Dùng nước biển ‘cứu’ ĐBSCL thoát ngập
Trước sự đe dọa ngày càng lớn của thiên nhiên đến sự tồn vong của ĐBSCL, các chuyên gia cho rằng giải pháp duy nhất là khôi phục các tầng nước ngầm tự nhiên.
Các nhà khoa học dự báo ĐBSCL sẽ chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100
Sau loạt bài “ĐBSCL chỉ còn tồn tại 80 năm?“, “ Hạn chế sụt lún ở ĐBSCL” và “ Chuyên gia Mỹ từng cảnh báo về ngập lụt ở ĐBSCL“, Báo Thanh Niên nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia tâm huyết, hiến kế các giải pháp hạn chế sụt lún, đẩy lùi tương lai chìm trong nước biển của ĐBSCL.
Hầu hết các ý kiến đều khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng ở khu vực này là do con người khai thác quá nhiều tầng nước ngầm, kể cả các con sông cổ, gây hiện tượng sụt lún mặt đất. Để hạn chế, cần kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa việc khai thác nước ngầm và khôi phục các nguồn nước ngọt (nước mặt) tự nhiên trước đây.
Trả nước biển cho các tầng ngầm bị khai thác nhiều
GS.TS Nguyến Văn Đạt nhận định hiện tượng sụt lún mặt đất không chỉ do con người khai thác nguồn nước ngầm quá nhiều mà còn do tác động từ những cao ốc, công trình đô thị. Các tầng nước ngầm đầy nước, dù là nước mặn cũng sẽ là chỗ dựa cơ học vững chắc chống sụt lún mặt đất do sức nặng của các công trình đô thị nằm trên đó gây ra.
Do đó, ĐBSCL có thể tận dụng nguồn nước biển dồi dào để làm đầy các tầng ngầm, hồi sinh các con sông cổ đã bị khai thác quá nhiều qua 2 con đường: dẫn nước theo phương ngang và phương đứng.
Video đang HOT
Cụ thể, ở phương thẳng đứng, nước biến sẽ được chặn lại bởi hệ thống đê biển bằng bê tông than xỉ có xử lý, sau đó dẫn tự nhiên qua một mạng lưới các đường ống composit hoặc nhựa mềm (độ dài khoảng 60 – 150 m tùy độ sâu của tầng ngầm, được nối từ nhiều đoạn), chạy thẳng xuống tầng ngầm.
Theo phương ngang, lắp đặt những tấm lưới hình chữ nhật 100 x 200 mm, cách nhau 200 mm ngăn mặn, độ dài trùng độ sâu trong nước. Nước biển vào sẽ gặp lưới chặn lại, ngấm dần xuống tầng nước ngầm.
“Rõ ràng hai giải pháp thu nước biển theo phương đứng và ngang cùng chảy vào tầng ngầm là khá quan trọng, không những giảm thiểu tốc độ xâm nhập mặn mà còn giảm cả chiều sâu vào đất liền của nó. Đương nhiên độ sụt lún sẽ giảm theo” – ông Đạt đánh giá.
Sơ đồ dẫn nước biển xuống tầng ngầm theo phương đứng và phương ngang của GS.TS Nguyễn Văn Đạt
Ngọt hóa nước biển
Ngoài con đường dẫn nước biển chảy vào các tầng ngầm, GS Nguyễn Văn Đạt hiến kế còn con đường thứ 2 “cứu” ĐBSCL thoát khỏi ngập lụt, đó là ngọt hóa nước biển. Theo ông, lưu lượng khai thác nước ngầm ngày càng tăng cao là do ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, khiến người dân không đủ lượng nước ngọt cần thiết để phục vụ sinh hoạt, canh tác. Nếu có thể áp dụng các biện pháp ngọt hóa nước biển đủ cung cấp cho người dân thì sẽ chẳng còn ai khai thác nước ngầm nữa.
“Nguồn nước biển sau khi được ngọt hóa sẽ được dẫn vào hệ thống sông ngòi khắp ĐBSCL, vừa cung cấp cho người dân sinh hoạt, phục vụ canh tác, vừa có thể cung ứng thêm sản phẩm cho ngành du lịch khi có thêm các du thuyền được trang bị tiện nghi phục vụ du lịch sinh thái” – ông Đạt nói và nhấn mạnh cần xem xét nước biển ở ĐBSCL cũng như nước mưa, triều cường ở TP.HCM là tài nguyên hữu ích, có thể tận dụng để chống ngập và phục vụ cho nhiều mục đích gần xa.
