Dùng nước súc miệng sai cách dễ mắc ung thư
Các chuyên gia cảnh báo, sử dụng nước súc miệng nhiều và thường xuyên có thể khiến bạn dễ bị mắc bệnh ung thư miệng.
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người không nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên. Ảnh: Corbis
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những người dùng sản phẩm nước súc miệng hơn 3 lần/ngày đối mặt nguy cơ cao hơn bị mắc ung thư miệng và vòm họng.
Tiến sĩ David Conway, giảng viên Trường Nha khoa thuộc Đại học Glasgow (Anh), tuyên bố, mọi người không nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên, thay vào đó nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Theo ông, sức khỏe răng miệng kém, một trong những lí do khiến nhiều người thường xuyên dùng nước súc miệng, cũng ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư.
Kết luận trên đã củng cố phát hiện của một nghiên cứu năm 2009, trong đó các nhà khoa học Australia cho biết có đủ bằng chứng về việc, nước súc miệng chứa cồn góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Lí do là vì, những sản phẩm này cho phép các chất gây ung thư xâm nhập vào thành miệng dễ dàng hơn.
Trong nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia đến từ Đại học Glasgow và các đồng nghiệp châu Âu đã tiến hành đánh giá 1.962 bệnh nhân ung thư và 1.993 người khỏe mạnh ở 13 trung tâm tại 9 quốc gia khác nhau. Họ nhận thấy, những người có sức khỏe răng miệng kém, kể cả các cá nhân dùng răng giả và không ngừng bị chảy máu chân răng, có nguy cơ bị ung thư miệng và vòm họng lớn hơn nhiều.
Nhóm nghiên cứu cũng khám phá thấy rằng, một số người đối mặt với nguy cơ ung thư cao, có thể đang sử dụng nước súc miệng sai cách nhằm loại bỏ mùi thuốc lá hoặc rượu bia. Họ khuyến nghị, sản phẩm nước súc miệng cần phải được dùng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Video đang HOT
Tiến sĩ Conway nhấn mạnh: “Tôi không khuyên mọi người thường xuyên dùng nước súc miệng. Các bạn cần chấm dứt ngay. Có một vài trường hợp và điều kiện cá biệt, buộc nha sĩ phải kê cho bệnh nhân dùng nước súc miệng, chẳng hạn như bệnh nhân có lưu lượng nước bọt thấp. Tuy nhiên, đối với tôi, nhìn chung, tất cả những gì chúng ta cần là chải răng thật kỹ với kem đánh răng chứa flourua, dùng chỉ nha khoa kết hợp với đi bác sĩ kiểm tra tình trạng răng thường xuyên”.
Theo VNE
Tắm gội sai cách, 'rước' bệnh vào thân
Chuyện tưởng đơn giản, nhưng teen cũng cần để ý một chút nhé!
Việc tắm gội không đơn giản chỉ giúp cơ thể sạch sẽ, tránh ngứa ngáy khó chịu mà nó còn là cách để cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, tắm sai cách làm tăng nguy cơ mắc các bệnh vô cùng nguy hại tới sức khỏe.
1. Tắm ngay sau khi ngủ dậy
Sau một giấc ngủ kéo dài, việc tắm gội khiến não bộ hưng phấn để khởi đầu một ngày mới tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, nếu vừa ngủ dậy với cái bụng rỗng mà đi tắm ngay sẽ khiến bạn cảm thấy chóng mặt, thậm chí gây hiện tượng tụt huyết áp. Cộng thêm với việc nếu bạn tắm với nước khá nóng làm giãn mạch máu sẽ khiến máu không lưu thông lên não kịp thời, đau đầu, chóng mặt là chuyện khó tránh khỏi. Vì vậy, thời gian thích hợp nhất để bạn tắm gội lúc ngủ dậy là sau khi cái bụng đã được "hối lộ" bằng bữa sáng nhẹ.
2. Tắm xong "khò khò" ngay
Nhiệt độ của nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt nhất nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 giờ. Còn trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường thì chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau lại phần trán và cổ 5 phút là được. Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.
Ảnh minh họa: HCH.
3. Ăn no căng rồi mới tắm
Bụng đói không nên tắm, bụng no căng lại càng không nên. Sau mỗi bữa ăn, phần lớn lượng máu tập trung ở dạ dày. Nếu lập tức đi tắm lúc này, động mạch sẽ giãn ra làm lưu thông máu ở da và các cơ cũng tăng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, không nên tắm sau khi vừa uống rượu bia để tránh tình trạng hạ huyết áp đột ngột khiến hoa mắt chóng mặt, cơ thể như kiệt sức, thậm chí có thể mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ. Tốt nhất nên tắm sau bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng để đảm bảo an toàn.
4. Tắm gội từ đầu xuống chân
Trình tự tắm gội chuẩn như sau: Rửa mặt, tắm toàn thân và gội đầu. Nếu là mùa đông thì có thể dùng nước ấm dội vào bàn chân trước để cơ thể thích nghi nhanh với nhiệt độ môi trường. Không nên gội đầu xong mới tắm vì khi đó khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông vì sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột, có thể gây choáng váng.
5. Lạm dụng nhiều sữa tắm
Các loại sữa tắm thường chứa chất lauryl amidopropyl betain và BHT có thể kích thích một số hóa chất ngấm vào da một cách nhanh chóng. Nếu lạm dụng sữa tắm quá nhiều và trong thời gian dài, các hóa chất này sẽ kết hợp với canxi và sắt đọng lại trong các tổ chức dưới da dẫn tới da bị khô, viêm da dị ứng... Nên chọn loại sữa tắm có thành phần đơn giản, mỗi lần tắm chỉ cần dùng một lượng nhỏ là được.
Ảnh minh họa: HCH.
6. Kì cọ quá kĩ càng
Lớp chất sừng, màng lipid kết hợp thành lớp bảo vệ cho da khỏi những tác nhân ngoài môi trường khi da bị tổn thương và tránh mất nước. Nếu kì cọ quá mạnh và kĩ càng sẽ phá hỏng lớp bảo vệ này. Do đó, khi tắm chỉ cần kì cọ nhẹ nhàng để vừa có tác dụng làm sạch các bụi bẩn dính trên da đồng thời mát-xa cho da được thông thoáng, toàn thân dễ chịu sảng khoái.
7. Tắm nước quá nóng
Tắm nước ấm, nhiệt độ vừa phải rất tốt cho cơ thể lại tránh được nguy cơ trúng gió. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ gây tổn thương cho da dẫn đến các mao mạch giãn nở gây hiện tượng da bị khô, nứt nẻ. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Tốt nhất nên tắm nước có nhiệt độ từ 24 - 29 độ.
Theo VNE
Nước súc miệng: Cách dùng đúng để không gây hại cho răng miệng Nước súc miệng cũng có tác dụng phụ, vì thế bạn cần phải dùng đúng cách để chúng phát huy hết tác dụng mà không gây hại cho sức khỏe của bạn. Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng. Tuy nhiên, chọn lựa loại nước súc miệng nào phù hợp và...