Đừng nói với ai anh là cảnh sát nhé!
Chuyện tình của tôi cứ như thế cùng thói quen gọi người yêu là “anh cảnh sát” của em.
Một đêm Tháng Tư mưa rả rích, tôi lại chuẩn bị dụng cụ chiến đấu để lên đường, bám sát và truy bắt các đối tượng đua xe trái phép trong thành phố. Những ngả đường vắng ngắt trong thành phố dường như đã gối tay lên ánh đèn đường mà ngủ hết rồi… Nhận biết được điểm tập kết của nhóm đối tượng, chúng tôi tập kích và trà trộn bám sau. Đêm mưa phùn, ảo não và thê lương dường như bị xới tung bởi những đường cua đầy mạo hiểm của nhóm thanh niên đang ở vào cơn phấn kích. Chúng hú hét, gào thét xé toang sự yên ả bình lặng giữa đêm, làm mấy chị lao công, mấy hàng bánh khúc giật mình táp sát vào lề đường… Nhiệm vụ của chúng tôi là phải bắt gọn nhóm ấy, vì đã theo dõi và phục kích nhiều ngày.
Phát hiện ra bị theo dõi, chúng tập tức đổi hướng đi. Rẽ ngoặt bất ngờ và dường như chúng có phần hoảng sợ. Đánh lạc hướng chúng gần tới nơi đồng đội đã vây phục, chợt một tiếng hét thất thanh vang lên:
- Á….
Bẻ lái, ra tín hiệu cho đồng đội, tôi xuống xe xem xét tình hình tại nơi phát ra tiếng động ấy. Một cô gái ngồi xuýt xoa nhìn xuống đôi chân mình, bên cạnh là chiếc xe máy đổ kềnh. Cô gái dường như hoảng sợ hơn bởi sự xuất hiện của tôi trong bộ cảnh phục CSCĐ. Cô co rúm lại, lập cập và bối rối. Tôi lại gần, im lặng dựng chiếc xe lên, rồi đưa tay có ý đỡ cô dậy. Nhưng cô gái nhanh chóng rụt tay lại. Tôi lên tiếng, phá vỡ màn kịch câm lố bịch:
- Để tôi đỡ cô dậy, được chứ?
Cô gái ngẩng mặt, hướng đôi mắt ngấn nước còn sợ sệt về phía tôi rồi cũng đồng ý để tôi đỡ dậy. Nhưng cô lại Á lên một tiếng nữa. Hình như chân cô bị bong gân nên khá đau. Đỡ cô gái vào lề đường.
- Tôi xem vết thương cho cô nhé, nó có vẻ nghiêm trọng.
- Không phải anh đến bắt tôi ư?
- Bắt cô? - Tôi khá ngạc nhiên với câu hỏi ấy.
Cô gái lại cúi mặt. Rồi như hiểu ra vấn đề, tôi cười. Cô gái này không mang theo mũ bảo hiểm, và rất có thể không có giấy tờ xe, nên sợ tôi kiểm tra rồi.
Có điện thoại của đồng đội báo đã tóm được nhóm đối tượng rồi. Ca đêm nay nghỉ. 8h sáng mai có mặt để họp. Tôi cởi bỏ áo cảnh phục ngay tại đó, rồi mạnh dạn xem vết thương cho cô gái trước ánh mắt ngỡ ngàng của cô ta. Xoay xoay cổ chân, hỏi cô gái có đau không? Cô ta gật đầu bảo: – Cũng một chút rồi mím chặt môi.
Đêm đã khuya quá rồi. Tôi còn phải trở lại chốt để trả dụng cụ chiến đấu.
- Nhà cô ở đâu? Tôi sẽ đưa cô về. Cô phạm lỗi nên tôi tạm thời thu xe về chốt. Sáng mai có có mặt để nhận biên bản và nộp phạt.
- Ấy anh ơi. Anh tha cho em. Anh đừng thu xe. Xe em đi mượn, anh thu rồi em biết ăn nói với người ta thế nào?
Cô ta nói 1 lèo rồi òa khóc. Cảnh này tôi gặp nhiều rồi, nhưng không hiểu sao có cảm giác gì đó nhói ở trong lòng. Hình như là thương hại cô ta.
- Không nói nhiều đâu. Cô muốn về nhà hay về đồn chờ đến sáng hả? Nhà gần đây không? Tôi chở về, không nữa là cô đi bộ. Con gái đêm hôm ra đường nguy hiểm, hôm nay bị bọn đua xe nó hù cho sợ mất hết hồn vía, hôm sau có trộm cướp nữa thì cô định tính sao?
- Thì em gọi cho các anh! – Cô nhanh nhảu đáp.
- Ơ cô này! – Tôi giật mình, lòng hấp háy vui.
- Hì, nhiệm vụ của các anh là làm những việc ấy mà.
- Vâng! Nhưng cứ thiệt hại đến chính cô thì chúng tôi cũng không đền được. Tự bảo vệ mình trước đi. Thôi, khỏi nói nhiều, có định về không?
- Nhà em cách đây chưa tới 1km. Anh cho em về nhờ, rồi mai em xin phép có mặt ạ!
Video đang HOT
Gió đêm khá lạnh, cô gái thu vai lại, gương mặt rầu rĩ, tôi chìa chiếc áo cảnh phục của mình về phía cô ta, lộn mặt trái ra rồi khoác hờ lên người cô. May mà xe không có vấn đề gì, chỉ bị dập một chút ở yếm. Trên đoạn đường về, chúng tôi cứ im lặng như thế, chẳng nói thêm điều gì. Tôi chợt nghĩ, cuộc sống này kể cũng bất công thật, người thì nai lưng ra làm bất kể ngày đêm, kẻ thì phá phách đảo lộn mọi thứ. Cô gái ngồi phía sau, là ai trong số 2 đối tượng này thì đêm nay cũng không may mắn với cô ấy…
Thắng lợi lần này của chúng tôi được thủ trưởng tuyên dương và rất hài lòng. Suốt 1 tháng qua, chưa có hôm nào không khí buổi họp lại dễ thở như buổi sáng hôm ấy. Bước ra khỏi phòng họp. Tôi nhận được điện thoại của anh cùng cơ quan.
- Đồng chí Vinh, đề nghị đồng chí về ngay phòng tôi có việc gấp.
Lát sau:
Chuyện tình của tôi cứ như thế cùng thói quen gọi người yêu là “anh cảnh sát” của em (Ảnh minh họa)
- Anh. Em có mặt!
- Đồng chí làm gì mà để người ta bị thu xe, nộp phạt mà vẫn nhắn lại cảm ơn thế hả?
Tôi kể lại qua loa chuyện tối hôm trước cho anh nghe. Anh chỉ nhìn, thỉnh thoảng cười cười lắc đầu…
Trưa hôm đó, tôi trở ra từ phòng của anh cán bộ trực tiếp giải quyết trường hợp của cô gái đêm qua. Xem biên bản phạt. Tôi cười với lời trách khéo của ông anh:
- Đi làm nhiệm vụ mà còn cho con gái nhà người ta mượn đồ ngành, hào hiệp vừa chứ không chúng nó lừa cho thì khổ!
Những ngày sau đó, tôi cứ nghĩ mãi về cô gái có tên Phạm Minh An kia. Tôi hoàn toàn có thể và có khả năng tìm gặp lại cô ta, nhưng tôi không làm vậy. Nếu có duyên, ắt sẽ gặp lại…
3 tháng sau…
Trở về từ ca trực mệt mỏi. Tôi táp xe vào một quán cafe có cái tên khá kỳ quặc “Cafe khuya”… Gọi một nâu đá và một bao thuốc, rồi lúi húi tìm trong đám tạp chí ở giá bên cạnh. Ngẩng lên, tôi gặp gương mặt cùng một nụ cười rất quen. Khi cô nhân viên đi khỏi, tôi cứ nghĩ mãi. Rõ ràng là tôi gặp ở đâu đấy rồi. Quen, cực kì quen. Cô nhân viên kia cũng nhìn tôi đầy ẩn ý.
Tôi ngồi đó rất lâu, nhìn những cột đèn vàng đổ dài giữa con đường thưa thớt dần chạy thẳng vào bóng đêm. Và cũng là để âm thầm quan sát cô nhân viên quen mắt kia. Tôi đã sớm nhận ra cô gái này nhờ chữ ký dưới tờ phiếu thanh toán. Một chữ AN đơn giản, nhưng đã đủ để tôi chắc chắc mình có duyên thật sự với người con gái kia…
Quán đóng cửa khá muộn. Tôi ngầm hiểu ra lý do hôm đó cô gái kia ra đường muộn như vậy. Lọt vào tầm mắt của tôi là cả chiếc xe máy dập yếm hôm trước đã được thay mới. Tôi gọi thanh toán, hình như là cố tình nên An không ra nhận tiền. Tôi cười nửa miệng với cô nhân viên trẻ tuổi mới:
- Hình như cô không phải người mang đồ uống cho tôi.
- À! An đang có việc ở bên trong ạ. Nếu không đồng ý, anh có thể quay lại quầy chính để thanh toán.
Gật đầu cảm ơn cô gái, tôi lại quầy. Lần này thì em ra đối diện với tôi thật. Em không dám nhìn thẳng vào mắt tôi, nhưng tôi hiểu em nhận ra tôi rồi.
- Của tôi hết bao nhiêu tiền, cô gái!
- Dạ. Của anh một Marl trắng 30 nghìn ạ!
- Thế còn nâu đá…?
- Dạ, em xin phép trả tiền nâu đá để cảm ơn anh cảnh sát chuyện 3 tháng trước!
- Suỵt! Đừng có nói với ai anh là cảnh sát chứ!
- Vâng, thưa anh cảnh sát.
- Đấy. Bảo không gọi thế mà…
Rồi chúng tôi cười với nhau…
Đêm đó, tôi trồng cây si trước cửa quán… Thấy dáng quen bước ra, tôi bám theo, đi sát phía sau rồi lên đi cạnh.
- Hôm nay tiến bộ, có đội mũ bảo hiểm. Nhưng có mang đủ giấy tờ xe không cô gái? Hay lại mượn xe?
- Em có mang theo giấy tờ mà. Em xin lỗi, hôm trước tưởng được anh tha nên nói dối anh là xe đi mượn…Hì, ngại quá!
…
Câu chuyện cứ chuyển hướng vòng quanh, thoáng cái đã tới nhà trọ của cô gái. Tôi nửa tiếc nuối, nửa thất vọng vì có thể, lần này lại mất dấu cô gái này một lần nữa. Nhưng, bất ngờ:
- Anh có thể cho em biết tên không ạ? Em sợ mình lại gọi anh là anh cảnh sát. Hôm trước em có nhắn chú viết biên bản phạt em cảm ơn anh giùm, không biết chú có chuyển lời giúp không ạ.
- À, có. Anh là Vinh. Đào Duy Vinh.
- Anh Vinh có thể cho em xin số điện thoại không ạ? Em muốn cảm ơn anh.
- Chẳng phải ly nâu đá lúc nãy đã cảm ơn rồi còn gì? – Nói vậy chứ tôi muốn lấy điện thoại lưu ngay số điện thoại của em vào…
- Dạ. Để cảm ơn vì buổi đưa về hôm nay ạ. – An cười e thẹn!
Tôi bật cười, đọc số điện thoại cho em. Chỉ khi đã có chắc chắn số điện thoại của em rồi tôi mới rời khỏi…
***
Chuyện tình của tôi cứ như thế cùng thói quen gọi người yêu là “anh cảnh sát” của em và lời nhắc yêu của tôi:
- Suỵt! Em lại gọi anh là cảnh sát rồi…
…
Ps: Tình yêu, đôi khi là như vậy!
Theo 24h
Vợ anh hàng xóm là... "phở"
Tôi đang nhìn vợ của anh hàng xóm là "phở", món phở mà mình không thể đụng tới.
Nàng năm nay chỉ hai lăm cái xuân xanh, còn chồng nàng những 50 tuổi. Vì lấy vợ trẻ, chồng nàng chiều chuộng hết mực. Nàng cần cái gì, đi đâu chơi, ỏng eo một chút là được liền. Đời sống vật chất no đủ với người chồng già phần nào bù đắp hạnh phúc cho nàng, giúp nàng quên đi mối tình đầu đã trả lại cho anh công nhân nghèo ở quê.
Nhưng nàng chỉ được làm bà hoàng trong 3 năm đầu tiên. Kể từ khi sanh cô con gái đầu lòng, nàng đã không còn được yêu thương, chiều chuộng như trước. Đến khi cô con gái thứ hai ra đời, nàng bị đối xử tệ bạc gấp mươi lần.