Nghiên cứu của Trường ĐH Utrecht (Hà Lan) cho biết hiện nay mỗi ngày vùng ĐBSCL rút khỏi lòng đất tới 2,5 triệu lít nước. Nước mất đi làm giảm áp lực trong cấu trúc địa chất bên dưới, khiến đồng bằng lún xuống. Với tốc độ sụt lún trung bình 1 cm/năm, hiện tượng sụt lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng… sẽ khiến gần như toàn bộ ĐBSCL chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100.
Theo Thanhnien
Cà Mau: Mỗi năm mất từ 400-500ha rừng phòng hộ, do đâu?
Hằng năm tỉnh Cà Mau mất khoảng 400 - 500ha rừng phòng hộ do sạt lở. Cá biệt, trong vòng khoảng 1 năm, điểm sạt lở tại cửa biển Hố Gùi (huyện Năm Căn) bị sóng biển đánh mất đến 200m đất, ăn sâu vào đất liền.
Ngày 12.10, đoàn công tác do ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh này.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Tình hình BĐKH, nước biển dâng ảnh hưởng tới địa phương ngày càng nhanh, mạnh hơn và tác động trên diện rộng hơn. Nghiêm trọng nhất là tỉnh trạng sạt lở bờ biển, bờ sông.
Đoàn công tác của cũng đã đi khảo sát thực tế đoạn sạt lở ven biển nghiêm trọng từ cống Hương Mai đến cống Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh. Ảnh: CTV.
Cũng theo ông Hải, diễn thế rừng ngập mặn Cà Mau không còn đúng theo đúng quy luật nữa; cây rừng không thể tái sinh, lấn biển mà diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Hằng năm tỉnh Cà Mau mất khoảng 400 - 500ha rừng phòng hộ do sạt lở. Cá biệt, trong vòng khoảng 1 năm, điểm sạt lở tại cửa biển Hố Gùi (huyện Năm Căn) bị sóng biển đánh mất đến 200m đất, ăn sâu vào đất liền.
Thực tế, BĐKH đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đông đảo đời sống người dân địa phương. Để chủ động ứng phó với tỉnh hình này, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch lại dân cư, quy hoạch lại sản xuất nhưng gặp khó về nguồn lực.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, hỗ trợ từ T.Ư cho BĐKH còn nhỏ giọt, không đáp ứng được yêu cầu. Trong việc ứng phó sạt lở bờ biển, cần làm đồng bộ nhưng hiện nay chỉ tiến hành làm từng đoạn, mà làm đoạn này thì sạt điểm kia. Chính phủ đã có lộ trình cấm khai thác nước ngầm, nhưng thực tế tại Cà Mau chỉ có nước ngầm để dùng, nếu cấm thì gây ra nhiều khó khăn. Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau cần đẩy nhanh thực hiện để cung cấp nước ngọt cho địa phương.
Mỗi năm tỉnh Cà Mau mất từ 400-500ha rừng phòng hộ do sạt lở. Ảnh: TH.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị, cần có cơ chế cần thông thoáng hơn. Trong đó, có những việc cần mạnh dạn giao việc cho địa phương thực hiện, như việc cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ông Cao Đức Phát đánh giá cao công tác thực hiện thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh Cà Mau.
Ông Phát cho biết: Qua khảo sát thấy rõ tác động BĐKH ảnh hưởng rất lớn tới Cà Mau. Thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực Cà Mau đã đã thực hiện nhiều giải pháp chủ động ứng phó. Địa phương đã dùng nhiều nguồn lực để đảm bảo việc chống xói lở bờ biển, đe dọa khu dân cư, đảm bảo người dân yên tâm sản xuất. Công tác tăng cường quản lý tài nguyên, công tác bảo vệ môi trường địa phương này cũng đã thực hiện tốt.
"Thời gian tới những vấn đề về môi trường như vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí cần được quan tâm hơn. Không chỉ Trung ương mà địa phương cần hành động quyết liệt hơn nữa để khônbiến đôg rơi vào tình thế khó trước diễn biến BĐKH. Để ứng phó BĐKH, đầu tiên vẫn phải là người dân. Phải làm cho mỗi người dân hiểu rõ và thực hiện việc ứng phó ngay tại nhà mình, trên phần đất gia đình mình" - ông Phát lưu ý.
Về những kiến nghị của địa phương, ông Phát cho biết, sẽ báo cáo Bộ Chính trị chỉ đạo các Bộ ngành T.Ư tháo gỡ cho địa phương.
Theo Danviet
Hằng năm tỉnh Cà Mau mất khoảng 400 - 500ha rừng phòng hộ do sạt lở Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tình hình Biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng tới địa phương ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn và tác động trên diện rộng hơn. Bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở Ngày 12-10, Đoàn công tác Trung ương do ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban...