Đừng nộp lương cho vợ nữa!
Trong khi xung quanh bạn bè tôi ai cũng thu giữ thẻ ATM của chồng hoặc bắt chồng nộp hết lương, tôi bị bạn trêu là “khùng” vì không nỡ xài tiền của chồng.
Chồng tôi là nhân viên y tế, lương chính khoảng 15 triệu đồng/tháng (không kể các khoản khác). Lúc mới cưới, lãnh lương, anh đem về cho vợ, chỉ giữ lại tiền đổ xăng và ăn sáng. Như bao người vợ khác, tôi rất vui khi được chồng “dâng nộp” lương và thấy mình “quyền lực” trong gia đình.
Ảnh mang tính minh họa – SHUTTERSTOCK
Chồng tôi rất yêu chiều vợ con. Con thích đi chơi công viên, xem phim, anh luôn tranh thủ thời gian giữa các ca trực để dẫn con đi.
Tôi thích được tặng hoa và thích trong nhà có hoa tươi thì cách vài ngày anh lại mang về lúc cẩm chướng, khi thì thạch thảo – những loài hoa tôi thích. Hầu như anh chưa từ chối bất cứ yêu cầu nào của vợ con. Tôi vô tư nhận và xài tiền của chồng cho đến khi chị chủ quán cà phê ở đầu hẻm nói: “Em không cho chồng xài tiền hay sao mà chồng em ra quán chị coi đánh cờ tướng, không bao giờ anh ấy gọi nước uống, toàn đem ly cà phê hòa tan theo, tiết kiệm dữ thần vậy?”.
Tôi chưng hửng. Bấy lâu tôi nghĩ anh ra đó vừa uống cà phê vừa xem các cụ đánh cờ. Tôi hỏi chồng, anh thản nhiên đáp: “Uống ly cà phê 25.000 đồng, trong khi gói cà phê hòa tan có vài ngàn”. Hóa ra, không phải chồng ghiền cà phê hòa tan như anh nói với tôi, mà anh tiết kiệm. Tôi ngẫm lại chuyện cũ, nhớ những lần anh đi ăn sáng với vợ con, anh luôn bảo “2 mẹ con ăn đi, ba ăn sáng rồi”.
Tôi nghĩ sau ca trực đêm chồng đói bụng sớm, nên trên đường đi làm về đã ghé đâu đó ăn sáng. Nhưng từ chuyện ly cà phê hòa tan, tôi truy ra mới biết chồng nhịn vì “ăn tô phở 50.000 đồng, trong khi gói phở, mì ăn liền chưa đến 10.000 đồng”. Và tôi cũng truy ra được, anh không chịu tổ chức sinh nhật ở nhà hàng, mà chỉ tổ chức tại nhà, không phải chỉ vì thích sự ấm cúng, mà anh sợ tốn tiền. Hay những lần anh vắng mặt trong những chuyến đi du lịch cùng vợ con, không phải vì không thể đổi được lịch trực, mà anh “ở nhà cho đỡ tốn tiền”…
Thực ra, trước đây tôi cũng biết chồng có tính tiết kiệm, nhưng tôi chỉ nghĩ anh tiết kiệm là so với một người tiêu xài rộng tay như tôi, chứ không thể tưởng chồng siêu tiết kiệm đến vậy; bởi anh vẫn vui vẻ mua cho tôi chiếc túi xách vài triệu đồng, chiếc đồng hồ chục triệu đồng. Họ hàng thường tụ tập ở nhà tôi vào cuối tuần, anh vui vẻ đi chợ, nấu ăn mà chưa hề than vãn, càu nhàu tốn kém.
Giờ đối diện với sự thật chồng tiết kiệm đến cực đoan, bỗng dưng trong tôi tràn ngập day dứt. 1 lần gội đầu ở tiệm của tôi bằng 3 tô phở của chồng. 1 lần mát xa của tôi có thể mua cho anh vài chục ly cà phê…
Video đang HOT
Trong khi tôi vẫn đi thư giãn, làm đẹp hằng tuần thì chồng không dám tiêu pha, nhịn ăn uống. Tôi bỗng đâm uất ức (vì anh vô tình biến tôi thành người vợ vô tâm), hỏi “tội” chồng.
Anh cười hiền: “Vợ chồng mà ai cũng xài thoải mái thì không ổn. Tính em rộng rãi quen rồi và em kiếm được nhiều tiền nên tiêu nhiều. Mà thực ra, tại anh không có nhu cầu gì nên không tiêu chứ không phải tiết kiệm quá đáng đâu”.
Ảnh mang tính minh họa – Pressfoto
Từ ngày đó, tôi rất cân nhắc khi tiêu tiền của chồng và lặng lẽ quan sát sự tiết kiệm tối đa với bản thân và rộng tay với vợ con của chồng. Tôi thực sự không nỡ xài tiền của anh.
Tôi nói với chồng giờ công việc tôi quá nhiều, nên anh lo chuyện đóng học phí cho con và tiền điện nước, khỏi chuyển hết lương cho tôi. Từ đó, tôi không bao giờ bận tâm trong thẻ anh có bao nhiêu tiền mà chỉ để ý xem chồng đi coi đánh cờ tướng đã dám uống ly cà phê chưa, dẫn con đi ăn đã dám ăn tô phở chưa…
Bạn bè vẫn gọi tôi là đứa lập dị và vẫn nhắc chừng tôi “có ngày hối không kịp vì chồng đem tiền nuôi người khác”. Tôi không biết mai này ra sao, nhưng hiện tại, với một người bạn đời tiết kiệm như chồng tôi thì để anh tự quản lý thu nhập sẽ hợp lý hơn kẻ tiêu pha không kế hoạch như tôi.
Và thay vì sống với sự hoài nghi, phòng thủ nhau như bạn tôi nhắc nhở, tôi chọn cách tin chồng: từ tình cảm đến kinh tế. Vì vậy, dù không quá dư dả, tôi vẫn luôn cảm thấy thoải mái. 5 năm qua, vợ chồng tôi ngày càng hạnh phúc hơn.
Đưa vợ giữ gần hết lương nhưng không năm nào thiếu quà dịp lễ
Không cần giấu quỹ đen vẫn có tiền để mua quà tặng vợ. Học cách quản lý tiền bạc trong gia đình để giảm bớt những mâu thuẫn không đáng có.
"Mình và vợ đã kết hôn được hơn 5 năm, nhưng chưa bao giờ phải cãi nhau trong chuyện tiền bạc. Vợ thì khá công tâm, bất kỳ khoản tiền nào cũng sẽ biết nội ngoại bằng nhau. Nhưng mình thì lúc nào cũng thêm 1 khoản nữa để biếu bên ngoại. Vì nhà nội có điều kiện hơn 1 chút. Quà mừng những ngày lễ cho vợ cũng không thiếu lần nào. Chủ yếu, là vì không muốn vợ thua thiệt bất cứ ai. Cũng chẳng bao giờ cần giấu quỹ đen cả, vì tụi mình có cách phân chia tài chính trong gia đình hợp lý. Vừa đủ để chi tiêu chung, vừa có khoản riêng để phục vụ nhu cầu cá nhân." Chia sẻ từ Bảo Nguyễn (28 tuổi, Hà Nội) trong chuyện quản lý tiền bạc của gia đình.
Còn với Hoàng Dũng (25 tuổi, Hải Dương), anh bạn không cho rằng khoản tiền nào không "nộp" cho vợ thì gọi là quỹ đen: "Mình thấy rằng khoản tiền của mình làm ra, dùng để tiêu xài cho những việc tốt, đáng trân trọng thì không nên coi là quỹ đen. Nếu 1 trong 2 có lý do gì khó nói, không muốn chia sẻ cùng nửa kia mà âm thầm giải quyết, thì việc chuẩn bị tài chính thế nào cho khéo cũng rất quan trọng. Như cá nhân mình, tiền lương hàng tháng vẫn chia đôi để đưa vợ, quà cáp cho những ngày lễ đều tự chuẩn bị."
Không giấu quỹ đen để tránh mâu thuẫn gia đình
Thẳng thắn là tiền đề xây dựng nên sự tin tưởng của đối phương. 5 năm bắt đầu hôn nhân, cũng là 5 năm vợ chồng Bảo Nguyễn luôn lựa chọn chia sẻ mọi chuyện về tiền bạc, tình cảm. Bảo cho biết:
"Mình chứng kiến bạn bè có những người không tâm lý trong chuyện tiêu tiền cho vợ thế nào. Vì vậy, dẫn đến những cuộc cãi vã không nên có. Thật sự, mỗi lần nghe về điều đó, mình đều phải tự nhắc nhở bản thân không được để vợ hay nhà ngoại thiệt thòi.
Ảnh minh họa Pinterest
Trong gia đình mình, vợ là người giữ hầu như là mọi khoản chi tiêu chung. Từ tiền ăn uống, sinh hoạt phí gia đình, đến các khoản tài sản mà cả 2 cùng đứng tên,... Còn mình là người sẽ đem tiền về nhà, góp hết và quy về 1 mối để vợ giữ. Tuy nhiên, tụi mình cũng thống nhất với nhau là giữ lại ít nhất 10% tổng thu nhập để cả 2 có khoản xoay xở cho sở thích cá nhân. Chính vì thế, những ngày lễ lúc nào vợ cũng có quà. Đó là số tiền mình giữ lại để dự phòng rủi ro là chính, chứ không phải quỹ đen mà mọi người hay bàn tán."