Thì ra, không chỉ ham vợ trẻ, anh chồng còn muốn có con trai để nối dõi tông đường. Gia đình anh có những 11 người con nhưng hết 10 là nữ. Hai đời vợ trước vì sanh con gái nên anh bỏ tất. Đến khi lập gia đình với nàng, anh lại nhận thêm toàn... "vịt trời". Má anh trước khi nhắm mắt từng nhắn nhũ: " Ráng kiếm thằng con trai nghe con".
Thất vọng vì không có con trai, càng ngày chồng nàng càng đâm ra cáu gắt, nói năng nặng lời. Cách đây 3 tháng, chỉ vì bảo chồng thu xếp công việc để đưa vợ con về ngoại chơi, nàng nhận ngay một tràng mắng nhiếc: " Về làm gì ở cái xứ ấy. Muốn về thì về một mình, về luôn đi. Đồ ăn hại". Vài hôm sau, lỡ tay làm vỡ bình trà gốm sứ Minh Long mà chồng được một người bạn thân tặng, nàng bị chửi bằng những lời khó nghe, tục tĩu: "Má nó! Tao chịu hết nổi rồi nghen! Muốn sống thì sống cho ra trò, vớ vẩn thì thôi mẹ nó đi"...
Mang tiếng lấy chồng giàu nhưng vì là thân tầm gửi, nàng chỉ có mỗi việc cơm nước, phụng sự chồng và im lặng. Từ tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, nay muốn mua viên thuốc cho con, muốn ra đầu đường ăn tô hủ tíu nàng cũng phải ngửa tay xin chồng. Nhớ cha mẹ ở quê, nàng cũng không về được, mà cũng chẳng có tiền gửi về phụ giúp.
Trong những góc khuất riêng, tôi ước giá như nàng là vợ mình (Ảnh minh họa)
Có lần, mẹ nàng lên chơi, mang theo cặp gà mái tơ làm quà. Bà cột hai con gà vào cái trụ gỗ cạnh cây ngọc lan trước sân nhà. Chiều chồng nàng đi làm về, vừa dựng xe thì đạp ngay bãi phân. Thoáng thấy mẹ vợ bước ra, nhìn sang hai con gà mái, sẵn máu điên nổi lên, anh chồng đổ giận vào người mẹ bằng tuổi mình: " Ở đây đã toàn gà mái rồi, bà còn đem lên làm gì cho mệt xác". Nói xong anh chồng đi tuốt vào nhà, quẳng cái cặp táp lên bộ sofa rồi bỏ lên lầu.
Vì là nhà ở đối diện cách vài bước chân lại làm nghề ở nhà nên những chuyện to nhỏ giữa nàng và chồng tôi đều nghe thấy hết.
Từ chỗ cảm thương nàng lạc bước gửi thân, rồi nhìn sang vợ mình, lâu ngày tôi sanh tính, tơ tưởng đến nàng. Những khi nhìn thấy nàng buồn bã ra ngồi dưới chiếc ghế treo dưới cây ngọc lan, tôi như muốn phá toang cửa chạy sang để ôm nàng vào lòng, an ủi.
Chuyện đời không bao gì như người ta muốn, được cái này thì mất cái kia. Tréo ngoe ở chỗ, trong khi nàng nhún nhường với chồng bao nhiêu thì chính vợ tôi lại hay gắt gỏng với chồng bấy nhiêu. Mười phần hiền lành, nết na, nhìn nhượng chồng con tôi muốn có ở vợ mình lại nằm hết ở vợ của anh hàng xóm. Tôi không thể nói xấu vợ nhưng quả thực vì chuyện cơm áo gạo tiền tôi luôn bị vợ coi thường như chính chồng nàng coi thường nàng. Bởi vậy, trong những góc khuất riêng, tôi ước giá như nàng là vợ mình.
Người ta nói vợ của mình là "cơm", còn trong mắt anh hàng xóm vợ mình là "phở". Tôi đang nhìn vợ của anh hàng xóm là "phở", món phở mà mình không thể đụng tới, chỉ để tơ tưởng, chỉ để ước muốn có sự thay đổi, cân bằng trong đời sống hôn nhân của mình.
Theo 24h
Gái ngoan thật khó lấy chồng Hãy sống thật tốt để người ta sẽ cảm thấy ân hận khi không trân trọng mình. Tôi sinh năm 1986, nếu tính tuổi lấy chồng như các cụ thì đã là 29 rồi đấy - cái tuổi không còn trẻ nếu không muốn nói là đã già. Tôi vẫn được mọi người đánh giá là xinh xắn, ngoan ngoãn, học hành tử...