Dựng nhà mới trong lòng nhà cũ, 2 tiếng đã có công trình đẹp không ngờ
Các tấm ghép được lắp đặt trong thời gian ngắn, chi phí phù hợp đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà vẫn bảo tồn được những ngôi nhà cổ.
Giữa bối cảnh đô thị hóa nhanh, việc bảo tồn các ngôi nhà cổ không phải là dễ dàng. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ lâu đứng trước nguy cơ bị xuống cấp, đổ nát theo thời gian, điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các hộ dân ở bên trong.
Tuy nhiên, việc cải tạo, sửa chữa cũng gặp khó khăn, vì đây là các công trình cổ cần được bảo tồn. Nếu như muốn thay đổi các hạng mục cần ý kiến từ cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý.
Cách đây 5 năm, kiến trúc sư Zang Feng và nhóm của anh đã thiết kế ngôi nhà lắp ghép cho một số hộ dân ở khu vực đường vành đai 2 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trước đây, các hộ này sống trong các căn nhà cổ kính, không thể đập bỏ và xây mới ngay nên nhóm phải áp dụng cách xây dựng trong nhà để cải thiện nơi ở.
Cách này có nghĩa là kiến trúc cơ bản bên ngoài của ngôi nhà vẫn được giữ gìn, việc lắp ghép diễn ra bên trong.
Các tấm cách nhiệt được làm ra có thể chống thấm, cách nhiệt, cách âm và kín gió, dễ dàng thi công và vận chuyển. Các tấm này được thiết kế vừa vặn ở nhà máy, sau đó được chuyển đến để lắp ráp mà không cần phải chỉnh sửa.
Thời gian làm các tấm để ghép vào nhà mất 2 tháng, nhưng thời gian ghép chỉ mất 2 tiếng cho diện tích 10m2. Chi phí 4000-6000 nhân dân tệ/m2. Các tấm ghép có chất lượng tốt, tiện dụng và giúp giảm tiêu thụ điện so với các nhà xây bằng xi măng.
Kiểu kiến trúc xen kẽ giữa cũ và mới không chỉ giúp bảo tồn được căn nhà mà vẫn giúp các cư dân vẫn có thể tận hưởng cuộc sống trong lòng những khu phố cổ.
Video đang HOT
Đây là nhà của một người sống độc thân với không gian gồm nơi làm việc 40m2 và không gian sinh hoạt 20m2.
Nhiều phần cánh cửa và khung ngôi nhà cũ vẫn được giữ lại.
Với mức giá phù hợp túi tiền, và thời gian thi công nhanh chóng giúp cải thiện chất lượng sống của các ngôi nhà cổ.
Shangwei ở Thâm Quyến (Trung Quốc) cũng là ngôi làng cổ với lịch sử hơn 400 năm. Trước đây, có những ngôi nhà trong làng bị bỏ hoang, thậm chí đổ nát. Nhiều người dân phá bỏ nhà, xây mới theo phong cách hiện đại. Tuy nhiên, điều này đã khiến cho những công trình hàng trăm năm bị biến mất.
Kiến trúc sư Zang Feng và nhóm của anh đã đến ngôi làng và xây lại 2 ngôi nhà với phương pháp “nhà trong nhà”. Hai ngôi nhà có tình trạng đổ nát khác nhau, cho nên nhóm đã thiết kế các tấm ghép làm sao phù hợp với không gian.
Với căn nhà số 1, nhóm đã thiết kế có tầng 1 là bếp và phòng khách, tầng 2 có gác xép để ngủ và cửa sổ. Sau gần 2 giờ, ngôi nhà mới được dựng lên trong lòng nhà cũ, chi phí là 80.000 nhân dân tệ.
Căn nhà số 2 bị đổ nát nghiêm trọng. Diện tích xây dựng là 15m2 với chi phí 130.000 nhân dân tệ. Nhóm thiết kế đã bố trí các cửa kính cao ở phòng bếp và phòng ngủ để có thể nhìn ra ngoài và hút ánh sáng.
Một căn nhà khác ở Quảng Châu, Trung Quốc cũng được nhóm thực hiện. Diện tích ngôi nhà hơn 30m2, chi phí khoảng 150.000 nhân dân tệ, chỉ mất 2 giờ để xây dựng phần kết cấu chính của ngôi nhà.
Căn nhà mới ngập ánh sáng, có thể di chuyển bàn ra ngoài trời tận hưởng không khí trong lành.
Quán cà phê 3 tầng có thể tháo rời ở Huế nổi bật trên báo Mỹ
Công trình quán cà phê ở Huế rộng 120 m2, trong suốt, gần gũi thiên nhiên và có thể tháo dời trong tương lai.
Quán cà phê tọa lạc tại TP Huế, trên diện tích 120 m2 với 2 mặt tiền giáp là đường và hồ nước lớn. Vị trí của khu đất nằm trong khu dân cư có đặc điểm văn hóa lịch sử đặc biệt - khu dân cư cạnh Đại Nội - Cố đô Huế. Archdaily, trang chuyên về kiến trúc của Mỹ, đã đăng tải công trình này.
Không gian thông thoáng bên trong quán cà phê.
Ánh nắng chan hòa giữa các tầng. Kính trong suốt giúp không gian rộng hơn.
Vật liệu ốp, che công trình chủ yếu là tấm cách nhiệt, gạch không nung... có nguồn gốc từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp tái chế. Ngoài ra, toàn bộ công trình được dễ dàng thi công bằng phương pháp lắp ghép nhanh chóng và ít ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình xây dựng, di chuyển tập kết vật liệu.
Dự án nằm trong khu vực có bản sắc riêng, có nhiều di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát triển, đặc biệt là di sản về thẩm mỹ và kiến trúc. Công trình có sự liên kết chặt chẽ với các yếu tố bản địa, bối cảnh của khu đất nơi xây dựng công trình, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển có chọn lọc trong tương lai.
Quán mang đến cho người sử dụng cơ hội quan sát và khám phá ở những góc nhìn rất khác nhau, không chỉ bằng cảm giác tại không gian ngồi, mà còn là cảm giác theo dõi và hòa mình với những thay đổi theo thời gian, theo mùa của bối cảnh xung quanh.
Toàn bộ công trình như một khối rỗng trong suốt hướng ra xung quanh.
Quán cà phê khi chiều xuống.
Quán có thể tháo dỡ được trong tương lai và hầu hết các vật liệu hiện có vẫn được tái sử dụng cho các công trình xây dựng mới khác.
Đặt gương trong nhà sao cho hợp phong thủy? Trong phong thủy, vị trí đặt gương là một yếu tố rất quan trọng. Gương với tính chất phản chiếu của mình sẽ giúp nhân đôi của cải, sức khỏe, tiền bạc... cho gia chủ. Gương - một trong những vật dụng không thể thiếu trong không gian sinh hoạt của mỗi gia đình. Bất cứ căn nhà nào cũng có ít nhất...