Với Hoàng Dũng thì không có khái niệm quỹ đen. "Dù không đưa hết lương cho vợ. Khoản tiền được để riêng ra luôn được dùng vào những trường hợp khẩn cấp, dự phòng rủi ro. Trước khi cưới, tụi mình đều đồng ý rằng chỉ trích 1 phần lương để góp vào quỹ gia đình. Số còn lại tiêu thế nào thì sẽ không ai quản. Trừ trường hợp đó là số tiền lớn. Vì sẽ có nhiều lần bạn không thể giãi bày chuyện tiền nong với chính vợ mình.
Mình luôn chia khoản tiền riêng này làm 2 phần: 1 để chi trả cho quà cáp ngày lễ, ăn sinh nhật vợ con, hay mua những món đồ dùng cho gia đình. 1 phần còn lại, dùng để tiêu cho những sở thích cá nhân, như giày dép, quần áo hoặc máy chơi game,... Thật ra, mình nghĩ ai cũng sẽ có những lần tiêu tiền khó nói, chẳng thể lúc nào cũng ngửa tay xin tiền vợ. Ví dụ như lỡ đam mê món đồ công nghệ, hay bạn bè nhậu nhẹt, cafe,... Bớt đi 1 khoản, sẽ bớt đi những suy nghĩ về sự phung phí cá nhân. Từ đó tránh được những tranh cãi về chuyện tiền nong đau đầu.
Quản lý tài chính gia đình làm sao để ai cũng có tiền tiêu?
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", ai cũng sẽ có 1 cách quản lý tiền bạc riêng phù hợp với mình.
Có những gia đình nguồn thu chỉ tập trung duy nhất vào 1 người, nên hầu như sẽ chọn cách quy về 1 mối để quản lý. Nhưng hầu như trong thời hiện đại, ai cũng sẽ có nguồn thu nhập cá nhân riêng. Từ đó, cách phân chia quỹ chung, quỹ riêng trở nên phổ biến. Đây cũng là phương pháp mà gia đình của Bảo Nguyễn và Hoàng Dũng sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ các con số là khác nhau.
Tính toán tỷ lệ quỹ chung, quỹ riêng hợp lý. (Ảnh minh họa Pinterest)
Ví dụ, trong gia đình Bảo Nguyễn, 2 vợ chồng anh chọn góp đến 90% thu nhập cá nhân vào quỹ chung, và chỉ giữ lại 10% để tiêu xài riêng. Với Bảo, vì vợ anh là người quản lý hầu hết mọi chi tiêu trong nhà, nên sự phân bổ tỷ lệ này là khá hợp lý.
Còn Hoàng Dũng, tỷ lệ quỹ chung: quỹ riêng là 50:50. Vì chưa có con nên nhu cầu cá nhân của mỗi người là cao hơn.
Để lựa chọn được con số hợp lý nhất cho gia đình bạn, hãy lên danh sách các khoản tiền cần chi tiêu chung trong 1 vài tháng. Sau đó, lọc ra những chi tiêu cố định và linh hoạt. Từ danh sách và lịch sử chi tiêu của cả gia đình, ước lượng ra 1 con số cần cho quỹ chung mỗi tháng. Không cần quá chính xác vì có thể điều chỉnh tùy ý. Về tỷ lệ đóng góp, không nhất định con số mà 2 bên đưa ra phải bằng nhau.
Nếu như ai có thu nhập cao hơn, có thể nhận trách nhiệm góp nhiều hơn để người kia bớt đi gánh nặng về tài chính. Miễn sao cả hai đều thoải mái và cảm thấy không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Một khi tìm được tỷ lệ thích hợp, hãy cam kết đóng góp đầy đủ vào quỹ. Trừ khi tài chính của 1 trong 2 thay đổi thì tìm cách điều chỉnh lại.
Nếu chiếu theo phương pháp này, trừ đi khoản quỹ chung cần đóng góp thì phần còn lại của thu nhập sẽ được sử dụng tùy ý theo nhu cầu riêng. Nhưng không cần quá cứng nhắc trong việc quỹ chung và quỹ riêng. Đôi khi, quỹ riêng được lập ra nhưng vẫn được sử dụng vào mục đích chi tiêu của cả gia đình. Như Bảo và Dũng đều sử dụng để mua quà tặng vợ, biếu thêm nhà ngoại, chi trả tiền để mua 1 chuyến du lịch cho cả nhà,...
Dũng chia sẻ thêm: "Nhớ những ngày trước khi cưới, mình và vợ đều từng chia sẻ tài chính với nhau. Ví dụ như nếu trong 1 chuyến du lịch, mình trả tiền vé máy bay, thì vợ mình sẽ trả tiền khách sạn." Điều quan trọng là đừng để chuyện tài chính trở thành gánh nặng kìm kẹp hạnh phúc gia đình, mà hãy sử dụng linh hoạt khi cần thiết!
Có những thứ biến mất một cách bí ẩn Có những thứ biến mất một cách bí ẩn như cục gôm, bút chì, remote... Và một thứ thường "biến mất" vào mỗi đầu tháng...