can xi vào cơ thể
Ăn nhiều chất bột- đường- chất béo
Các món ăn vặt thường xuyên bán ở công trường như bánh kẹo, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, bim bim... tuy mang năng lượng ngay cho cơ thể nhưng lại là năng lượng rỗng. Chúng mang đến cảm giác no bụng nhưng lại không chứa các thành phần chất khoáng, chất xơ, cơ thể dễ bị thiếu chất nếu dung nạp những đồ ăn này rồi bỏ bữa chính sẽ gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Vì vậy thay vì ăn những đồ ăn nói trên thí sinh có thể ăn những đồ ăn nhẹ tốt có trí não như: táo, trứng luộc, trứng vịt lộn, chè đậu đen, đậu đỏ, tào phớ, sữa chua, bánh giò, cháo trai...
Theo Kỳ Anh
Gia đình & xã hội
Bảo vệ răng trẻ Nghiên cứu được công bố trên một chuyên san nha khoa cho thấy dùng những loại thức uống có hàm lượng a xít cao như nước ngọt, nước trái cây, nước tăng lực... có thể làm hỏng răng trẻ chỉ trong 30 giây đầu tiên khi a xít tấn công răng. Ảnh minh họa Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Adelaide (Úc)...